Bé hay bị rối loạn tiêu hóa, các mẹ làm gì để khống chế tình trạng này?

“Con nhà mình được gần 2 tuổi, bé hay bị rối loạn tiêu hóa, những lúc như thế mình hay sử dụng các bài thuốc dân gian mà mọi người mách bảo nhưng cũng chỉ cải thiện được phần nào, nhìn bé chậm lớn, còi cọc hơn các bạn khiến mình rất sốt ruột. Không biết các mẹ đã làm gì để khống chế tình trạng này? Mình muốn tham khảo để áp dụng thử…” (Mẹ Phương Anh – Hà Nội).

Nguyên nhân bé hay bị rối loạn tiêu hóa, mẹ đã nắm rõ?

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ cần hiểu rõ những yếu tố này thì mới có thể ngăn chặn, xử lý hiệu quả được.

Mẹ nào chưa biết có thể đối chiếu những nguyên nhân dưới đây để xem “thủ phạm” nào khiến bé hay bị rối loạn tiêu hóa:

+ Do sức đề kháng yếu: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu cho nên dễ bị các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng xâm nhập, phát triển… gây nhiều bệnh trong đó có rối loạn tiêu hóa.

+ Do nhiễm khuẩn: Môi trường vệ sinh kém, nguồn nước bị ô nhiễm, thức ăn bị nhiễm khuẩn hoặc tay, đồ chơi của trẻ bị nhiễm bẩn tiếp xúc trực tiếp với các cơ quan hô hấp, tiêu hóa nên gây nhiễm khuẩn đường ruột…

Bé hay bị rối loạn tiêu hóa

Bé hay bị rối loạn tiêu hóa có thể là do nhiễm khuẩn

+ Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Đây chính là nguyên nhân điển hình khiến bé hay bị rối loạn tiêu hóa do hệ thống men tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên khi chế độ ăn không hợp lý sẽ làm thay đổi môi trường đường ruột gây ra những bất ổn.

+ Do dùng kháng sinh: Nhiều bé thường xuyên phải sử dụng kháng sinh, khi kháng sinh đi vào cơ thể thì không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn vi khuẩn có lợi chính vì thế làm mất cân bằng sinh thái đường ruột, gây chứng rối loạn tiêu hóa. Đây cũng là “thủ phạm” hàng đầu hay gặp nhất ở trẻ.

+ Do tác hại từ các bệnh khác: Một số bệnh như viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản,… khiến trẻ thường bị tiết nhiều đờm rãi trong khi chưa có ý thức khạc nhổ ra ngoài, thay vào đó trẻ thường nuốt đờm rãi trong đó có chứa vi khuẩn nên dẫn đến nhiễm khuẩn đường ruột nên bé hay bị rối loạn tiêu hóa.

Khống chế rối loạn tiêu hóa bằng cách nào?

Theo như mẹ Phương Anh mô tả sơ bộ thì tình trạng rối loạn tiêu hóa khiến bé bị chậm lớn, còi cọc so với các bạn đồng trang lứa, vấn đề này rất nhiều trẻ gặp phải.

Nhiều mẹ trẻ đã chia sẻ kinh nghiệm giúp mẹ Phương Anh cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa của con, hãy cùng Himita tổng hợp lại để giúp mẹ Phương Anh và nhiều mẹ khác đang cần thông tin nhé:

+ Điều chỉnh chế độ ăn uống cải thiện rối loạn tiêu hóa

Đây chính là việc làm vô cùng cần thiết và ý nghĩa giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ được hoạt động thuận lợi tránh tình trạng bé hay bị rối loạn tiêu hóa.

Bé hay bị rối loạn tiêu hóa

Điều chỉnh chế độ ăn giúp trẻ ăn ngon hơn

Mẹ nên cho trẻ ăn một cách khoa học nhưng cũng cần “lắng nghe” cơ thể bé để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với nhu cầu và sự hấp thụ của con. Đồng thời, cần bổ sung một số thực phẩm tốt cho tiêu hóa trẻ như rau mồng tơi, rau khoai, củ khoai lang, khoai tây, bí đỏ,…

Một chế độ ăn đa dạng, đầy đủ chất sẽ giúp bé phát triển tốt về cả thể lực, trí lực.

+ Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát

Nhiễm khuẩn từ môi trường sống, vật dụng sinh hoạt, đồ chơi cá nhân cũng có liên quan đến các chứng rối loạn tiêu hóa do đó mẹ nên đảm bảo yếu tố này song song với các việc làm cần thiết khác.

+ Sử dụng men vi sinh ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa

Đối với những trẻ thường xuyên phải sử dụng kháng sinh khiến bé hay bị rối loạn tiêu hóa thì mẹ nên dùng thêm men vi sinh, rất nhiều mẹ đã phản hồi tốt về men vi sinh Himita của Hàn Quốc, bổ sung khi trẻ phải dùng kháng sinh hay ngay khi có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, với giải pháp này các mẹ có thể yên tâm cùng “dũng sỹ” Himita đẩy lùi các chứng táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, nôn trớ,…

Với những giải pháp hữu ích này, hy vọng mẹ Phương Anh và nhiều mẹ khác có thể tham khảo và áp dụng để giúp bé hay bị rối loạn tiêu hóa cải thiện và khắc phục bệnh nhanh chóng nhé!

 

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc