Rất nhiều người nhầm lẫn giữa rối loạn tiêu hóa và viêm đại tràng

Rối loạn tiêu hóa và viêm đại tràng rất hay bị nhầm lẫn với nhau do có nhiều triệu chứng tương đồng. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng sức khỏe của chúng lại khác nhau. Sự nhầm lẫn sẽ gây khó khăn, tai hại trong việc điều trị bệnh.  Dưới đây là nội dung phân biệt giữa hai loại bệnh này.

Phân biệt rối loạn tiêu hóa và viêm đại tràng

Sở dĩ có sự nhầm lẫn giữa rối loạn tiêu hóa viêm đại tràng là vì các triệu chứng của hai bệnh khá giống nhau. Triệu chứng chung đều có thể gặp phải như đau bụng, đi ngoài phân lỏng hoặc lúc táo lúc lỏng, buồn nôn và nôn. Tuy nhiên trên mỗi bệnh thì các triệu chứng, diễn biến lại có những điểm khác biệt hoàn toàn:

+ Viêm đại tràng

  • Nguyên nhân: Viêm mạc đại tràng bị tổn thương.
  • Vị trí xuất hiện cơn đau: Lan dọc theo khung đại tràng, chủ yếu gặp ở ổ bụng bên trái hoặc dưới rốn.
  • Thời gian đau: Kéo dài, hay tái phát, thường biểu hiện bệnh vào buổi sáng.
  • Cường độ cơn đau: Các cơn đau âm ỉ hoặc quặn dữ dội. Không giảm đau nhiều sau khi sử dụng thuốc. Phân biệt rối loạn tiêu hóa và viêm đại tràng nếu chỉ căn cứ vào dấu hiệu này sẽ rất dễ nhầm lẫn.
  • Tình trạng đi ngoài: Đi ngoài chủ yếu vào buổi sáng, từ 2-3 lần mỗi ngày. Phân lỏng nát, có chất nhầy, có khi táo hoặc lúc lỏng lúc táo, Bụng chướng căng, gõ vào nghe bộp bộp, khi đánh hơi thì cảm giác dễ chịu
  •  Triệu chứng khác: Ít triệu chứng, chỉ cảm thấy kém ăn, khó tiêu, người mệt mỏi, khó tiêu.
viêm đại tràng

Viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng bị tổn thương

+ Rối loạn tiêu hóa

  • Nguyên nhân: Do nhiễm khuẩn, nấm, virus từ các thực phẩm ôi thiu, thực phẩm sống, không đảm bảo an toàn vệ sinh. Một số yếu tố khác như môi trường sống,bệnh đường tiêu hóa,do dùng kháng sinh,…
  • Vị trí đau: Bất kì chỗ nào trên ổ bụng.
  • Mức độ đau:  Cơn đau dữ dội, lan tỏa ra khắp ổ bụng. Cơn đau xuất hiện ngay khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh và giảm sau khi sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm co bóp… triệu chứng này cũng dễ phân biệt giữa rối loạn tiêu hóa và viêm đại tràng.
  • Tình trạng đi ngoài: Đi lên tục 5-6 lần trong ngày. Phân lỏng nhiều nước, nếu bị nặng có thể toàn nước và bọt, bụng thường căng cứng như trong các rối loạn tiêu hóa cấp cứu ngoại khoa.
  • Triệu chứng khác: Nếu ngộ độc/dị ứng do thực phẩm sẽ gặp tình trạng tiêu chảy, nôn và buồn nôn, chóng mặt. Toàn thân mệt mỏi, sụt cân nhanh chóng, Có thể gặp sốt, đau đầu, chán ăn, mệt mỏi, gầy sút cân. Các triệu chứng sẽ hết khi ngừng tiếp xúc tác nhân gây bệnh và điều trị các bệnh gây ra.
Rối loạn tiêu hóa và viêm đại tràng

Rối loạn tiêu hóa và viêm đại tràng tuy có điểm tương đồng nhưng có thể phân biệt được

Điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ bằng cách nào?

Nguyên nhân gây tình trạng rối loạn tiêu hóa rất đa dạng như bệnh lý của cơ thể, thay đổi chế độ ăn, do dùng thuốc kháng sinh hay do thay đổi chế độ ăn đột ngột.

Một số rối loạn tiêu hóa thường gặp và các khắc phục như:

+ Trẻ bị trào ngược , nôn trớ

Tình trạng nôn trớ, trào ngược do rối loạn tiêu hóa ở trẻ làm ảnh hưởng đến sự hấp thu thức ăn cũng như sự phát triển thể chất của trẻ. Lúc này mẹ cần chú ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mẹ (nếu trẻ còn bú)và bé, cho bé bú/ăn đúng tư  thế để tránh trào ngược, nôn trớ.

+ Trẻ táo bón

Táo bón là 1 triệu chứng không thể nhầm lẫn giữa rối loạn tiêu hóa và viêm đại tràng, hiện tượng này rất hay gặp ở trẻ còn nhỏ khi thức ăn có quá nhiều mỡ, chất đạm và ít chất khoáng, cũng có khi do uống nhiều sữa bò, sữa bột, cũng có thể do thuốc kháng sinh.

Trẻ bị táo bón, rối loạn tiêu hóa

Trẻ bị táo bón

Cách phòng và điều trị táo bón do rối loạn tiêu hóa ở trẻ tốt nhất là tập cho trẻ thói quen đại tiện vào một giờ cố định trong ngày, tăng cường rau xanh và chất xơ trong chế độ dinh dưỡng của trẻ.

+ Trẻ bị tiêu chảy

Tình trạng trẻ bị tiêu chảy kéo dài dẫn đến mất nước, mất điện giải trầm trọng có thể dẫn tới tử vong nếu không được bù nước, bù điện giải kịp thời.

Để phòng bệnh tiêu chảy, cần chú ý đảm bảo vệ sinh cho trẻ, thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau ăn, cẩn trọng khi cho trẻ dùng kháng sinh.

Ngoài những triệu chứng điển hình trên, trẻ bị rối loạn tiêu hóa còn có các biểu hiện đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu, hấp thu kém,… để khắc phục tình trạng này, trước hết cha mẹ cần điều trị triệt để tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột cho trẻ (nếu có).

Ngoài ra, trẻ bị rối loạn tiêu hóa cần bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất, men vi sinh giúp bé ăn ngon, kích thích tiêu hóa, tăng sức đề kháng.

Những phân tích trên hy vọng đã giúp bạn phân biệt rõ rối loạn tiêu hóa và viêm đại tràng để xử lý đúng đắn khi gặp phải những triệu chứng bệnh. Việc tự chẩn đoán đau đại tràng và rối loạn tiêu hóa có thể gây nhầm lẫn, vì  thế bệnh nhân vẫn nên thăm khám hoặc gọi điện cho bác sỹ chuyên khoa để lắng nghe tư vấn.

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc