Khám phá bí quyết chữa rối loạn tiêu hóa bằng lá lốt

Lá lốt là một loại rau gia vị rất quen thuộc được nhiều người yêu thích khi chế biến các món ăn. Ngoài tác dụng này,  lâu đời lá lốt đã được dân gian dùng làm thuốc chữa thấp khớp và một số bệnh khác. Dưới đây hãy cùng khám phá bí quyết chữa rối loạn tiêu hóa bằng lá lốt.

Công dụng chữa bệnh của lá lốt

Thành phần hoá học của lá lốt chủ yếu là tinh dầu, piperin, piperidin. Kết quả thực nghiệm cho thấy nước ép lá lốt, cao lá lốt tươi và cao lá lốt khô đều có tác dụng kháng sinh, chống viêm rõ rệt.

Theo Đông y, lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ôn ấm, tác dụng trừ hàn, giảm đau, dùng trị đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy, đau nhức răng, ra nhiều mồ hôi, chân tay lạnh, cước khí, phù thũng, phong thấp, tê tay tê chân, bổ tỳ hóa thấp, chống viêm, giải tán các loại phong hàn, ấm bụng, tiêu thực, hạ khí trừ hôi tanh,…

Theo các nghiên cứu khác, lá lốt có tác dụng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Staphylococcus, Streptococcus, Shigella flexneri, Salmonella typhi, , sonnei, Shiga, B. subtilis, Es. coli,…

Lá lốt có công dụng làm ấm dạ dày, chữa nôn mửa do bị khí lạnh bụng đầy đau. Ngoài ra còn có thể chữa nhức đầu, đau răng, mũi chảy nước, đại tiện lỏng ra nước, ra máu và có cả những bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa bằng lá lốt.

Lá lốt

Lá lốt  có nhiều công dụng cho sức khỏe con người

Bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa bằng lá lốt

+ Chữa đau bụng lạnh, đi tiêu phân lỏng, buồn nôn, nấc cụt: Dùng 30-50g lá lốt tươi, rửa thật sạch với nước muối, nhai nát nuốt lấy nước. Hoặc có thể dùng 30g lá lốt tươi, rửa sạch, nấu với 300ml nước, sắc còn 100ml. Uống khi thuốc còn ấm và trước bữa ăn tối. Uống liên tục 2-3 ngày là có thể thuyên giảm bệnh.

+ Trẻ bị tiêu chảy nhiều lần: Dùng lá lốt 20g, củ riềng 10g, sắc cả hai thứ lấy nước đặc cho trẻ uống 2 – 3 lần liền. Mỗi lần cách nhau 1 tiếng giúp trẻ ngưng tiêu chảy.

+ Chữa viêm đại tràng mạn, đau bụng, sôi bụng, phân sống, rối loạn tiêu hóa: Lá lốt 20g, củ riềng 12g, búp ổi 12g, cam thảo 12g, bạch truật 16g, củ đinh lăng 16g, lá khổ sâm 16g, sơn thù 16g. Sắc tất cả các vị thuốc này uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần.

+ Chữa rối loạn tiêu hóa bằng lá lốt giúp đẩy lùi triệu chứng đau bụng, cuộn trong bụng, đại tiện nhiều lần, nôn mửa, cơ thể yếu mệt, mất nước, rối loạn điện giải, huyết áp thấp hơn bình thường với các nguyên liệu là: Lá lốt 20g, bạch truật 16g, hạt sen 16g, cây cứt lợn (sao vàng) 16g, rau má (sao) 20g, củ riềng 12g, cam thảo 12g, hậu phác 12g, sinh khương 8g, sâm bố chính 16g, bạch biển đậu 16g, trần bì (sao) 12g. Sắc tất cả uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần.

lá lốt chữa bệnh

Dùng lá lốt làm thuốc chữa bệnh

Những bài thuốc từ lá lốt được biết đến với những ưu điểm như lành tính, dễ thực hiện, tiết kiệm, an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên đòi hỏi người bệnh kiên trì và thực hiện đúng các bước, các thành phần bào chế thuốc để mang lại hiệu quả cao nhất.

Một số cách chữa rối loạn tiêu hóa khác

+ Chữa đau bụng lâm râm, kéo dài, sôi bụng, đầy bụng, phân loãng, ăn kém, chậm tiêu

Ngoài cách chữa rối loạn tiêu hóa bằng lá lốt có thể dùng riềng (sấy khô, tán bột), phòng đẳng, củ mài, gừng khô. Tất cả sao giòn, tán bột, rây mịn, dùng nước đường làm viên, bột củ mài bao ngoài, sấy khô. Mỗi lần uống 4-6g. Ngày uống 3 lần vào những lúc đau bụng hoặc sau bữa ăn.

+ Chữa đầy hơi, chướng bụng do rối loạn tiêu hóa

Tỏi, bồ kết, xà phòng (bằng hạt ngô). Tỏi nướng giã nát đắp vào rốn, bồ kết đốt tồn tính, trộn với xà phòng, nhét vào hậu môn, mỗi ngày thực hiện  1-2 lần.

chữa rối loạn tiêu hóa bằng lá lốt

Dùng lá lốt làm thuốc chữa bệnh

+ Chữa tiêu chảy, đi ngoài do rối loạn tiêu hóa

Bột lá khổ sâm 5 gam, bột nụ sim 2 gam, bột búp ổi 1 gam. Tất cả các loại đem sao vàng, tán bột, trộn đều, uống ngày 2 lần, (mỗi lần 10 gam với nước sắc gạo nếp rang 20gam và củ sắn dây 20gam).

Nhìn chung các bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa bằng lá lốt hay các vị thuốc nam khác sẽ mang lại hiệu quả nhất định, tùy thuộc vào mức độ bệnh, sự phù hợp với cơ địa của từng người.

Bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên, đặc biệt là trẻ em cần sớm thăm khám tìm ra nguyên nhân cụ thể để việc điều trị đi đúng hướng hơn.

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc