Lợi ích của giấc ngủ đủ với trẻ nhỏ

Thời gian và chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển trí tuệ của con người, đặc biệt là với trẻ nhỏ trong những năm đầu đời. Theo đó, thời gian ngủ dài hay ngắn không phải là yếu tố duy nhất quyết định chất lượng giấc ngủ của trẻ mà việc bé ngủ có ngon giấc hay không mới là quan trọng. Vậy giấc ngủ đủ với trẻ nhỏ là như thế nào? Lợi ích của việc ngủ đủ, ngủ ngon.

Nhu cầu ngủ mỗi ngày của trẻ 0 – 6 tuổi

Thời gian ngủ mỗi ngày thay đổi theo cơ địa ở mỗi trẻ và bị chi phối bởi nhiều yếu tố, trong đó tuổi của trẻ là quan trọng nhất. Nhu cầu ngủ giảm dần theo độ tuổi của trẻ. Cụ thể:

-Trẻ sơ sinh 1- 4 tuần tuổi: Mỗi ngày trẻ cần ngủ từ 16-18 giờ, ngủ cả ban ngày và ban đêm, mỗi giấc ngủ kéo dài từ 2 – 4 giờ.

– Trẻ 1 – 4 tháng tuổi: Từ 6 tuần tuổi trở đi, trẻ thường ngủ ít đi một chút so với giai đoạn trước, ngủ từ 14 – 15 tiếng mỗi ngày là đủ. Mỗi giấc thường lâu hơn, kéo dài từ 4 – 6 tiếng và có xu hướng ngủ nhiều hơn vào buổi tối.

– Trẻ từ 4 tháng tới 1 tuổi: Trẻ ngủ đêm nhiều hơn ngủ ngày và thường có 2 giấc ngủ về ban ngày với tổng số giờ ngủ từ khoảng 14 –15 giờ/ngày. Khi trẻ được 1 tuổi thì giấc ngủ buổi sáng sẽ dần mất đi và thường chỉ có một giấc ngủ ngắn buổi trưa.

Giấc ngủ đủ với trẻ nhỏ

Giấc ngủ đủ với trẻ nhỏ rất quan trọng

– Trẻ 1 – 3 tuổi: Giai đoạn này trẻ ngủ từ 12 – 14 giờ mỗi ngày. Phần lớn trẻ từ 21 – 36 tháng, vẫn cần ngủ trưa và thời gian kéo dài khoảng từ 30 phút tới một giờ. Buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ từ 7 – 9 giờ tối và thức dậy từ khoảng 6 – 8 giờ sáng.

– Trẻ từ 3 – 6 tuổi: Ở giai đoạn này, buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ từ khoảng 7 – 9 giờ tối và dậy khoảng từ 6 – 8 giờ sáng (10 – 12 giờ mỗi ngày). Từ 3 tuổi trở đi, hầu hết trẻ vẫn còn ngủ trưa, tuy nhiên khi được 5 tuổi thì hầu như không còn ngủ trưa nữa. Thời gian ngủ trưa ngắn sẽ tốt cho trẻ.

Lợi ích của giấc ngủ đủ với trẻ nhỏ

+  Suy nghĩ tích cực

Ngủ đủ giấc sẽ giúp bé có những suy nghĩ vui vẻ và tích cực, tránh bệnh trầm cảm. Thiếu ngủ khoảng 1 tiếng không phải là vấn đề gì to tát. Nhưng nếu bé thường xuyên bị thiếu ngủ, và tình trạng đó kéo dài liên tục trong 2 năm thì mọi chuyện sẽ trở nên phức tạp hơn. Trẻ bị thiếu ngủ lâu ngày sẽ thường xuyên cảm thấy phiền muộn.

+ Đảm bảo sức khỏe tim mạch

Một đứa trẻ ngủ ngáy có thể có vấn đề về tim mạch. Thậm chí nếu bé chỉ ngáy ít và nhỏ tiếng, bé vẫn có huyết áp cao và nhịp tim nhanh hơn khi bắt đầu ngủ và thức dậy. Tình trạng ngủ ngáy sẽ khiến cho giấc ngủ của bé không được liên tục và hít vào ít khí ô xi hơn, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch của bé. Như vậy, nếu bé không mắc phải tình trạng ngủ ngáy thì bạn có thể biết chắc rằng trẻ có sức khỏe tim mạch tốt.

trẻ ngủ ngáy

Giấc ngủ phản ánh sức khỏe của trẻ

+ Tác động đến cân nặng

Ngủ quá ít hoặc thiếu ngủ gây bệnh thừa cân ở trẻ. Lý do giải thích mối liên hệ giữa giấc ngủ và cân nặng là do tác động của hóc môn. Khi bé đã ăn đủ để cảm thấy thỏa mãn, các tế bào mô mỡ  sẽ tạo ra hóc môn leptin, phát ra tín hiệu cho biết rằng chúng ta nên ngừng ăn. Sự thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến hóc môn này, khiến cho chúng ta tiếp tục ăn và bị thừa cân nếu tình trạng này kéo dài.

+ Giúp loại trừ vi khuẩn

Trong giấc ngủ, cơ thể trẻ có thể sản xuất ra những loại protein mang tên cytokins, giấc ngủ đủ với trẻ nhỏ giúp cơ thể chống lại những vật truyền nhiễm, bệnh tật và căng thẳng. Ngủ càng ít thì lượng protein cytokins càng giảm, và nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm càng tăng (dễ mắc bệnh cảm cúm gấp 3 lần).

+ Giấc ngủ đủ với trẻ giúp tăng khả năng tiếp thu

Lợi ích của giấc ngủ còn thể hiện qua khả  năng tiếp thu và ghi nhớ bài học ở trẻ. Theo một cuộc nghiên cứu ở Mỹ, trẻ em ngủ trưa sẽ ghi nhớ mọi thứ mình đã học được, trong khi những trẻ không ngủ trưa thì quên đi 15% những gì đã học.

+ Giảm nguy cơ bị thương

Trẻ em thường có những hành động không kiểm soát khi chúng không ngủ đủ giấc, càng dễ mắc phải những tai nạn nhỏ. Một nghiên cứu cho thấy, trẻ ở độ tuổi đi học ngủ ít hơn 9 tiếng mỗi đêm thường dễ mắc phải những tai nạn dẫn đến bị thương và đòi hỏi điều kiện chăm sóc y tế.

+ Tăng khả năng tập trung của trẻ

Trẻ 3 tuổi ngủ ít hơn 10 tiếng đồng hồ mỗi đêm thường có khả năng mắc bệnh tăng động giảm chú ý cao hơn gấp 3 lần so với giấc ngủ đủ với trẻ nhỏ.

Trẻ phát triển tốt cả về trí tuệ và thể chất

Trẻ phát triển tốt cả về trí tuệ và thể chất nếu được ngủ đủ, ngủ ngon

Các giải pháp hỗ trợ để trẻ được ngủ đủ và ngủ ngon

+ Tạo thói quen cho trẻ

Dạy trẻ biết phân biệt ngày và đêm bằng cách là khi bé tỉnh vào ban ngày hãy cố gắng tác động đến bé càng nhiều càng tốt, mở cửa ra cho ánh sáng vào phòng,…

Ngược lại, vào ban đêm, không nên chơi với bé khi bé tỉnh giấc, giữ ánh sáng và nhiệt độ trong phòng thấp, không nên nói chuyện với con quá nhiều. Sau một thời gian làm quen, bé sẽ tự nhận ra rằng ban đêm là để ngủ.

+ Luyện cho trẻ tự đi ngủ

Vào thời điểm trẻ được từ 6-8 tuần tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho trẻ tự đi ngủ bằng cách đặt trẻ xuống giường mỗi khi thấy trẻ buồn ngủ nhưng vẫn còn đang thức.

Có thể ru trẻ bằng cách ru ngủ, đu đưa, rung nôi cho đến khi bé ngủ là cách bình thường và tự nhiên nhất. Khi bé thích thú với giấc ngủ, bé sẽ ngủ tốt, giấc ngủ đủ với trẻ nhỏ sẽ giúp bé phát triển tốt và khỏe mạnh.

+ Chăm sóc tốt giấc ngủ cho con

-Nếu trẻ tỉnh giấc và khóc trong đêm, các mẹ trẻ đừng vội dỗ dành, cưng nựng trẻ ngay mà hãy tìm nguyên nhân bé hay thức giữa đêm.

– Để đèn ngủ ở mức ánh sáng thấp, phù hợp nhất.

– Không nên nói chuyện khi bé thức giữa giấc

– Không nên cho trẻ ăn trước giờ ngủ

Có thể thấy, đối với trẻ em, giấc ngủ cũng có tầm quan trọng như thức ăn và nước uống hàng ngày. Giấc ngủ đủ với trẻ nhỏ là điều rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ vì thế cha mẹ cần chú ý để đảm bảo trẻ ngủ đủ, ngủ ngon mỗi ngày.

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc