Trẻ ăn dặm bị tiêu chảy: Nguyên nhân và Cách điều trị

Hầu hết từ 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu bước vào thời kỳ ăn dặm và làm quen với các loại thức ăn khác ngoài sữa. Tuy nhiên, rất nhiều trẻ ăn dặm bị tiêu chảy khiến cha mẹ lo lắng. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp của tình trạng này?

Trẻ ăn dặm bị tiêu chảyKhi mới ăn dặm trẻ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa.

I. Nguyên nhân trẻ ăn dặm bị tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy khi ăn dặm chủ yếu là do:

1. Ăn dặm quá sớm

Thông thường, trẻ thường bú sữa mẹ đến khi 6 tháng tuổi mới nên chuyển sang ăn dặm. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp cha mẹ cho bé ăn dặm quá sớm khiến hệ tiêu hóa của trẻ chưa kịp thích nghi dẫn đến việc rối loạn hấp thu.

2. Chế độ ăn không phù hợp

Ở độ tuổi này, hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, trẻ chưa có đủ men tiêu hóa và dịch tiêu hóa còn ít, đặc biệt là chưa có men Amylase để tiêu hóa tinh bột.

Vì thế nếu cho trẻ ăn dặm với chế độ ăn không phù hợp sẽ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hoá biểu hiện ở trạng thái đầy bụng, đi ngoài phân sống, mùi chua,..

3. Ăn dặm sai cách

Nguyên tắc trong những ngày đầu tiên cần cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều (ban đầu chỉ nên ăn 2 bữa/tuần, tăng dần 1 bữa/ngày rồi mới 2 bữa/ngày) và tập làm quen với thức ăn mới.

Tuy nhiên có nhiều cha mẹ không nắm rõ điều này khiến trẻ gặp các vấn đề bất ổn khi tiêu hóa thức ăn.

>> Xem thêm: 90% các mẹ cho con ăn dặm sai cách: Hậu quả khôn lường!

4. Các nguyên nhân khác

Ngoài 3 nguyên nhân cơ bản trên còn có các yếu tố như vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo, mẹ chế biến thức ăn không khoa học, đồ ăn bị nhiễm khuẩn, ôi thiu, để lâu trong tủ lạnh,… khiến trẻ bị tiêu chảy.

Bé ăn dặm bị tiêu chảy nên ăn gìThực phẩm ăn dặm không đảm bảo cũng khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Như vậy, trẻ mới ăn dặm bị tiêu chảy do rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó ăn sai cách là một yếu tố điển hình mà nhiều gia đình mắc phải chính vì thế trước khi con bước vào giai đoạn ăn dặm mẹ nên tìm hiểu kỹ về cách thức ăn dặm sao cho khoa học và phù hợp với nhu cầu của con.

II. Bé ăn dặm bị đi ngoài thế nào là bình thường?

Ăn dặm có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề đi ngoài của trẻ, vậy bạn có biết trẻ đi ngoài sau khi ăn dặm như thế nào là bình thường không?

Ăn dặm sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến phân của bé. Bạn sẽ thấy phân của bé sẽ bị ảnh hưởng bởi các thức ăn cho bé ăn. Chẳng hạn, Nếu bạn cho bé ăn cà rốt nghiền thì phân của bé sẽ có màu cam sáng.

Mẹ cũng có thể thấy các thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như nho khô hoặc đậu nướng xuất hiện nguyên vẹn trong tã. Điều này sẽ thay đổi khi bé lớn hơn và có thể tiêu hoá chất xơ hiệu quả hơn.

>> Xem thêm: Trẻ đi ngoài mấy lần mỗi ngày là bình thường?

Khi bé làm quen với nhiều loại thức ăn thì phân của bé cũng sẽ đặc hơn, sẫm màu và nặng mùi hơn. Có rất nhiều trường hợp phân của trẻ được xem là bình thường, vì vậy, để trả lời cho vấn đề này, mời các bạn cùng theo dõi những trường hợp không bình thường ở phân trẻ sau đây.

!Lưu ý: Trường hợp phân trẻ không bình thường: 

1. Tiêu chảy

Bé có thể bị tiêu chảy nếu:

– Phân của bé rất lỏng

– Bé đại tiện thường xuyên hơn và lượng phân nhiều hơn bình thường

Bé ăn dặm đi ngoài ra thức ăn Trẻ bị tiêu chảy thì phân sẽ bất thường.

Nếu nuôi con bằng sữa mẹ thì bé ít bị tiêu chảy hơn vì sữa của bạn có thể giúp bạn ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây tiêu chảy.

Trẻ uống sữa công thức thường dễ bị nhiễm trùng, đó là lý do tại sao việc khử trùng các dụng cụ và rửa tay rất quan trọng.

2. Táo bón

Trẻ bú mẹ không có xu hướng bị táo bón nhiều như trẻ uống sữa công thức. Táo bón là khi:

– Bé thực sự gặp khó khăn trong việc đại tiện.

– Phân nhỏ và khô, giống như phân thỏ. Ngoài ra, phân cũng có thể lớn và cứng.

– Bé có vẻ cáu gắt, căng thẳng và khóc khi đại tiện.

– Bụng bé có cảm giác cứng khi sờ vào.

– Phân bé có lẫn những sợi máu.

3. Phân màu xanh lá cây

Nếu cho con bú sữa mẹ thì phân màu xanh có thể là một dấu hiệu cho thấy bé của bạn đã nạp vào quá nhiều lactose (đường tự nhiên trong sữa).

Điều này có thể xảy ra nếu trẻ bú thường xuyên, nhưng không bú được phần sữa sau giàu dinh dưỡng. Mẹ nên cho bé bú hết một bên ngực trước khi chuyển sang ngực bên kia.

Nếu cho con bú sữa bột thì tùy từng loại sữa có thể khiến phân bé biến thành màu xanh đậm. Mẹ có thể cân nhắc để đổi sang sữa khác.

4. Phân màu nhạt

Mẹ nên để ý, khi thấy phân của trẻ màu rất nhạt thì có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da, một bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh.

III. Bé ăn dặm đi ngoài nhiều lần có đáng lo ngại không?

Nếu trẻ ăn dặm đi ngoài nhiều lần nhưng bé vẫn ăn uống đầy đủ và tăng cân đều đặn thì không có vấn đề nghiêm trọng gì cả.

Đối với trường hợp này thì có thể là đường ruột của bé bị kích ứng do tiêu hóa chưa hết lượng đường có trong sữa hay trong thức ăn dặm.

Trẻ ăn dặm bị đi ngoài phải làm sao Bé đi ngoài nhiều lần là dấu hiệu mẹ không thể chủ quan. Ảnh minh hoạ

Còn đối với hiện tượng bé ăn dặm có mùi chua, đi ngoài nhiều lần mà cơ thể mệt mỏi, có biểu hiện sút cân và thời gian đi ngoài kéo dài thì bé đã bị tiêu chảy.

Nguyên nhân gây tiêu chảy ở bé ăn dặm có thể là do thức ăn của bé không đảm bảo vệ sinh, bé bị lạnh bụng, chất dinh dưỡng không phù hợp hay mẹ cho bé ăn quá nhiều…

Bé ăn dặm đi ngoài nhiều lần trong ngày là tình trạng rất phổ biến. Vì vậy, các mẹ cần chú ý để có thể nhận biết sớm và phân biệt được đây là trường hợp gây hại cho bé hay chỉ là một trường hợp bình thường của bé ăn dặm. Và từ đó mẹ có các cách phòng tránh cũng như hỗ trợ điều trị kịp thời nhất.

IV. Phải làm gì khi trẻ ăn dặm bị tiêu chảy?

Đối với trường hợp bé ăn dặm bị tiêu chảy do đường ruột bị kích ứng với lượng đường có trong sữa và thức ăn hoặc do chế độ ăn chưa phù hợp mẹ nên điều chỉnh lại dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi và nhu cầu ăn của bé.

Còn đối với tình trạng bé ăn bột bị tiêu chảy cấp thì mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Cũng cần lưu ý thêm:

– Mẹ không nên tùy tiện cho con dùng các loại thuốc chống đi ngoài khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sỹ.

– Khi trẻ bắt đầu ăn dặm mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều tinh bột nếu không trẻ sẽ không tiêu hóa hết.

– Bột phải được nấu thật kỹ và cho một lượng nước khoảng 200ml để bột được thủy phân trong nước.

– Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ dùng để cho trẻ ăn dặm.

– Nên chọn các loại thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

– Cho trẻ ăn đa dạng và đầy đủ các chất dinh dưỡng, chú trọng các món ăn nhiều chất xơ.

Trẻ bị tiêu chảy có nên cho ăn dặmThực đơn giàu chất xơ giúp cài thiện tình trạng tiêu chảy

– Một chế độ ăn phù hợp, đảm bảo vệ sinh không chỉ giúp hạn chế nguy cơ trẻ ăn dặm đi ngoài nhiều lần mà còn giúp trẻ hấp thu tốt các dinh dưỡng cần thiết để phát triển với chỉ số đạt chuẩn theo độ tuổi của con.

V. Nguyên tắc cho trẻ ăn dặm để tránh bị tiêu chảy

Để tránh cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa, nguyên tắc ăn dặm cho bé:

– Ăn từ ít đến nhiều.

– Ăn từ loãng đến sệt và đặc dần.

– Ăn từ đơn giản đến phức tạp hơn: thay đổi thức ăn, cách chế biến, màu sắc…

– Ăn cân đối 4 nhóm thực phẩm: đạm, tinh bột, rau củ, béo; với lượng đạm là 15g/chén bột (tương đương 1 muỗng canh gạt).

– Ăn theo nhu cầu trẻ, không nên ép trẻ ăn.

– Nên cho trẻ ăn các món cháo loãng, bổ dưỡng

– Bớt tinh bột trong khẩu phần ăn của trẻ, tăng cường chất xơ và rau xanh

Trẻ bị tiêu chảy khi mới ăn dặm là tình trạng rất phổ biến, tuy nhiên nếu mẹ chú ý thiết lập một chế độ ăn phù hợp với tháng tuổi, cơ địa của từng bé sẽ hạn chế được những hậu quả do ăn dặm sai cách dẫn đến.

5/5 - (1 vote)

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc