Nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ, không phải chuyện đùa

Bạn đừng chủ quan rằng không có trường hợp nứt kẽ hậu môn ở trẻ em vì đó là bệnh lý ở người lớn. Thực tế, chế độ ăn uống kém khoa học và chứng táo bón lâu ngày vẫn có thể khiến con bạn bị nứt kẽ hậu môn.

nứt kẽ hậu môn ở trẻ

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ kéo dài có thể gây tổn thương hậu môn và đại tiện mất kiểm soát

Nhận biết nứt kẽ hậu môn ở trẻ

Hầu hết hiện tượng hậu môn của người lớn hay trẻ nhỏ bị nứt là hệ lụy của chứng táo bón kéo dài. Khi mắc táo bón, trẻ khó đi ngoài, gắng rặn phân ra ngoài khiến thành mạch máu hậu môn bị tổn thương và gây ra tình trạng nứt kẽ hậu môn. Và đáng nói là khi trẻ đau, sợ hãi đi vệ sinh, cố nhịn thì nứt kẽ càng trở nặng hơn.

Bên dưới là một số triệu chứng nứt kẽ hậu môn ở trẻ:

  • Trẻ khóc, quấy khi đi vệ sinh bởi vì đau, rát hậu môn. Mặt trẻ nhăn nhó khi cố dùng sức rặn phân ra ngoài.
  • Đi ngoài lẫn máu tươi, có thể ít hoặc nhiều phụ thuộc vào mức độ bệnh.
  • Cạnh lỗ hậu môn có vết nứt kèm da thừa phía ngoài.
dấu hiệu nứt kẻ hậu môn ở trẻ

Tình trạng nứt kẽ hậu môn ở trẻ

Nứt kẽ hậu môn có thể chữa trị không?

Đây không phải căn bệnh nan y và có thể chữa bằng thuốc hay tiểu phẫu. Thế nhưng quá trình phục hồi bệnh khá vất vả và đặc biệt là với trẻ em. Bởi vì hậu môn là nơi đào thải chất cặn bã trong cơ thể mỗi ngày nên khó tránh nhiễm trùng và không thể lành nhanh như những bộ phận khác.

Sau khi đi vệ sinh, dùng nước muối ấm ngâm hậu môn cho trẻ để sát trùng và giảm triệu chứng đau nếu có. Mặc quần rộng và tránh để trẻ dùng tay gãi hậu môn vì chỉ làm vết nứt thêm trầm trọng.

Dùng thuốc uống và thuốc bôi hậu môn theo chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp hậu môn trẻ chảy máu nhiều không cầm, kèm đau quặn bụng thì phải đưa đến bệnh viện nhanh để bác sĩ xem xét nguyên nhân và xử lý.

phòng ngừa nứt kẽ hậu môn ở trẻ

Bổ sung nhiều chất xơ là cách phòng ngừa bệnh tốt nhất

Để khỏi bệnh thì trẻ phải kiên nhẫn và đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh. Bổ sung trong khẩu phần ăn của trẻ nhiều chất xơ từ rau củ quả. Tranh thủ mọi phương cách từ bổ sung rau xanh trong thực đơn chính cho đến nước ép trái cây.

Liên tục thay đổi giữa các loại thực phẩm giàu chất xơ để trẻ không ngán. Chất xơ sẽ giúp nhu động ruột được cải thiện, ngừa táo bón và đào thải phân nhanh hơn, giảm bớt áp lực mà thành ruột phải chịu. Một số thực phẩm có lợi cho đại tiên có thể kể đến là đu đủ chín, khoai lang,…

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc