Bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn trứng không? Chế độ ăn uống thế nào?

Trứng là thực phẩm dễ mua, rẻ tiền, dễ chế biến, dễ bảo quản nên được các bà nội trợ rất yêu thích sử dụng trong bữa ăn hàng ngày tuy nhiên không phải lúc nào ăn trứng cũng tốt cho sức khỏe và có thể ăn số lượng bao nhiêu cũng được. Vậy những người bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn trứng không?

Trẻ rối loạn tiêu hóa có nên ăn trứng khôngTrẻ có nên ăn trứng khi đang bị rối loạn tiêu hóa?

I. Trứng tốt cho sức khỏe như thế nào?

– Trứng giàu protein, vitamin A, D, B12, các khoáng chất như phốt phô, selen, can-xi, kẽm, sắt…Những người không có cảm giác ngon miệng khi ăn, bị chán ăn có thể ăn trứng để bổ sung đủ vitamin, protein và khoáng chất cho cơ thể.

Trong trứng còn chứa nhiều choline – chất giúp cải thiện trí nhớ. Vì thế phụ nữ có thai và người già được khuyến khích là nên ăn trứng.

Việc ăn trứng thường xuyên có tác dụng lớn đối với sự phát triển của cơ thể và hệ thống thần kinh, giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa máu vón cục, ngăn ngừa quá trình lão hóa, đột quỵ và đau tim…

Trứng còn là thực phẩm bổ dưỡng đối với mắt, có thể ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng vì giàu dưỡng chất carotenoid.

Bị rối loạn tiêu hóa ăn trứng gà được khôngTrứng là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao

II. Những người bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn trứng?

Mặc dù là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng vẫn có không ít băn khoăn liệu rằng khi đang bị rối loạn tiêu hóa thì việc ăn trứng có hại hay không?

Người đang bị rối loạn tiêu hóa vẫn có thể ăn trứng bình thường (khoảng 3 lần/mỗi tuần) để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.

Tuy nhiên không phải trứng nào cũng có thể ăn và cách chế biến nào cũng phù hợp, người bệnh nên ăn trứng luộc là tốt nhất.

Căn cứ vào sự hấp thu chất dinh dưỡng và khả năng tiêu hóa sau khi ăn trứng cho thấy, trứng luộc (nguyên vỏ) tỉ lệ là 99% trong khi các cách chế biến khác như trứng hấp đã bỏ vỏ là 97%, nhiệt độ nấu ở mức thấp (các chất riboflavin, lutein và các vitamin tan trong nước khác sẽ giảm).

Bị rối loạn tiêu hóa ăn trứng được khôngBị rối loạn tiêu hóa có thể ăn trứng luộc

Trứng rán non lửa là 98%. Trứng chiên già lửa 81,1% (nhiệt độ nấu cao, vitamin A, D, E, K và các vitamin tan trong dầu mỡ và vitamin tan trong nước đã mất). Trứng nấu với sữa hoặc nước là 92,5%. Ăn trứng sống là 30 – 50%.

Với những căn cứ trên đây, có thể khẳng định ăn trứng luộc là có tỉ lệ hấp thụ dinh dưỡng cao nhất. Ngoài hiểu rõ bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn trứng không, chúng ta cũng cần lưu ý rằng, trứng cần luộc đúng độ, vừa chín tới, ăn chậm nhai kỹ và nuốt từ từ thì tiêu hoá sẽ tốt hơn.

Vì thế câu trả lời cho thắc mắc bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn trứng không là hoàn toàn có thể ăn nhưng tốt nhất là nên ăn trứng luộc đúng cách để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe.

( Xem thêm: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

III. Cách luộc trứng để giữ được nhiều dinh dưỡng?

Luộc trứng đúng cách là cho nước lạnh vào nồi, rửa sạch trứng rồi luộc lửa nhỏ cho nước nóng dần lên. Sau khi nước sôi thì tiếp tục đun lửa nhỏ trong 2 phút, tắt bếp và ngâm trứng trong nồi thêm 5 phút.

Cách luộc trứng này sẽ làm cho quả trứng luộc xong có cảm giác chín mềm, thịt trứng chắc nhưng không bị cứng.

Thời gian luộc trứng dài ngắn khác nhau sau khi ăn vào cơ thể sẽ có thời gian tiêu hoá tương ứng khác nhau. Ví dụ, nếu luộc trứng trong 3 phút, là trứng tái, khi ăn sẽ dễ tiêu hoá nhất, khoảng 90 phút sau sẽ tiêu hoá xong.

Luộc trứng trong 5 phút, là trứng gần chín, cơ thể sẽ mất khoảng 2 tiếng để tiêu hoá. Trong khi luộc trứng chín kỹ, sẽ mất khoảng 3 giờ 15 phút để cơ thể tiêu hoá.

Trứng luộc trong 5 phút, không chỉ mềm, mùi vị thơm đậm đặc trưng mà còn giúp cho cơ thể dễ hấp thụ dinh dưỡng nhất.

Vậy nên khi đã chắc chắn bị rối loạn tiêu hóa nên ăn trứng không thì cách luộc trứng đúng cách cũng là điều bạn nên biết.

Ngoài ra, trứng là thực phẩm có hàm lượng protein cao, nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến sự gia tăng gánh nặng cho quá trình tiêu hoá và trao đổi chất.

Vì thế, người cao tuổi và trẻ em chỉ nên ăn mỗi ngày 1 quả. Còn thanh thiếu niên, người trung tuổi thì có thể ăn tối đa là 2 quả.

IV. Bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống thế nào?

Bên cạnh việc uống thuốc theo sự chỉ định của bác sỹ, bệnh nhân cần tuân thủ theo một chế độ ăn hợp lý để nhanh chóng cải thiện sức khỏe:

Bé bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn trứng khôngChế độ ăn uống rất quan trọng khi bị rối loạn tiêu hóa

Trước tiên, cần uống đủ nước hàng ngày. Nên uống vào buổi sáng và trước các bữa ăn. Nước giúp cơ thể vận chuyển các chất dinh dưỡng của thức ăn khi chúng ta hấp thụ vào cơ thể.

Nên ăn ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt, bánh mỳ,… cung cấp chất xơ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Nên ăn trứng luộc/cá biển 3 lần mỗi tuần để cung cấp vitamin D giúp hỗ trợ cải thiện nhanh hơn các triệu chứng trong bệnh đường ruột.

Thịt gà, thịt vịt và cá là các loại thịt trắng cung cấp đạm cho cơ thể lại dễ tiêu hóa hơn thịt đỏ.

Trái cây và rau củ quả như như chuối, ổi, bưởi và các loại củ như khoai lang, cà rốt… chứa nhiều chất xơ, vitamin, đặc biệt là vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại cảm giác mệt mỏi do tình trạng rối loạn tiêu hóa gây ra.

Khi bị rối loạn tiêu hóa sẽ có cảm giác ăn uống không ngon miệng. Lúc này, cần ưu tiên những món ăn dạng lỏng, mềm, dễ tiêu như cháo, súp…

Bị rối loạn tiêu hóa có thể ăn sữa chua vừa hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, vừa cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. 

Hy vọng những giải đáp trên đây về vấn đề bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn trứng không đã giúp bạn có câu trả lời cụ thể để điều chỉnh thực đơn ăn uống giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

5/5 - (1 vote)

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc