Hiểu đúng về tình trạng trẻ kém hấp thu

Rất nhiều mẹ lo lắng, áp lực vì con ăn mãi không lớn, còi cọc, chậm tăng cân. Các mẹ cho rằng trẻ kém hấp thu và tìm cách cải thiện khả năng hấp thu cho bé. Tuy nhiên, điều này có thực sự đúng. Mẹ đã hiểu rõ về tình trạng kém hấp thu chưa?

Trẻ ăn nhiều không tăng cân có phải kém hấp thu không?

Cha mẹ thường lúng túng lo lắng khi gặp tình huống này và nghĩ rằng do bé kém hấp thu, nên tăng trưởng kém, khiến nhiều cha mẹ tìm đến các bài thuốc tăng cân bừa bãi từ đông dược hoặc các chế phẩm gắn mác tăng cân. Hơn nữa, nhiều cha mẹ nghĩ rằng bé đi phân sống là kém hấp thu.

Thực tế, kém hấp thu là có thể xảy ra ở các bé. Nhưng có 2 điều quan trọng về kém hấp thu mà cha mẹ nên hiểu rõ:

  1. Kém hấp thu là một vấn đề phức tạp và liên quan đến nhiều bệnh hơn như thiếu máu…
  2. Do kém hấp thu là dạng tổn thương đến quy trình hấp thu chất dinh dưỡng (đa phần ở ruột) để đưa chất dinh dưỡng vào máu và hấp thụ. Nếu bé bị kém hấp thu thì việc bổ sung các chế phẩm tăng cân thông thường là không giải quyết được vấn đề.

Hơn nữa, hiện tương phân sống có thể xảy ra với trẻ dưới 1 tuổi. Tuy nhiên, nguyên nhân là do một số enzyme tiêu hóa chưa hoàn thiện nên việc trẻ ăn một số thực phẩm và gặp hiện tg phân sống thì bố mẹ không cần quá lo lắng. Cha mẹ chỉ cần đổi nhóm thực phẩm cho bé là ổn.

trẻ kém hấp thu

Trẻ không tăng cân có phải là do kém hấp thu?

Nguyên nhân nào khiến bé ăn tốt mà tăng trưởng chậm?

Đa phần các bé không tăng cân là do những nguyên nhân sau:

-Cân nặng các bé không phải lúc nào cũng tăng đều đều, nó sẽ có những lúc tăng chậm hoặc giảm để phù hợp với phát triển của bé (Mẹ có thể tham khảo thêm về bài viết: Hiểu đúng về cân nặng của trẻ)

-Xem lại thành phần bữa ăn có đủ các nhóm chất không. Kết hợp các loại thức ăn có gây cản trở hấp thu không, chọn những thực phẩm giúp tăng cường hấp thu (VD như thực phẩm giàu sắt thì nên ăn cùng với thực phẩm giàu Vitamin C).

– Xem lại phân bố nước trái cây, sữa và nước (thường gặp các bé trên 1 tuổi). Quá nhiều (đặc biệt nước trái cây) làm bé giảm lượng các chất khác. Việc ăn trái cây tươi cũng nên lưu ý không quá nhiều và thường xuyên, đường frutose bên trong các loại trài cây thường sinh ra khí (nếu ăn nhiều và gần các bữa chính), sẽ làm bé hấp thu không tốt các chất khác.

Như vậy, khi thấy trẻ không tăng cân, các mẹ đừng vội kết luận trẻ kém hấp thu mà sử dụng các chế phẩm tăng cân bữa bãi. Bình tĩnh xem lại để nhận định chính xác nguyên nhân gây chậm tăng cân cho bé và có biện pháp xử lý hợp lý.

Trẻ kém hấp thu thực sự là gì?

Trong việc tăng trưởng chậm, kém hấp thu là 1 nguyên nhân rất hiếm, nếu xảy ra sẽ xảy ra 1-2 ngày và sẽ tự khỏi vì những tổn thương ruột là dễ phục hồi, trừ khi tổn thương quá lớn ảnh hưởng rộng, dẫn đến việc kéo dài tình trạng.

tre-kem-hap-thu

Trẻ kém hấp thu có những biểu hiện dễ nhầm lẫn

Nếu kéo dài hơn 1-2 ngày, thì nó phải có 2 trong những điều sau thì nên tìm chuyên gia dinh dưỡng để chẩn đoán xa hơn:

  • Thường xuyên đau bụng hoặc ói nôn
  • Phân đi nhão, có mùi tanh
  • Thường bị bệnh viêm, cảm, sổ mũi
  • Da khô, nứt nẻ
  • Tăng trưởng chậm (có thể lên đến 4 tháng)
  • Trẻ quấy khóc bất thường, mệt mỏi.

Nếu bé có tình trạng ăn được nhưng tăng trưởng chậm kèm các dấu hiệu trên mới có thể khẳng định bé kém hấp thu. Thực trạng này không phải không có cách khắc phục, chỉ cần cha mẹ hiểu rõ về nó để có hướng xử lý phù hợp.

Thông thường trẻ kém hấp thu, mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn uống của con bằng cách xem lại những nhóm thực phẩm nào phù hợp với độ tuổi của bé, không ép bé ăn như người lớn khi bé không đủ khả năng.

Với bé trên 1 tuổi, có thể cho bé uống sữa tươi. Một số trẻ bị kém hấp thu là do không dung nạp được một số thành phần có trong sữa. Vì vậy, hãy loại trừ nguyên nhân này trước khi cho trẻ uống nhiều sữa.

Bên cạnh đó cần tăng cường vận động cho trẻ, năng xoa bóp, dẫn trẻ đi chơi, cho bé phơi nắng và vận động hàng ngày để tăng cường sức khỏe.

Ngoài ra, bổ sung men vi sinh chứa các chủng lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hóa cũng là một giải pháp hay mà phụ huynh nên áp dụng. Sản phẩm tiện lợi này giúp các bé nhanh chóng cải thiện các triệu chứng như suy dinh dưỡng, gầy gò, ốm yếu, táo bón, đầy hơi, nôn trớ, đi ngoài phân sống, tiêu chảy… nhờ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ ăn ngon hơn, giúp cơ thể chuyển hóa, hấp thu tối đa dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển, cải thiện tình trạng trẻ kém hấp thu.

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc