Rối loạn tiêu hóa ở trẻ 2 tháng tuổi có những dấu hiệu nào?

Trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa đặc biệt là thường xuyên xuất hiện dấu hiệu của chứng rối loạn tiêu hóa, tình trạng này sẽ dẫn đến mất nước, mệt mỏi, kém ăn, chính là nguyên nhân khiến cho trẻ bị suy dinh dưỡng chậm lớn. Vì vậy phát hiện những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở trẻ 2 tháng tuổi và trẻ sơ sinh mẹ nên có biện pháp chăm sóc và điều trị kịp  thời.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh là gì?

Như chúng ta đều biết, hệ miễn dịch, nhất là hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh còn rất non yếu, chưa thể đủ sức để chống lại những tác nhân gây hại xâm nhập, vì vậy đây là đối tượng dễ mắc các bệnh về tiêu hóa, dạ dày, trong đó có chứng rối loạn tiêu hóa.

Trẻ sơ sinh rối loạn tiêu hóa là do các vòng cơ của hệ tiêu hóa co bóp không đồng đều khi chịu tác dụng của các tác nhân bên ngoài như thức ăn, thuốc, nước uống hay do sự vận động của trẻ, dẫn đến hiện tượng đi ngoài không bình thường. rối loạn tiêu hóa ở người lớn không quá nguy hiểm nhưng ở trẻ sơ sinh thì mẹ cần đặc biệt lưu ý. Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ 2 tháng tuổi kéo dài không chỉ làm ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của trẻ mà còn khiến trẻ mất nước, nôn ói, không ăn uống được, suy dinh dưỡng, thậm chí có những trẻ bị tiêu chảy kéo dài, mất nước dẫn đến tử vong.

rối loạn tiêu hóa ở trẻ 2 tháng tuổi

Trẻ 2 tháng tuổi hệ miễn dịch còn rất yếu

Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ 2 tháng tuổi

+ Nôn trớ

Nôn trớ là biểu hiện thường gặp nhất ở những trẻ dưới 12 tháng bị rối loạn tiêu hóa. Đây là thời kì trẻ vẫn đang bú mẹ nên tình trạng này còn xảy ra thường xuyên hơn, có thể chỉ do thói quen, tư thế cho bé bú không đúng cách, cho bé bú quá no, quá nhiều lần trong khi dạ dày trẻ còn quá bé, hay mẹ cho bé nằm ngang, khiến cho sữa trào ngược lên trên miệng, hay còn gọi là tình trạng trào ngược thực quản. vấn đề này cũng không đáng lo ngại lắm, thông thường trẻ sẽ khỏi sau 1 tuổi.

Để khắc phục tình trạng roi loan tieu hoa tre 2 thang gây nôn trớ, mẹ nên chú ý chỉ cho bé bú một lượng sữa vừa đủ, không cho bú quá nhiều. khi cho trẻ bú phải để trẻ ngậm hết núm vú tránh hiện tượng trẻ nuốt hơi, gây nên tình trạng nôn ói.

+ Rối loạn tiêu hóa ở trẻ  2 tháng tuổi gây tiêu chảy

Hệ tiêu hóa của bé còn rất yếu nên chỉ cần một loại thức ăn, sữa lạ xuất hiện cũng có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở trẻ.

Mẹ có thể nhận ra trẻ sơ sinh rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy thông qua số lần đi ngoài của trẻ, thông thường trẻ sơ sinh chỉ bú mẹ và uống sữa là chính nên số lần đi ngoài cũng khá nhiều.

tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Trẻ bị tiêu chảy

Mẹ hãy chú ý theo dõi xem con mình có đi ngoài nhiều hơn bình thường không, chất lượng phân như thế nào? Thông thường đối với những trẻ bị tiêu chảy phân sẽ lỏng hơn rất nhiều, tùy theo từng mức độ của bệnh phân có thể nát hoặc chỉ chứa mình nước.

+ Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa có biểu hiện đau bụng

Đây là triệu chứng rất phổ biến do rối loạn tiêu hóa ở trẻ 2 tháng tuổi và trẻ sơ sinh. Trẻ thường gặp phải các cơn đau bụng ,có thể là đau đột ngột, quặn thắt hoặc đâu âm ỉ kép dài trong nhiều giờ.

+ Trẻ chán ăn, bỏ bú

Một trong những triệu chứng của rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh mà mẹ có thể dễ dàng nhận ra đó là tình trạng chán ăn ở trẻ. hệ tiêu hóa có vấn đề khiến cho trẻ luôn có cảm giác chướng bụng, đầy hơi, chán ăn, bỏ bú. Bình thường một ngày trẻ sơ sinh phải bú rất nhiều lần nhưng mẹ không hiểu sao hôm nay cho trẻ bú , bé bú rất ít, thậm chí khóc ngặt khi mẹ cho bú. Trẻ từ chối tất cả những loại thức ăn kể cả những thứ bình thường trẻ rất thích, hoặc có ăn nhưng ăn rất ít.

Trên đây là những dấu hiệu, triệu chứng phổ biến của rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh, mẹ hãy tham khảo để có thể dễ dàng phát hiện ra tình trạng này ở trẻ, kịp thời hỗ trợ điều trị để tránh những trường hợp đáng tiếc.

Cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ 2 tháng tuổi nếu kéo dài có thể khiến bé bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Chính vì vậy ngay khi trẻ có biểu hiện mắc bệnh cha mẹ nên đưa con đến các phòng khám chuyên khoa nhi để được điều trị kịp thời.

khám nhi

Đưa trẻ đi khám nếu có những dấu hiệu bất thường

Để bù nước và chất điện giải cho trẻ, mẹ cần tăng thêm cữ bú và lượng sữa bú trong mỗi cữ, tức cho trẻ bú nhiều hơn bình thường. Trường hợp bé bị nôn ói nhiều và mất nước nghiêm trọng thì cần phải truyền dịch theo đường tĩnh mạch.

Trường hợp bé bị táo bón hãy pha sữa lỏng hơn theo hướng dẫn một chút. Ngoài ra mẹ cần ăn nhiều rau xanh và đồ mát để bé dễ đi ngoài hơn.

Ngoài việc sớm áp dụng những cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ 2 tháng tuổi đúng cách, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

-Sử dụng nguồn nước sạch đã được đun sôi để pha sữa cho bé. Các dụng cụ như bình, thìa pha sữa phải được rửa sạch sẽ và ngâm qua nước sôi rồi để cho thật khô trước khi sử dụng lại.

-Cần rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn khi tiếp xúc hoặc chăm sóc trẻ

-Không cho bé mút tay hoặc ngậm đồ chơi dẫn đến nhiễm khuẩn đường ruột và gây rối loạn tiêu hóa.

-Tránh sử dụng kháng sinh cho bé khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

-Hiện nay có rất nhiều bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa cho trẻ sơ sinh được lưu truyền như dùng búp ổi, hồng xiêm xanh, gừng tươi… Tuy nhiên cha mẹ tuyệt đối không nên áp dụng cách này cho con mình, đặc biệt khi bé còn quá nhỏ sẽ rất nguy hiểm.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ 2 tháng tuổi nếu mẹ biết cách điều trị và chăm sóc trẻ sẽ không có gì nghiêm trọng, có thể cải thiện một cách an toàn, tự nhiên chính vì thế cha mẹ cần trang bị những kiến thức cơ bản về rối loạn tiêu hóa ở độ tuổi này để có thể sáng suốt xử lý.

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc