Rối loạn tiêu hóa ở trẻ 8 tháng tuổi: Những điều cần chú ý

Giai đoạn 8 tháng tuổi trẻ đang trong thời kì tập ăn dặm, đây cũng là giai đoạn bé hay gặp các rối loạn tiêu hóa. Việc bị rối loạn tiêu hóa ở trẻ 8 tháng tuổi đa phần là do 3 nguyên nhân, những chia sẻ sau đây sẽ giúp các mẹ chủ động hơn trong việc khắc phục triệu chứng để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ 8 tháng tuổi

Do ăn dặm quá sớm

Thường khi ăn bột sớm, trẻ có thể chịu đựng được vài tuần, sau đó dần dần xuất hiện đi phân sống (phân lẫn nước lẫn cái có mùi chua) rồi trẻ biếng ăn, hay trung tiện, chướng bụng do chất bột không tiêu hóa hết. Nguyên nhân là do tinh bột được tiêu hóa nhờ men amylase và ptyalin ở nước bọt mà nước bọt phải tới 6 tháng tuổi trẻ mới tiết ra nhiều.

Chế độ ăn không phù hợp

Do cách chế biến thức ăn không phù hợp với lứa tuổi của trẻ, đặc biệt hay gặp những trẻ gầy còm thường thiếu năng lượng và nhất là chế độ ăn thiếu dầu mỡ. Hơn nữa, do trẻ phân sống nên một số bà mẹ lại kiêng dầu mỡ, khiến trẻ không hấp thu được một số vi chất và bị suy dinh dưỡng, trẻ suy dinh dưỡng lại dễ bị tiêu chảy.

rối loạn tiêu hóa ở trẻ 8 tháng tuổi

Trẻ 8 tháng tuổi dễ gặp phải các triệu chứng rối loạn tiêu hóa

Do dùng thuốc kháng sinh

Dùng thuốc kháng sinh cũng là một trong các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ 8 tháng tuổi. Do hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu và chưa hoàn chỉnh nên khi kháng sinh đi vào sẽ tiêu diệt cả vi khuẩn có hại lẫn vi khuẩn có ích, gây nên những triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ như phân sống, táo bón, tiêu chảy, nếu hiện tượng này kéo dài sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch ở trẻ.

Ngoài ra, môi trường sống của trẻ chứa nhiều vi khuẩn có hại như khi bé tiếp xúc với đồ chơi, thú vật bám vi khuẩn cũng là nguyên nhân gây rốn loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ.

Cách khắc phục trẻ bị rối loạn tiêu hóa ở tháng thứ 8

Các mẹ có thể tham khảo cách điều trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ nhỏ trong một số trường hợp thường gặp:

Trẻ bị nôn trớ nhiều

Để hạn chế nôn trớ sinh lý ở trẻ cần phối hợp các biện pháp sau:

– Chế độ ăn: Cho trẻ bú làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần bú không no quá, chuyển chế độ ăn từ từ.

trẻ nôn trớ

Chăm sóc đúng cách khi trẻ bị nôn trớ

– Cho trẻ bú đúng tư thế: Những bé bú mẹ không đúng cách, ngậm bắt vú không sát, ngậm lơ lửng, vừa bú mẹ vừa bú hơi, vì thế khi bú no hay bị nôn trớ.

– Khi trẻ bị nôn nên lưu ý tư thế giúp trẻ dễ chịu: Bế trẻ ngồi, đặt một tay ở trán để đỡ phần đầu, tay còn lại đỡ phần dưới ngực để trẻ nôn dễ dàng.

– Khi nôn xong, nên cho trẻ nằm nghỉ, không nên cho bé uống sữa ngay sau khi nôn ói. Lau mặt, miệng cho trẻ, thay áo, súc miệng để tránh mùi khó chịu do chất nôn gây nên.

– Dùng thuốc, biện pháp này chỉ sử dụng khi việc điều chỉnh chế độ ăn và tư thế bú không có kết quả và có chỉ định của bác sĩ.

Rối  loạn tiêu hóa ở trẻ 8 tháng tuổi dẫn đến tiêu chảy cấp

Xử trí khi trẻ bị tiêu chảy:

– Điều trị sớm, quan trọng nhất là bù nước, điện giải và đảm bảo chế độ ăn cho trẻ.

– Tùy từng mức độ mất nước mà cha mẹ cho trẻ uống nhiều nước đun sôi để nguội, oresol hoặc dung dịch tự chế. Nếu trẻ nôn thì đợi 10 phút rồi tiếp tục cho uống, chú ý cho uống chậm, uống từng thìa cách nhau 2-3 phút. Nếu tình trạng mất nước nặng thì cần nhập viện điều trị.

bù nước cho trẻ

Chú ý bù nước, điện giải cho trẻ

– Các thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy: gạo, khoai tây, thịt gà, lợn, sữa đậu tương (đậu nành), sữa chua, dầu thực vật, cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo.

-Với trẻ từ 6 tháng, ngoài sữa mẹ và sữa thay thế, cha mẹ cần cho con ăn thêm nhiều lần và từng ít một các thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho thêm ít dầu mỡ để tăng thêm năng lượng.

Rối loạn dẫn tới trẻ bị táo bón

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ 8 tháng tuổi điều trị theo nguyên nhân là rất cần thiết nhưng điều chỉnh chế độ ăn vẫn là bước quan trọng nhất:

– Cho trẻ uống nhiều nước.

– Ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng như: rau, củ khoai lang; mồng tơi; đu đủ; chuối tiêu; cam; bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ.

– Chọn loại sữa không gây táo bón: có bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền.

– Trẻ lớn không nên ăn các loại hoa quả có vị chát như: ổi, hồng xiêm, bánh kẹo, nước uống có ga, cà phê…

– Nếu mẹ bị táo bón khi nuôi con bú thì phải điều trị kịp thời, cách tốt nhất là điều chỉnh chế độ ăn của mẹ.

Nhằm phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ, các bà mẹ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho trẻ ăn bột từ tháng thứ 7 khi trẻ đã có khả năng tiêu hóa tinh bột. Khi cho trẻ ăn bột, cần cho trẻ ăn từ từ ít một, từ loãng đến đặc để trẻ thích nghi dần với chế độ ăn từ bú mẹ sang ăn tinh bột.

Muốn khắc phục tình trạng trên, ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, mẹ có thể cho bé ăn thêm sữa chua vì sữa chua chứa các lợi khuẩn.

Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ là điều cần thiết

Để bổ sung lượng lớn vi khuẩn có ích có khả năng sống trong môi trường đường ruột thì mẹ nên lựa chọn men vi sinh và cho trẻ uống theo từng đợt. Men vi sinh không chỉ phòng/loại trừ rối loạn tiêu hóa mà còn kích thích thèm ăn, tăng khả năng hấp thu cho trẻ.

Hi vọng rằng với những chia sẻ tổng hợp chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ 8 tháng tuổi trong bài viết trên sẽ giúp ích phần nào cho mẹ trong việc chăm sóc khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa trong độ tuổi ăn dặm này.

 

 

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc