Rối loạn tiêu hóa có lây không?

Rối loạn tiêu hóa rất thường gặp nhưng cũng dễ gây hoang mang vì có những triệu chứng tương tự một số bệnh nguy hiểm khác. Nếu không có hiểu biết cụ thể về nó sẽ rất khó để có phương pháp điều trị hiệu quả. Rối loạn tiêu hóa có lây không là thắc mắc của rất nhiều người.

Rối loạn tiêu hóa có lây không?

Có thể gặp ở bất kỳ ai nhưng trẻ em là đối tượng dễ mắc rối loạn tiêu hóa nhất là do hệ tiêu hóa còn non nớt, chưa hoàn thiện, hệ miễn dịch hạn chế do đó rất hay gặp phải chứng rối loạn tiêu hóa… Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị rối loạn tiêu hóa dùng kháng sinh, chế độ dinh dưỡng bất hợp lý; môi trường sống mất vệ sinh do các bé chơi đồ chơi, tiếp xúc với thú vật, đồ dùng bám vi khuẩn, sau khi đi vệ sinh không rửa tay…

Về bản chất, rối loạn tiêu hóa không phải là bệnh truyền nhiễm có thể lây lan như các bệnh hô hấp, da liễu,… Tuy nhiên triệu chứng tiêu chảy trong rối loạn tiêu hóa có thể lây truyền từ người này sang người khác đặc biệt hay gặp là ở trẻ chưa biết giữ vệ sinh đúng cách.

+ Mầm bệnh

Nhiễm mầm bệnh gây tiêu chảy do vi khuẩn, vi-rút, ký sinh trùng, thường gặp là do vi-rút như Rotavirus hoặc Neurovirus…

Rối loạn tiêu hóa có lây không

Virus gây tiêu chảy có thể lây nhiễm từ người này sang người khác

+ Đường lây truyền mầm bệnh

– Do ăn thực phẩm hoặc uống đồ uống bị ô nhiễm mầm bệnh trong tất cả các khâu như cung cấp, vận chuyển và xử lý, chế biến thức ăn.

– Do dùng tay tiếp xúc với bề mặt của đồ vật bị ô nhiễm mầm bệnh sau đó sau đó chạm vào của miệng, mũi… Tại các trường học thì những vật dụng chung như tay nắm cửa nhà vệ sinh, bệ nắp bồn cầu chính là những nơi có khả năng và nguy cơ ô nhiễm mầm bệnh rất cao.

– Sử dụng chung vật dụng cá nhân như khăn tắm, cốc uống nước và bàn chải đánh răng.

– Có tiếp xúc với chất nôn của người bệnh, bắt tay với người bệnh sau đó không rửa tay hay chia sẻ đồ ăn từ đồ dùng bị ô nhiễm mầm bệnh.

– Không rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, không rửa tay sau khi thay tã cho em bé, không rửa tay sau khi chăm sóc người bệnh hoặc không rửa tay trước khi chế biến các món ăn.

Như vậy, chúng ta có thể giải đáp thắc mắc rối loạn tiêu hóa có lây không bằng những phân tích trên.

phòng bệnh cho trẻ

Hiểu rõ về rối loạn tiêu hóa để phòng bệnh cho trẻ

Các biện pháp kiểm soát và phòng chống lây truyền bệnh

– Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước ấm. Nếu bạn phải đi công tác, đi du lịch thì việc chuẩn bị sẵn cồn và dung dịch rửa tay có bán sẵn ở các nhà thuốc là một lựa chọn thay thế hữu ích phòng khi không có xà phòng và nước để rửa tay.

– Duy trì một môi trường sống/ môi trường học tập sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh nhà cửa, lau sạch sẽ tay nắm cửa và vệ sinh bồn cầu, trong những đợt có dịch bệnh bùng phát thì tay nắm cửa nhà vệ sinh và bồn cầu cần được rửa sạch bằng hóa chất khử trùng ít nhất 3-4 lần/ngày.

– Duy trì vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không dùng chung đồ vệ sinh cá nhân như bàn chải đánh răng hoặc khăn với bất cứ ai khác.

– Đối với trẻ em bị bệnh, cách ly với trẻ khác, không đến trường học cho đến 24 giờ sau khi hết các triệu chứng. Tại phòng bệnh, buồng bệnh, khu vực cách ly phải được vệ sinh khử trùng đúng cách và có người theo dõi, chăm sóc.

-Với người bệnh bị nôn cần chú ý nhanh chóng loại bỏ chất nôn và làm sạch chất nôn bám trên bề mặt như quần áo, dụng cụ vì chất nôn có thể chứa một lượng lớn vi khuẩn hoặc vi-rút.

– Tại trường học hay các nơi công cộng tập trung đông người phải được cung cấp đủ nước sạch, xà phòng rửa tay, khăn giấy và thùng rác. Có các biển báo hoặc tín hiệu để nhắc nhở mọi người rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh.

– Thực hành vệ sinh tốt trong quá trình chế biến, bảo quản thức ăn.

vệ sinh thực phẩm

Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm

Như vậy, sau khi hiểu rõ rối loạn tiêu hóa có lây không, cần có những biện pháp chủ động phòng tránh những nguy cơ có thể dẫn đến triệu chứng bệnh.

Cần làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa?

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, điều đầu tiên cha mẹ cần xác định tình trạng mất nước ở trẻ, bằng việc kiểm tra ngay xem trẻ khát không, đi tiểu có như bình thường hay không, môi khô như thế nào, từ đó nhanh chóng bù nước cho con.

Khi rối loạn tiêu hóa có kèm theo đau bụng thì đi khám bệnh càng sớm càng tốt để đề phòng mắc bệnh cấp tính như bệnh viêm ruột thừa, thủng dạ dày, ngộ độc thực phẩm…

Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn nhiều chất béo, chất đạm, thức ăn để lâu ngày dễ bị nhiễm khuẩn. Với bé bị rối loạn tiêu hóa dạng tiêu chảy cha mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn của trẻ tăng cường rau xanh và chất xơ, uống nhiều nước,… đặc biệt nên giữ vệ sinh ăn uống, bổ sung các men vi sinh có lợi.

Hy vọng những nội dung trên đã giúp bạn hiểu rõ rối loạn tiêu hóa có lây không? Lây qua con đường nào? Phòng tránh ra sao?… Để có phương pháp “đối phó” khi chẳng may gặp phải các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc