Đâu là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ?

Theo các chuyên gia y tế thì có 5 nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở trẻ dẫn tới tình trạng táo bón, tiêu chảy, phân sống,…ở những bé mắc phải. Vậy những nguyên nhân này là gì? Vì sao gây nên tình trạng này ở trẻ?

5 nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh chính là mấu chốt trong việc điều trị các loại bệnh. Cũng nhờ đó mà chúng ta có được những kinh nghiệm phòng bệnh tái phát dựa vào việc ngăn chặn những yếu tố nguyên do đó. Dưới đây là những nguyên nhân điển hình khiến con bạn gặp phải các vấn đề bất ổn đối với hệ tiêu hóa, đặc biệt là rối loạn tiêu hóa:

Do sức đề kháng kém

Trẻ nhỏ vốn sức đề kháng yếu, lúc này các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng… có cơ hội xâm nhập và gây nhiều bệnh trong đó có rối loạn tiêu hóa.

Dùng kháng sinh dài ngày

nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa

Dùng kháng sinh là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Trong quá trình phát triển của trẻ, không thể tránh khỏi những lúc bắt buộc phải dùng kháng sinh, kháng sinh đi vào cơ thể không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn vi khuẩn có lợi dẫn đến tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây ra hội chứng rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa sau khi uống kháng sinh được xem là điển hình và nhiều trẻ mắc phải nhất.

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Do hệ thống men tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên khi các mẹ cho trẻ ăn theo chế độ không hợp lý, không đúng độ tuổi cũng là lý giải vì sao trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Do nhiễm khuẩn từ thức ăn và môi trường

Môi trường sống của trẻ không được sạch sẽ, thoáng mát hay nguồn nước bị ô nhiễm, thức ăn bị nhiễm khuẩn, tay, đồ chơi của trẻ bị nhiễm bẩn gây ra các triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột…

Biến chứng từ bệnh khác

Các bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản thường khiến trẻ bị tiết nhiều đờm dãi trong khi chưa có ý thức khạc nhổ ra ngoài, thay vào đó trẻ thường nuốt đờm trong đó có chứa vi khuẩn nên dẫn đến nhiễm khuẩn đường ruột, đây cũng là một nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa không hiếm gặp.

Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa theo từng giai đoạn phát triển của trẻ

nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa

Mẹ cần nhận biết đúng triệu chứng để có cách xử lý sớm

Có 3 mốc quan trọng trong giai đoạn phát triển những năm đầu đời gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ đó là giai đoạn sơ sinh, trẻ ăn dặm, trẻ mới đi lớp.

Giai đoạn sơ sinh

Nếu như ở trẻ sơ sinh tình trạng rối loạn tiêu hóa chủ yếu do hệ miễn dịch trẻ mới sinh chưa hoàn chỉnh dễ mắc bệnh, đồng thời nguồn sữa (sữa mẹ/sữa công thức) không đảm bảo hoặc không phù hợp cũng là lý do khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, đầy bụng, táo bón, phân bất thường.

Giai đoạn ăn dặm

Hầu hết từ 6 tháng tuổi trở lên, các bé bắt đầu bước vào thời kỳ ăn dặm và làm quen với các loại thức ăn mới lạ ngoài sữa. Chế độ dinh dưỡng mới này sẽ giúp bé có đủ chất và nạp đầy năng lượng để đáp ứng nhu cầu hoàn thiện của cơ thể. Tuy nhiên, trong  giai đoạn này trẻ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa do:

+ Sự thay đổi đột ngột chế độ ăn khiến bé chưa kịp thích nghi

Khi mới bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn non nớt nên chưa thích nghi kịp với sự thay đổi đột ngột về chế độ ăn, từ sữa dạng lỏng sang thức ăn đặc hơn. Lúc này đường ruột phải làm việc quá tải, hệ vi sinh rất dễ bị mất cân bằng dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa.

+ Cho con ăn dặm quá sớm

Dưới 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ còn rất yếu, chưa thể tiêu hóa được các thực phẩm rắn hoặc lỏng ngoài sữa mẹ. Nếu cho trẻ ăn dặm chưa đủ 6 tháng tuổi sẽ khiến hệ tiêu hóa làm việc quá tải, gây khó tiêu và một loạt các triệu chứng rối loạn khác.

Ăn dặm quá sớm cũng dễ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa

+ Ăn dặm giàu đạm

Thực phẩm ăn dặm quá nhiều đạm cũng khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa. Vì đạm khó tiêu, nếu ăn quá nhiều trẻ dễ bị đầy bụng, đau bụng, biếng ăn.

+ Khẩu phần ăn quá nhiều

Cho trẻ ăn quá nhiều cũng là thói quen của nhiều bà mẹ. Lượng thức ăn nạp vào quá tải khả năng tiêu hóa của dạ dày khiến cơ thể trẻ không thể hấp thụ hết, đi ngoài ra phân sống làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đường ruột.

Giai đoạn mới đi lớp

Môi trường tại nhà trẻ có thể ví như một xã hội thu nhỏ, ở đó tồn tại đủ các vi khuẩn có hại, virut và ký sinh trùng. Trẻ gặp phải các vấn đề tiêu hóa chủ yếu là do:

+ Trẻ bị tâm lý ban đầu sợ sệt vì xa gia đình có thể khiến trẻ thấy không ngon miệng khi ăn.

+ Thực đơn tại trường có thể có những món trẻ chưa ăn lần nào hoặc trẻ ăn không hợp.

+ Trẻ có thể lây cúm, sổ mũi, ho từ bạn học.

Làm thế nào để ngăn chặn rối loạn tiêu hóa?

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Anh Xuân, từng giai đoạn phát triển của trẻ ứng với những phương pháp xử lý khác nhau để hiệu quả đem lại được tốt nhất. Cụ thể:

Đối với trẻ sơ sinh

Ở trẻ sơ sinh, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sỹ để có phương pháp xử lý phù hợp với từng nguyên nhân, tháng tuổi, tình trạng cụ thể từng bé.

Đối với giai đoạn ăn dặm ở trẻ

Trẻ trong độ tuổi ăn dặm có thể phòng ngừa và cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa bằng một số nguyên tắc như:

+ Ăn từ ít đến nhiều.

+ Ăn từ loãng đến sệt và đặc dần.

+ Ăn từ đơn giản đến phức tạp hơn: thay đổi thức ăn, cách chế biến, màu sắc…

+ Ăn cân đối 4 nhóm thực phẩm: đạm, tinh bột, rau củ, béo; với lượng đạm là 15g/chén bột (tương đương 1 muỗng canh gạt).

+ Ăn theo nhu cầu trẻ, không nên ép trẻ ăn.

Ngoài việc tuân thủ những nguyên tắc ăn dặm đúng cách trên, mẹ có thể bổ sung thêm men vi sinh cho trẻ mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Trẻ trong giai đoạn đi lớp

Việc cho trẻ ngừng đến lớp thực chất là sự bối rối của phụ huynh khi gặp phải những trở ngại trên nhưng cho trẻ đến lớp để có thể phát triển toàn diện vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Vậy nên, cần trang bị cho trẻ một hệ miễn dịch khỏe mạnh trước và trong khi đến trường là vô cùng cần thiết, giúp bé thỏa sức vui chơi, học hỏi, trải nghiệm mà vẫn tránh được những phiền toái của bệnh rối loạn tiêu hóa, bởi vì 70% hệ miễn dịch của trẻ được tìm thấy trong hệ tiêu hóa.

Men vi sinh chứa probiotics và prebiotics có khả năng bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ một cách hữu hiệu, chúng có mặt và xuất hiện trong bữa ăn đầu đời của trẻ – sữa mẹ. Nhưng theo thời gian và việc cai sữa đã khiến cơ thể trẻ ngừng được cung cấp.

Men vi sinh có trong một số thực phẩm như sữa chua, thực phẩm lên men,… tuy nhiên cũng cần lưu ý sự hấp thu của từng thực phẩm là khác nhau, bởi các vi khuẩn có lợi này sẽ khó mà tồn tại được trong môi trường axit dạ dày trước khi đến được ruột của trẻ.

Cha mẹ nên lựa chọn cho trẻ chế phẩm men vi sinh tốt chứa những lợi khuẩn đó có khả năng sống sót và phát huy hiệu quả trong môi trường đường ruột.

 

 

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc