“Bắt bệnh” trẻ bị nôn nhưng không sốt

Mẹ không thể không lo lắng khi thấy trẻ bị nôn nhưng không sốt vì đây có thể là nguyên nhân của nhiều chứng bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức  khỏe của trẻ như rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, ngộ độc thực phẩm hay dị ứng thực phẩm.

Trẻ bị nôn nhưng không sốt do nhiều nguyên nhân

Trẻ nôn không sốt có thể do một số nguyên nhân sau:

+ Do bé ăn quá nhiều: Nếu mẹ cố nhồi nhét cho con ăn quá nhiều một lúc hoặc bé ăn thấy ngon miệng mà ăn nhiều thì cũng có thể bị nôn.

+ Dị ứng thực phẩm: Có thể do bé ăn phải thức ăn lạ dẫn đến nôn mửa và đau bụng. Mẹ cần lưu ý một số thực phẩm gây dị ứng cho bé như trứng, sữa, lạc, hải sản, các loại hạt, cá.

+ Rối loạn tiêu hóa: Tình trạng này gặp phải chủ yếu là do loạn khuẩn đường ruột khi bé ăn các thức ăn không phù hợp, do vệ sinh thực phẩm, do tác dụng phụ của kháng sinh,…

Trẻ bị nôn nhưng không sốt

Trẻ bị nôn nhưng không sốt có thể do rối loạn tiêu hóa

+ Trào ngược dạ dày: Khi cơ thực quản và cơ vòng của bé yếu thì dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày. Thấy trẻ bị nôn nhưng không sốt thường kèm theo ợ hơi, khó chịu sau khi ăn và chậm tăng cân thì mẹ cho bé đến khám.

+ Viêm dạ dày ruột: Bệnh này do vi khuẩn hoặc là ký sinh trùng gây ra. Triệu chứng là bé buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, chuột rút, có thể không hoặc kèm theo sốt nhẹ.

+ Ngộ độc thực phẩm: Do cách chế biến thực phẩm của mẹ dẫn đến đồ ăn chưa chín kỹ hoặc  do bé sử dụng các thực phẩm từ sữa gây hiện tượng nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng.

Khi trẻ bị nôn có ảnh hưởng gì không?

Vì có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng nôn ói. Với những trẻ mới sinh cũng dễ bị nôn do dạ dày bé còn nhỏ và nằm ngang.

Mẹ cũng đừng quá lo lắng nếu trẻ bị nôn nhưng không sốt, vẫn ăn uống bình thường và tăng cân đều.

Bé nôn không sốt và kèm theo các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, phát ban thì mẹ nên cho trẻ đi gặp bác sỹ.

Cũng cần lưu ý những trường hợp nôn, tiêu chảy, sốt mẹ quan sát và tìm hiểu qua nguyên nhân, sau đó mẹ có thể có một số biện pháp sau:

+ Cho bé đủ nước: Khi bé bị nôn dễ bị mất nước nên mẹ cần bù nước đầy đủ cho bé.

bù nước cho trẻ

Cho trẻ uống đủ nước

+ Nên cho bé nghỉ ngơi: Khi bé ngủ thì bé sẽ ít bị nôn hơn. Để bé ngủ ngon thì bé sẽ nhanh chóng khỏe lại.

+ Chế độ ăn uống: Bé nôn xong mẹ cần giúp bé trở lại thói quen ăn uống hằng ngày. Mẹ cho bé ăn thức ăn dễ tiêu hóa như chuối, sữa chua.

+ Giảm bớt thức ăn đặc sánh: Khi bé nôn mẹ không cho bé ăn những loại thức ăn này vì bé sẽ bị khó tiêu. Mẹ nên cho bé ăn sau 6 tiếng khi bé nôn.

+ Tạo cho bé môi trường thoải mái: Ánh sáng gắt và chói , mùi hôi trong phòng hoặc đi tàu xe cũng làm bé buồn nôn. Mẹ nên tránh các loại nước hoa.

Trong những năm đầu đời trẻ rất hay gặp phải tình trạng nôn, trớ trong đó trẻ bị nôn nhưng không sốt là một hiện tượng quen thuộc. Cha mẹ cần bình tĩnh tìm ra nguyên nhân để có cách khắc phục đúng hướng.

Hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non nớt, dễ gặp phải những vấn đề rối loạn tiêu hóa vì thế việc bổ sung men vi sinh cho trẻ là điều vô cùng cần thiết.

Men vi sinh cung cấp các chủng lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, loại trừ táo bón, tiêu chảy, nôn trớ. Bên cạnh đó, còn giúp trẻ ăn ngon một cách tự nhiên, hấp thu tốt hơn, hoạt động tiêu hóa ổn định hơn.

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc