Rối loạn tiêu hóa là gì?

Trẻ bị táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng,.. là những triệu chứng rối loạn tiêu hóa rất quen thuộc đối với các bậc phụ huynh trong quá trình nuôi dưỡng một đứa trẻ. Tuy nhiên vẫn có không ít cha mẹ chưa hiểu rõ rối loạn tiêu hóa là gì nguyên nhân do đâu và xử lý thế nào cho hiệu quả.

Rối loạn tiêu hóa khiến trẻ cảm thấy khó chịu, đau bụng, đầy hơi, chán ăn,….

Rối loạn tiêu hóa là gì?

Thực chất, đây là một hội chứng được hình thành do sự co thắt bất thường của các cơ vòng hệ tiêu hóa, gây đau bụng kèm theo một số triệu chứng khác như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, ợ hơi, bao gồm cả thay đổi tính chất của phân như phân sống, phân có mùi chua, phân lổn nhổn,…Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu trên, cha mẹ nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân để có hướng xử lý đúng đắn.

5 nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa

Cùng đối chứng xem đâu trong số 5 nguyên nhân chính dưới đây là “thủ phạm” khiến con bạn dễ mắc bệnh nhé:

Sức đề kháng yếu

Trẻ nhỏ sức đề kháng yếu, các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng… có cơ hội xâm nhập và gây nhiều bệnh trong đó có rối loạn tiêu hóa, rối loạn đường ruột.

Do dùng kháng sinh dài ngày

Kháng sinh đi vào cơ thể không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn vi khuẩn có lợi dẫn đến tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây ra hội chứng rối loạn tiêu hóa.

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Do hệ thống men tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên khi các mẹ cho trẻ ăn theo chế độ không hợp lý, không đúng độ tuổi sẽ khiến trẻ bị rối loạn hệ tiêu hóa.

rối loạn tiêu hóa ở trẻ do chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống không hợp lý là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Do nhiễm khuẩn từ thức ăn và môi trường

Môi trường sống của trẻ không được sạch sẽ, thoáng mát hay nguồn nước bị ô nhiễm, thức ăn bị nhiễm khuẩn, tay, đồ chơi của trẻ bị nhiễm bẩn gây ra các triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột…

Do biến chứng từ bệnh khác

Các bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản thường khiến trẻ bị tiết nhiều đờm dãi trong khi chưa có ý thức khạc nhổ ra ngoài, thay vào đó trẻ thường nuốt đờm trong đó có chứa vi khuẩn nên dẫn đến nhiễm khuẩn đường ruột, đây cũng là một nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa không hiếm gặp.

Những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp

Trẻ nhỏ thường hay nôn trớ vì thực quản ngắn, phần dưới hơi nở rộng, lớp cơ chưa phát triển hoàn chỉnh và còn non yếu, cơ tâm vị co thắt bất thường. Tuy nhiên đây cũng là một dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ, mẹ cần chú ý để phân biệt giữa nôn trớ sinh lý và bệnh lý.

 Trẻ bị tiêu chảy

Biểu hiện bé bị rối loạn tiêu hóa đi ngoài phân lỏng như nước, trên 3 lần trong ngày, phân có mùi tanh, phân sống,…

 Táo bón

Mẹ có thể quan sát thấy trẻ vài ngày đi vệ sinh một lần, phân cứng, khuôn phân to, thường có màu đen, trẻ đau bụng khi đi tiêu, thậm chí có lẫn máu ở phân.

Triệu chứng căng chướng bụng, ợ hơi

Khi bị trẻ bị rối loạn tiêu hóa, bụng trẻ căng to và dấu hiệu ợ hơi liên tục, ngoài ra còn có biểu hiện miệng hôi.

Trẻ chán ăn, ăn ít, mệt mỏi, suy dinh dưỡng

Trẻ thường kém ăn trong giai đoạn này, lười ăn do ăn vào lại nôn và hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả nên khả năng hấp thu và tiêu hóa kém. Tình trạng này kéo dài khiến trẻ luôn mệt mỏi, quấy khóc,  suy dinh dưỡng.

Giải pháp

Rối loạn tiêu hóa nếu không có biện pháp xử lý đúng đắn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Vậy hướng điều trị đúng đắn tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa là gì?. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo cách điều trị trong một số trường hợp thường gặp dưới đây:

+ Trẻ bị nôn trớ nhiều

Trẻ nôn trớ nhiều phải làm sao?

Để hạn chế nôn trớ sinh lý ở trẻ cần phối hợp các biện pháp sau:

– Chế độ ăn: Cho trẻ bú làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần bú không no quá, chuyển chế độ ăn từ từ.

– Cho trẻ bú đúng tư thế. Những bé bú mẹ không đúng cách, ngậm bắt vú không sát, ngậm lơ lửng, vừa bú mẹ vừa bú hơi, vì thế khi bú no hay bị nôn trớ.

– Khi trẻ bị nôn nên lưu ý tư thế giúp trẻ dễ chịu: Bế trẻ ngồi, đặt một tay ở trán để đỡ phần đầu, tay còn lại đỡ phần dưới ngực để trẻ nôn dễ dàng.

– Khi nôn xong, nên cho trẻ nằm nghỉ, không nên cho bé uống sữa ngay sau khi nôn ói. Lau mặt, miệng cho trẻ, thay áo, súc miệng để tránh mùi khó chịu do chất nôn gây nên.

– Dùng thuốc, biện pháp này chỉ sử dụng khi việc điều chỉnh chế độ ăn và tư thế bú không có kết quả và có chỉ định của bác sĩ.

+ Rối  loạn tiêu hóa ở trẻ 8 tháng tuổi dẫn đến tiêu chảy cấp

Xử trí khi trẻ bị tiêu chảy:

– Điều trị sớm, quan trọng nhất là bù nước, điện giải và đảm bảo chế độ ăn cho trẻ.

Bù nước cho trẻ khi bị tiêu chảy

– Tùy từng mức độ mất nước mà cha mẹ cho trẻ uống nhiều nước đun sôi để nguội, oresol hoặc dung dịch tự chế. Nếu trẻ nôn thì đợi 10 phút rồi tiếp tục cho uống, chú ý cho uống chậm, uống từng thìa cách nhau 2-3 phút. Nếu tình trạng mất nước nặng thì cần nhập viện điều trị.

– Các thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy: gạo, khoai tây, thịt gà, lợn, sữa đậu tương (đậu nành), sữa chua, dầu thực vật, cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo.

-Với trẻ từ 6 tháng, ngoài sữa mẹ và sữa thay thế, cha mẹ cần cho con ăn thêm nhiều lần và từng ít một các thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho thêm ít dầu mỡ để tăng thêm năng lượng.

+ Trường hợp trẻ bị táo bón

Điều trị theo nguyên nhân là rất cần thiết nhưng điều chỉnh chế độ ăn vẫn là bước quan trọng nhất:

– Cho trẻ uống nhiều nước.

– Ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng như: rau, củ khoai lang, mồng tơi, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ.

– Chọn loại sữa không gây táo bón: có bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền.

– Trẻ lớn không nên ăn các loại hoa quả có vị chát như: ổi, hồng xiêm, bánh kẹo, nước uống có ga, cà phê…

– Nếu mẹ bị táo bón khi nuôi con bú thì phải điều trị kịp thời, cách tốt nhất là điều chỉnh chế độ ăn của mẹ.

Nhằm phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ, các bà mẹ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho trẻ ăn bột từ tháng thứ 7 khi trẻ đã có khả năng tiêu hóa tinh bột. Khi cho trẻ ăn bột, cần cho trẻ ăn từ từ ít một, từ loãng đến đặc để trẻ thích nghi dần với chế độ ăn từ bú mẹ sang ăn tinh bột.

Muốn khắc phục tình trạng trẻ 8  tháng tuổi bị rối loạn tiêu hóa, ngoài các cách trên, mẹ có thể cho bé ăn thêm sữa chua vì trong sữa chua chứa các lợi khuẩn.

Bổ sung men vi sinh là biện pháp tăng lợi khuẩn đường ruột hiệu quả

Để bổ sung lượng lớn vi khuẩn có ích có khả năng sống trong môi trường đường ruột thì mẹ nên lựa chọn các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa đa dạng chủng lợi khuẩn và cho trẻ uống theo từng đợt. Sản phẩm này không chỉ phòng/loại trừ rối loạn tiêu hóa mà còn kích thích thèm ăn, tăng khả năng hấp thu cho trẻ.

Với thành phần gồm hỗn hợp 8 chủng vi khuẩn có lợi như Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus plantarum, Lactobacillus casei, Lactobacillus rhamnosus, Bifidobacterium bifidum,.. thực phẩm bảo vệ sức khỏe Himita giúp giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ giải quyết tình trạng rối loạn tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng.

Sản phẩm này là lựa  chọn phù hợp cho các trường hợp rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như đã liệt kê ở nội dung phía trên.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Himita có xuất xứ từ Hàn Quốc, do công ty TNHH Đại Bắc phân phối, có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Mọi thắc mắc liên quan đến triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, cách sử dụng đúng sản phẩm khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa là gì, các bậc phụ huynh có thể gọi đến tổng đài tư vấn miễn phí 18001125 để được giải đáp chi tiết.

 

 

 

 

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc