Những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em phổ biến nhất

Hệ tiêu hóa ở trẻ còn non yếu nên trẻ bị táo bón là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, cha mẹ cần biết nguyên nhân gây táo bón ở trẻ để có phương án điều chỉnh phù hợp nhất. Nhãn hàng có tổng hợp các nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh táo bón hi vọng sẽ giúp đỡ phần nào trong việc chăm sóc nuôi dạy con của các bậc làm cha mẹ.

Táo bón ở trẻ do nhiều nguyên nhân gây ra

4 nguyên nhân gây táo bón ở trẻ cha mẹ cần nắm rõ

Do thức  ăn

Nhiều mẹ nghĩ rằng, cho trẻ ăn nhiều hoa quả, trái cây sẽ giúp trẻ tránh được chứng táo bón. Nhưng thực tế, việc ăn nhiều táo, chuối, các loại quả nhiều đường, có tính nóng sẽ dễ gây táo bón ở trẻ.

Ngoài ra, các thực phẩm như ngũ cốc, bánh mỳ, mỳ, khoai tây,… sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa công thức,… cũng có thể gây táo bón nếu hấp thụ quá nhiều.

– Trẻ bị dị ứng với sữa bò hay sử dụng một số sản phẩm có nguồn gốc từ sữa bò không hợp thường được chẩn đoán trong hầu hết các trường hợp rối loạn đường ruột ở trẻ nhỏ. Với một số trẻ, nó có thể gây ra hiện tượng táo bón. 

– Chứng táo bón đôi khi xảy ra khi ở trẻ sơ sinh chuyển từ bú mẹ sang uống sữa bò hoặc sữa công thức nhất là khi chuyển sang chế độ ăn dặm.

Uống quá ít nước

Chắc nhiều người cũng từng nghe rằng trẻ uống ít nước trong ngày sẽ gây ra nhiều nguy hại và một trong những nguy hại đó chính là chứng táo bón. Nước chính là chất xúc tác trong hệ tiêu hóa và góp phần làm cho phân trẻ mềm và dễ được tống ra ngoài hơn.

Hãy bổ sung nước cho tùy theo thể trạng. Trung bình, trẻ cần 50-100ml nước trên 1kg cân nặng. Tuy nhiên hạn chế cho trẻ uống nước ngọt có ga vì chúng chỉ làm cho tình trạng táo bón nặng thêm mà thôi.

Lười uống nước cũng khiến trẻ dễ bị táo bón

Do thói quen sinh hoạt

Những thói quen của trẻ, đặc biệt thói quen sinh hoạt, thói quen đại tiện ảnh hưởng rất lớn tới chức năng của ruột, từ đó gây táo bón. Chẳng hạn như:

  • Trẻ lười ăn rau quả khiến trẻ bị thiếu chất xơ, lười uống nước, trẻ lười vận động, ít tập thể dục, ít đùa nghịch,… sẽ khiến trẻ bị táo bón, ăn uống kém hấp thụ.
  • Thói quen “nhịn” đi đại tiện do mải chơi, do “sợ bẩn”, do “lạ nhà”, đi ngoài không theo giờ giấc cố định, … sẽ khiến đại tràng của trẻ bị dãn phình to, phân tích trữ trong người nhiều ngày, kích thích đại tràng tạo ra phản xạ đi ngoài không chính xác, lâu ngày gây chứng táo bón cho trẻ.
  • Rối loạn cảm xúc cũng được xem là một lý giải tại sao trẻ bị táo bón nếu bé sống trong bầu không khí gia đình thường xuyên căng thẳng.

Táo bón do sử dụng thuốc kháng sinh

Trẻ ốm sốt, phải sử dụng thường xuyên thuốc kháng sinh sẽ khiến hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, làm cho hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn, dẫn tới tình trạng uống kháng sinh bị táo bón.

Ngoài các nguyên nhân trên, những dị tật bẩm sinh ở trẻ như hẹp hậu môn, hẹp đại tràng, phình đại tràng, xoắn ruột,… hay thành viên trong gia đình có nhiều người bị táo bón cũng là nguyên nhân gây chứng táo bón ở trẻ nhỏ, các mẹ cũng cần chú ý.

Tại sao trẻ uống kháng sinh bị táo bón?

Bình thường trong đường ruột luôn tồn tại một quần thể vi sinh vật bao gồm vi khuẩn có lợi với nhiều loài khác nhau cùng với vi khuẩn có hại. Trong đó lợi khuẩn làm chức năng duy trì hệ vi sinh ở mức cân bằng, nhằm tăng cường tiêu hoá, hấp thụ dinh dưỡng, thải trừ chất độc hại, kìm hãm tác dụng của các vi khuẩn gây bệnh.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ vàng của hệ vi khuẩn đường ruột con người là 85% lợi khuẩn và 15% vi khuẩn gây hại, giúp tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng hoàn hảo, nâng cao sức đề kháng, vì lợi khuẩn kiến tạo nên hệ miễn dịch của cơ thể. 

Tỉ lệ cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Nếu mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột sẽ xảy ra các vấn đề về tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, ợ nóng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, hội chứng ruột kích thích… và các vấn đề về tinh thần như trầm cảm, lo âu, đầu óc trì trệ, kém tập trung.

Kháng sinh là một chất mà khi đi vào cơ thể ngay ở nồng độ thấp nhất cũng có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Kháng sinh có nhiều nhóm khác nhau, trong mỗi nhóm có nhiều loại biệt dược có tác dụng diệt các loại vi khuẩn khác nhau.

Theo các chuyên gia, bất kỳ loại kháng sinh nào cũng có thể gây ra sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột nhất là các kháng sinh phổ rộng.

Kháng sinh có tác dụng diệt nhiều loại vi khuẩn, đặc biệt là khi dùng với liều cao và kéo dài, lúc này các loài vi khuẩn có lợi cũng bị kháng sinh tiêu diệt, phá vỡ sự cân bằng vốn có gây ra hiện tượng loạn khuẩn ruột. Cùng với đó sẽ thúc đẩy sự phát triển của các chủng vi khuẩn gây bệnh có sẵn hoặc mới xâm nhập, dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa, trẻ sẽ bị táo bón hoặc tiêu chảy, cũng có thể bị xen lẫn táo bón và tiêu chảy.

Làm gì để ngăn chặn tác hại sau khi uống kháng sinh?

kháng sinh

Uống kháng sinh rất có hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

Tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy do dùng thuốc kháng sinh thường không chấm dứt ngay sau khi ngừng thuốc, bé vẫn cần thời gian hồi phục. Tình trạng này kéo dài khiến trẻ dễ bị hăm đỏ đau rát hậu môn, gây đau sau và khi đại tiện, mệt mỏi và gầy sút,…

Để làm giảm tác hại của tình trạng này, cha mẹ cần:

+ Cho bé uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất

+ Chế biến thức ăn dạng mềm để trẻ dễ tiêu hóa

+ Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn một bữa lớn

+ Chú ý trong việc lựa chọn thực phẩm, nên tránh các thực phẩm có tính kích thích và nhiều gia vị.

+ Bổ sung thực phẩm có lợi cho tiêu hóa như sữa chua, các thực phẩm có nhiều chất xơ,…

+ Một trong những nguyên nhân chính gây ra táo bón ở trẻ chính là lượng nước trong cơ thể trẻ quá ít. Vì vậy, cha mẹ bé nên tích cực cho con uống nhiều nước mỗi ngày. Hãy bắt đầu ngày mới cho trẻ bằng một cốc nước sau khi thức dậy sẽ giúp rất nhiều để chữa và hạn chế triệu chứng táo bón.

trẻ táo bón do uống ít nước

Khuyến khích trẻ uống đủ nước mỗi ngày

+ Cho bé uống hai muỗng canh đường trong đêm trước khi đi ngủ hoặc nếu trẻ thích thì cũng có thể uống kèm với sữa.

+ Các loại trái cây như đu đủ chín, chuối chín cực kỳ hiệu quả trong việc chữa táo bón. 

+ Nước ép bắp cải cũng được coi là một biện pháp khắc phục tại nhà đơn giản mà hiệu quả khi trẻ bị táo bón. 

+ Uống hỗn hợp nước nóng với vài giọt chanh cùng một ít muối vào buổi sáng sớm cũng là một cách tuyệt vời để loại trừ táo bón. Biện pháp này cho kết quả điều trị táo bón khá nhanh chóng.

+ Cho con uống một khối lượng nước cà rốt ép và nước ép rau bina bằng nhau trước khi đi ngủ.

+ Cho bé ăn các các loại rau xanh có vị ngọt mát, nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày có tác dụng nhuận tràng và điều trị táo bón rất tốt.

+ Bổ sung thêm men vi sinh giúp phòng và điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa, giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động được suôn sẻ.

Để ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa do uống kháng sinh, tốt nhất cha mẹ chỉ nên cho trẻ dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ đồng thời nên dùng kết hợp thêm men vi sinh để giúp hạn chế các tác dụng phụ của kháng sinh.

Như vậy, khi trẻ uống kháng sinh bị táo bón, mẹ hãy áp dụng những việc làm trên và điều quan trọng là khi trẻ bắt buộc phải dùng kháng sinh, cha mẹ nên dùng kèm men vi sinh để ngăn chặn tác dụng phụ của kháng sinh nhé.

 

 

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc