Mẹ nên xử lý thế nào khi trẻ bị đầy bụng?

Đầy bụng là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là với trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi, khiến trẻ khó chịu, bứt rứt, quấy khóc, ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiêu hóa thức ăn, sự phát triển toan diện của trẻ. Vậy mẹ nên xử lý thế nào khi trẻ bị đầy bụng? Cùng tìm hiểu nhé!

Trẻ đầy bụng ảnh hưởng đến sinh hoạt và sự phát triển

Nguyên nhân khiến trẻ bị đầy bụng

Một vài nguyên nhân điển hình dưới đây dễ gây hiện tượng đầy bụng trướng hơi ở trẻ nhỏ:

  • Do trẻ ăn dặm sớm, ăn những thức ăn không phù hợp, tinh bột, glycoprotein, các chất dinh dưỡng trong thức ăn không được tiêu hóa hết, trong khi hệ tiêu hóa của trẻ còn quá non nớt, dễ sinh ứ khí gây đầy bụng, trướng hơi, khiến trẻ khó chịu, chậm tăng cân.
  • Do trẻ ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa, đặc biệt là ăn nhiều tinh bột, chất béo, đồ ăn nhiều dầu mỡ, ăn ít chất xơ.
  • Trẻ ăn thức ăn nhiều gia vị, thức ăn cay nóng, uống nước có gas,… dễ tạo khí trong bụng gây đầy bụng.
  • Do trẻ ăn uống vội vàng, nhai nuốt không kỹ hoặc trẻ nằm ngay sau khi ăn cũng dễ gây đầy bụng, chướng bụng.
  • Trẻ ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, đồ ăn ôi thiu, gây rối loạn tiêu hóa, kèm theo đầy bụng.
  • Trẻ ăn quá nhiều thực phẩm họ đậu, đường fructose, sorbitol sinh hơi nhiều, trẻ dễ bị chướng bụng đầy hơi.

Trẻ ăn nhiều lạc cũng gây đầy bụng

  • Ngoài ra, các rối loạn nhu động đường tiêu hóa, rối loạn hệ thống vi khuẩn trong đường tiêu hóa (do dùng nhiều kháng sinh),… cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị đầy bụng.

Mẹ nên làm thể nào khi con bị đầy bụng?

Khi trẻ bị đầy bụng, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau để cải thiện tình trạng này như sau:

  • Giúp trẻ ợ hơi, “xì hơi”

Ợ hơi, xì hơi sẽ giúp đẩy không khí trong bụng trẻ ra ngoài, giảm thiểu chứng đầy bụng trướng hơi. Có nhiều cách giúp trẻ ợ hơi, xì hơi:

  • Bế bé trong tư thế đầu bé tựa vai mẹ, nhìn ra sau lưng, mẹ vỗ nhẹ nhàng vào lưng trẻ.
  • Cho trẻ ngồi hoặc nằm sấp trên đùi mẹ, xoa hoặc vỗ nhẹ lên lưng trẻ.
  • Đặt trẻ nằm ngửa, lấy hai chân của trẻ nhẹ nhàng vận động giống động tác đạp xe trong không trung. Nó khiến cho trẻ thích thú mà lại có thể giảm được khí trong bụng.
    Với trẻ lớn hơn, mẹ có thể rủ trẻ đi bộ quanh khu vực gần nhà để trẻ được vận động, nhưng mẹ nhớ là không thực hiện ngay sau khi trẻ vừa ăn no nhé.

Cải thiện tình trạng đầy bụng nhờ mát xa nhẹ nhàng

  • Massge bụng cho trẻ: Đây là cách khá hiệu quả để giúp trẻ thấy dễ chịu hơn khi bị đầy hơi, khó tiêu. Mẹ hãy vuốt ve, xoa nhẹ nhàng các bộ phận trên cơ thể trẻ, đặc biệt là vùng lưng và bụng trẻ khoảng 30 phút sau bữa ăn.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ

Để hạn chế tình trạng đầy bụng khó tiêu ở trẻ, cha mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống theo các lưu ý sau:

  • Lựa chọn thức ăn dặm phù hợp, xay nhuyễn thức ăn, đồ ăn dễ tiêu hóa, đảm bảo đủ dinh dưỡng.
  • Không nên để trẻ ăn quá no trong một bữa.
  • Không cho trẻ ăn vặt, ăn những đồ ăn có thể gây khó tiêu.

Đầy bụng tuy không phải vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe, nhưng nếu trẻ bị đầy bụng thường xuyên, mẹ cần đưa trẻ đi khám để được tư vấn và điều trị đúng cách.

5/5 - (1 vote)

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc