Cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Chế độ ăn uống không hợp lý, thay đổi chế độ ăn uống đột ngột hoặc do bệnh lý cơ thể chính là nguyên nhân dẫn tới chứng bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ kèm theo những biểu hiện về tiêu chảy cấp, táo bón, đau bụng,… tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn. Vì vậy, các mẹ cần phải bắt tay ngay vào công cuộc điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em cho kịp thời.

Cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em từ chế độ dinh dưỡng

Ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý, nhất là trẻ bước sang giai đoạn ăn dặm.

Khi trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa thường xảy ra hiện tượng nôn trớ, đầy hơi. Lúc này mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình nếu như vẫn cho bé bú sữa mẹ hoặc điều chỉnh lại chế độ ăn dặm.

Nếu trẻ sơ sinh đang còn bú sữa mẹ có hiện tượng phân lỏng, thì chế độ ăn uống của mẹ nên loại bỏ ngay những thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng hoặc những thực phẩm nhiều chất đạm. Thay vào đó, mẹ nên lựa chọn thực phẩm có nhiều tinh bột như khoai tây, cơm, mỳ.

Với trẻ lớn hơn 1 năm tuổi khi đi ngoài ở dạng phân lỏng hoặc tiêu chảy cấp, mẹ cũng phải chú ý thực hiện với chế độ dinh dưỡng nhiều tinh bột từ cơm, khoai tây và hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng và thực phẩm có nhiều chất đạm.

Ngoài ra, mẹ cũng chú ý bổ sung rau sạch, trái cây và nước uống hàng ngày cho bé. Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ 3 bữa mỗi ngày, đảm bảo lựa chọn thực phẩm an toàn, vệ sinh đảm bảo và thực hiện ăn chín uống sôi để hỗ trợ điều trị nhanh, kịp thời chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Các loại thực phẩm hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa

  • Rau: rau mồng tơi, rau sam, rau khoai lang, đậu bắp, giá đỗ, khổ qua.
  • Ngũ cốc: Lựa chọn hạt đậu xanh, đậu đỏ, gạo lức,.. hoặc hạt é, sương sâm
  • Trái cây: chuối, táo, đu đủ, hồng xiêm, quýt, cam.
  • Củ: bí đỏ, dưa leo, khoai tây, khoai mỡ

Hãy chú ý với những thực phẩm này để bổ sung dinh dưỡng cho bé hàng ngày, vừa có nhiều dinh dưỡng lại dễ ăn, dễ tiêu, vừa là thực phẩm hỗ trợ điều trị chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Vệ sinh an toàn thực phẩm

Không chỉ có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý mà vệ sinh an toàn thực phẩm cũng vô cùng quan trọng với trẻ nhỏ bởi đây cũng là nguyên nhân dẫn tới hội chứng trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho bé, mẹ chú ý không nên mua những thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu không đảm bảo vệ sinh.

Rau củ quả trước khi đưa vào chế biến, các mẹ chú ý phải rửa sạch, gọt vỏ và nên ngâm qua nước muối để được sát trùng.

Tuyệt đối không nên mua những thực phẩm được chế biến sẵn ở ngoài đường, hè phố, những loại thực phẩm có mùi lạ, màu sắc lạ.

Ngoài ra, mẹ cũng phải chú ý vệ sinh sạch sẽ cho trẻ trước khi ăn, không nên cho trẻ bốc đồ ăn khi chưa rửa tay sạch. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vừa giúp trẻ khắc phục được bệnh rối loạn tiêu hóa vừa có thể phòng ngừa được nhiều bệnh khác, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh toàn diện.

Tâm lý ăn uống thoải mái

Các mẹ cần phải tạo cho trẻ thói quen ăn uống điều độ hàng ngày, ăn đúng giờ. Bên cạnh đó, tâm lý ăn uống cho trẻ phải thực sự thoải mái, không nên gò bó, ép buộc trẻ ăn uống, bởi càng như vậy càng khiến trẻ bị thụ động,  không có hứng thú khi ăn uống. Đừng để bữa ăn của trẻ xuất hiện những tiếng khóc, tiếng nấc bởi lời quát mắng, thúc giục của cha mẹ.

Với trẻ em, chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng, nó quyết định đến việc điều trị chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Vì vậy, các mẹ hãy chú ý đến bữa ăn hàng ngày của bé yêu để có cách điều trị chứng rối loạn trẻ em nhanh chóng và kịp thời.

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc