Trẻ đi ngoài phân có bọt: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Khi thấy trẻ đi ngoài phân có bọt chắc hẳn cha mẹ nào cũng hoang mang, lo lắng không biết con mình bị làm sao, do mắc bệnh hay ăn phải món gì đó không “hợp bụng”? Hãy cùng bài viết tìm hiểu nguyên nhân và hướng xử trí để quá trình nuôi con trở nên dễ dàng hơn nhé các mẹ.

Em bé đi ngoài có bọt

I. Nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài phân có bọt

Tình trạng bé đi ngoài ra nhiều bot thường do các nguyên nhân như:

1. Nguyên nhân chủ quan

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh, đặc biệt là các bé mới được 1 tháng tuổi vẫn còn non yếu, rất dễ mẫn cảm với các thay đổi, biến động về nguồn dinh dưỡng và các tác nhân khác từ môi trường bên ngoài.

Một thống kê mới nhất cho thấy, có tới 30% trẻ sơ sinh đều mắc phải các hiện tượng như  đi ngoài, tiêu chảy hay chướng bụng,…

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy

Có rất nhiều lý do khiến bé  khoảng 1 tháng bị tuổi đi ngoài có bọt, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do khả năng hấp thu lactose của trẻ yếu.

Việc thiếu lactose có thể do bẩm sinh khi một số bé chào đời khả năng dung nạp lactose kém. Trong giai đoạn đầu đời, trẻ có xu hướng bị tiêu chảy nghiêm trọng do cơ thể không tiêu hóa được lactose có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Nhiễm khuẩn ruột hay đặc biệt là virus Rota cũng được xem là lý do hàng đầu khiến trẻ bị đi ngoài phân có bọt. Rota được xem là chủng virus gây ra các bệnh như: Viêm dạ dày, đường ruột và 1 số bệnh tiêu hóa nguy hiểm khác.

2. Nguyên nhân khách quan

Lý do khác khiến bé bị đi ngoài phân ra bọt đó là do trẻ không thích nghi được với lượng sữa bột, thường gặp ở các bé bị các bệnh như: Trào ngược, ợ hơi, tiêu chảy,… Để có thể hiểu rõ hơn về các yếu tố này, các mẹ có thể tìm hiểu ngay sau đây:

– Trẻ bị nóng trong người

Việc bị nóng trong người cũng được xem là vấn đề khiến bé bị đi ngoài phân sủi bọt. Vì vậy, mẹ nên cho bé uống nước đầy đủ và bổ sung các chất có tính mát.

Với trẻ đang bú sữa mẹ hoàn toàn, mẹ nên cũng cần cân bằng lại chế độ dinh dưỡng của mình để sữa mẹ được mát và chất lượng hơn.

– Đường ruột bị kích thích

Nếu vẫn đang trong thời kỳ bú sữa mẹ, phân của trẻ sẽ có dạng hơi sền sệt, màu vàng và có nhiều nước.

Tuy nhiên, nếu trẻ đi quá nhiều (Trên 5 lần 1 ngày), đồng thời phân có dạng lỏng, sủi nhầy,… thì rất có thể trẻ đang gặp phải tình trạng ruột kích thích do chưa tiêu hóa được hết lượng đường có trong sữa.

– Trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Trường hợp này thường hay xảy ra với các bé mới ăn dặm, do mẹ cho bé ăn nhiều tinh bột nên chưa thể tiêu hóa hết được nên phân trẻ đi ngoài hay có bọt.

Ngoài ra, một số trẻ uống kháng sinh cũng có thể gây bất thường phân khi đại tiện cũng gây ra hiện tượng phân có bọt ở bé.

Phân trẻ sơ sinh có bọt khí có sao không

Bên cạnh đó, nếu phải dùng nhiều kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh cũng được xem là lý do khiến bé dễ bị đi ngoài nhiều lần hơn.

Nếu gặp tình trạng này, mẹ cũng không nên quá lo nếu bé vẫn đi ngoài sau khi uống kháng sinh. Thường phải đến lúc đường ruột dần ổn định, bé mới có thể đi ngoài được 1 cách bình thường.

✍️✍️✍️ Đọc thật chậm: Con rối loạn tiêu hóa khi dùng kháng sinh

II. Trẻ đi ngoài phân có bọt có nguy hiểm không?

Đi ngoài có bọt ở trẻ sơ sinh được xem là hiện tượng không còn quá xa lạ. Nếu đi ngoài có bọt nhưng trẻ vẫn ăn uống bình thường, tăng cân đều thì không cần quá lo lắng.

Điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mẹ và của trẻ có thể cải thiện tình trạng này.

Tuy nhiên, nếu thấy trẻ đi ngoài có bọt và quấy khóc nhiều, ăn kém hoặc có dấu hiệu giảm cân, lâu không tăng cân hay phân nhầy, lỏng, đi ngoài nhiều lần trong ngày…, như vậy là trẻ đang gặp vấn đề về tiêu hóa như: nhiễm trùng đường ruột, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy…

Nếu không được phát hiện kịp thời có thể khiến cơ thể bị mất nước, mệt mỏi, nặng hơn có thể dẫn tới suy nội tạng, suy hô hấp…

Do đó, ngay khi phát hiện trẻ đi ngoài có bọt kèm dấu hiệu bất thường, bố mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra phương điều trị phù hợp.

( Xem thêm: Phân trẻ sơ sinh có mùi tanh có nguy hiểm không?)

III. Dấu hiệu trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt

Tùy từng môi trường, trạng thái của mỗi trẻ mà biểu hiện đi ngoài của trẻ khác nhau, tuy nhiên, hầu hết các trường hợp, dấu hiệu khi trẻ đi ngoài bố mẹ có thể thấy:

– Trẻ đi ngoài liên tục và nhiều lần hơn so với bình thường.

Trẻ đi ngoài nhiều bọt, có mùi, có chất nhầy như mũi.

Bé đi ngoài có bọt và nhầy

– Bé bỏ bú, mất nước, sụt cân.

– Trẻ sốt cao, mệt mỏi.

– Sờ vào bụng trẻ thường kêu khóc vì đau.

IV. Cách điều trị tình trạng phân có bọt ở trẻ sơ sinh

Cũng có rất nhiều cặp bố mẹ vì thấy con bị đi sủi bọt nhiều mà trở nên quá lo lắng. Tuy nhiên, các mẹ hãy theo dõi trước và không cần phải đưa bé đi khám nếu con vẫn ăn ngủ, lên cân đều đặn.

Đặc biệt, đối với trẻ không bị sốt, đi ngoài dưới 10 lần/ ngày, bú bình thường thì mẹ không nên quá lo lắng ngay cả khi phân của bé có hiện tượng hơi sủi bọt.

Trẻ sơ sinh đi phân có bọt

 

1. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi

Khi chưa đủ 6 tháng tuổi, nếu thấy bé đi ngoài phân sủi bọt, lúc này các mẹ cũng đừng vội lo lắng, vì có thể bé chỉ bị nóng trong hoặc do sữa mẹ đang thiếu chất.

Lúc này, hãy thử điều chỉnh lại bữa ăn với thành phần dinh dưỡng hợp lý hơn, đồng thời thay đổi tư thế bú của bé. Ngoài ra, mẹ cũng nên sử dụng các thực phẩm dễ tiêu như: Rau củ, sữa chua, bánh mỳ,…

Ngoài ra, trong 6 tháng đầu đời nên cho con bú hoàn toàn để tránh tình trạng đi ngoài có bọt nhầy. Nếu lượng sữa không nhiều, mẹ có thể có thể cho bé bú nhiều lần trong ngày, việc này cũng kích thích sữa mẹ tiết ra đều hơn.

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra bọt vàng

 ( → Xem thêm: Cách xử lý trẻ đi ngoài phân xanh )

Đồng thời, mẹ nên chú ý cho trẻ bú nhiều hơn để bù vào lượng nước đã mất, bổ sung Oresol nếu cần. Mẹ cũng cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi cho con bú và sau khi thay tã để ngăn chặn lây lan vi khuẩn trong nhà.

Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt, các mẹ nên thực hiện các thao tác massage bụng cho con hàng ngày. Việc làm này có thể giúp bé tiêu hóa tốt hơn, cải thiện tình trạng đi ngoài đau bụng, bé đi ngoài có nhầy mũi chướng bụng, khó tiêu,… massage còn rất tốt cho sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ sơ sinh.

2. Đối với trẻ bú sữa công thức

Nếu không có sữa và phải bắt buộc để bé bú sữa công thức, lúc này mẹ nên tìm hiểu thật kỹ về thành phần cũng như cách pha và liều lượng sữa khi cho con uống.

Tốt nhất, các mẹ hãy để bé uống từ từ để dần thích nghi với sữa, không để trẻ uống quá nhiều trong 1 lần.

Trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài có bọt do sữa công thức, mẹ cần kiểm tra bé có bị dị ứng với loại sữa đang dùng hay không.

Trong 3 ngày đầu uống sữa công thức, bé có thể đi ngoài ra bọt, tuy nhiên mẹ cũng không cần quá lo lắng, hãy từ từ theo dõi để cho bé có thời gian thích nghi.

Nhưng nếu thấy đi ngoài nhiều lần có bọt mẹ cần thay đổi loại sữa khác cho bé, có thể tham khảo các loại thức uống đặc biệt có chứa chất điện phân và đường.

Ngoài ra, mẹ cũng cần đặc biệt chú ý tới việc thay bỉm, tã thường xuyên, không để bé bị mặc tã ẩm ướt quá lâu, gây nhiễm trùng da và hăm tã.

3. Đối với trẻ trên một tuổi

Mẹ cần điều chỉnh một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất. Nếu trẻ có hiện tượng đi ngoài phân sủi bọt, mẹ cũng cần rèn cho bé có thói quen ăn nhiều rau thay vì chỉ lấy nước luộc cho bé uống.

Không cho trẻ ăn bánh kẹo, đồ uống có gas,… trong thời điểm này. Vì đây là những thực phẩm khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa và đi ngoài ra bọt.

Không được cho bé sử dụng các loại thuốc tiêu chảy dùng cho người lớn và không tự ý mua thuốc chữa bé đi ngoài ra bọt, trừ trường hợp được bác sĩ chỉ định.

Với những nội dung trên, chắc hẳn mẹ đã hiểu thêm về vấn đề trẻ đi ngoài có bọt từ đó biết cách chăm sóc và xử trí đúng đắn khi chẳng may con gặp phải hiện tượng này.

5/5 - (1 vote)

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc