Bé bị rối loạn tiêu hóa do nguyên nhân gì?

Câu hỏi: Bé nhà mình vừa tròn 18 tháng, gần đây bé thường xuyên bị đầy bụng, tiêu chảy, theo các thông tin mình tìm hiểu thì khả năng cao bé bị rối loạn tiêu hóa, thực đơn cho bé vẫn như mọi khi không biết là vì sao con lại gặp phải tình trạng này? Mong bác sỹ giải đáp.

Bác sỹ tư vấn:

Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, chỉ một hội chứng được tạo ra bởi sự co thắt bất thường của các cơ vòng hệ tiêu hóa, gây đau bụng kèm theo một số triệu chứng khác, bao gồm cả thay đổi tính chất của phân.

Những triệu chứng này do rất nhiều nguyên nhân gây ra, không chỉ do thức ăn. Tình trạng táo bón, khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, nôn trớ, trẻ lười ăn hoặc kém hấp thu… nếu không được khắc phục sớm sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, kém phát triển về cả thể chất và nhận thức.

Bé bị rối loạn tiêu hóa do nguyên nhân gì?

+ Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: do hệ thống men tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên khi chế độ ăn không hợp lý sẽ làm trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Bé bị rối loạn tiêu hóa

Bé bị rối loạn tiêu hóa

+ Sức đề kháng yếu: khi sức đề kháng yếu, các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng v.v… gây nhiều bệnh trong đó có rối loạn tiêu hóa.

+ Do dùng kháng sinh: khi kháng sinh đi vào cơ thể thì không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn vi khuẩn có lợi, làm mất cân bằng sinh thái đường ruột, gây ra hội chứng rối loạn tiêu hóa. Đây cũng là trường hợp hay gặp nhất ở trẻ.

+ Do nhiễm khuẩn thức ăn hoặc từ tay, đồ chơi: Môi trường vệ sinh kém, nguồn nước bị ô nhiễm, thức ăn bị nhiễm khuẩn, tay, đồ chơi của trẻ bị nhiễm bẩn gây ra các nhiễm khuẩn đường ruột v.v…

+ Trẻ bị biến chứng từ bệnh khác: Viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản: khi mắc những bệnh này, trẻ thường bị tiết nhiều đờm rãi trong khi chưa có ý thức khạc nhổ ra ngoài, thay vào đó trẻ thường nuốt đờm rãi trong đó có chứa vi khuẩn nên dẫn đến nhiễm khuẩn đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa.

Bé bị rối loạn tiêu hóa nếu không phải do thức ăn thì mẹ có thể xem xét đến những nguyên nhân trên để có hướng xử lý đúng đắn.

Biểu hiện cụ thể khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

+ Có thể có sốt (nếu do nguyên nhân bị nhiễm trùng).

trẻ ốm

Trẻ ốm yếu, mệt mỏi, có thể sốt

+ Trẻ ăn bị nôn, trớ, trường hợp nặng có thể có biểu hiện mất nước: môi khô, mặt hốc hác, người mệt mỏi, quấy khóc, không chịu ăn uống do có thể bị các cơn đau bụng,..

+ Bụng có thể có hơi, dạng đầy bụng, gõ nghe tiếng vang.

+ Đi ngoài nhiều lần, phân sống hoặc lổn nhồn, trường hợp nặng hơn thì bị tiêu chảy, có trường hợp bị táo bón.

Rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không?

Rối loạn tiêu hóa nếu được điều trị kịp thời sẽ khỏi hoàn toàn hưng nếu chủ quan, không chữa trị kịp thời và dứt điểm thì sẽ dẫn đến tình trạng viêm, tổn thương đường ruột mãn tính gây tái phát thường xuyên. Khi đó, chức năng của hệ tiêu hóa bị suy giảm, lượng thức ăn trong cơ thể không được tiêu hóa hoàn toàn, làm gia tăng nguy cơ các vi khuẩn có hại gây bệnh nên lại gia tăng tình trạng tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa.

Bé bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến hậu quả là suy dinh dưỡng, kém phát triển về cả thể chất và trí não, miễn dịch bị suy giảm. Khi đã rơi vào tình trạng này, trẻ lại càng dễ bị các tác nhân gây bệnh ngoài môi trường tấn công, bao gồm cả nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

Cần phải làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa?

-Giải pháp hữu hiệu nhất chính là xác định nguyên nhân gây rối loận tiêu hóa để có biện pháp xử lý thích hợp.

– Bù nước cho trẻ trong trường hợp tiêu chảy.

– Trẻ đi ngoài phân sống, phân chua cần được điều chỉnh lại chế độ ăn uống phù hợp.

– Tăng cường rau xanh, chất xơ đối với trường hợp táo bón.

– Theo dõi sát sao tình trạng bệnh của trẻ, thăm khám kịp thời nếu có những biểu hiện bất thường, triệu chứng nặng hoặc rối loạn tiêu hóa kéo dài.

-Bổ sung men vi sinh cho trẻ theo từng đợt là giải pháp cần thiết mà các chuyên gia khuyên phụ huynh. Men vi sinh có chứa các chủng lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, loại trừ rối loạn tiêu hóa, tăng cường hấp thu, đặc biệt là ở những bé bị rối loạn tiêu hóa thời kỳ ăn dặm, bé dùng kháng sinh bị nhiễm khuẩn/loạn khuẩn đường ruột, bé biếng ăn, chậm tăng cân,…

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc