Thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng tuổi được nhiều mẹ áp dụng

Thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng tuổi như thế nào để trẻ không chán ăn, lười ăn mà vẫn đảm bảo sự phát triển của trẻ? Các mẹ hãy cùng tham khảo thực đơn trong bài viết dưới đây nhé.

Nếu như giai đoạn bắt đầu ăn dặm 6 tháng tuổi, bé rất thích thú với các bữa ăn, thì sang giai đoạn 7-8 tháng, bé rất dễ chán ăn, lười ăn, nếu mẹ không biết cách thay đổi khẩu vị bữa ăn cho bé hàng ngày.

Thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng tuổiThực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng tuổi được nhiều mẹ áp dụng nhất

I. Bé 7 – 8 tháng tuổi cần được bổ sung những dưỡng chất nào?

Khi bé được 7-8 tháng tuổi đã cứng cáp hơn, hệ tiêu hoá và thể chất của bé cũng hoàn thiện hơn giai đoạn khi được 5-6 tháng tuổi. Khi mới bắt đầu ăn dặm, trẻ luôn thích thú với khi ăn, tuy nhiên, khi sang giai đoạn 7 tháng trở đi, nhiều trẻ lại lười ăn, chán ăn, chậm lớn khiến mẹ lo lắng.

Đây là lúc mẹ hãy khám phá thêm nhiều món ăn dặm mới để xem bé có hứng thú, sở thích với món ăn nào.

1. Đảm bảo đủ tinh bột – chất xơ, vitamin – chất đạm, chất béo

Tất nhiên, trong mỗi bữa ăn dặm, mẹ cần cung cấp đủ 3 thành phần dưỡng chất là: tinh bột (cơm, mì, cháo,…), chất xơ, vitamin (rau, củ, quả, trái cây,…), chất đạm (thịt, cá, trứng,…) và chất béo (dầu ăn, mỡ).

Thực đơn ăn dặm cho trẻ 7-8 tháng tuổiBổ sung nhiều dưỡng chất hơn trong Thực đơn ăn dặm 7- 8 tháng tuổi của bé

2. Nhóm dưỡng chất nên bổ sung thêm khi trẻ 7-8 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm cho bé 7- 8 tháng tuổi cần bổ sung các nhóm dưỡng chất như: protein, cacbohidrate, canxi, các nhóm vitamin A, C, D, kẽm, sắt,…  để hoàn thiện hơn sự phát triển về thể chất cũng như trí não của trẻ.

3. Bổ sung thêm nhiều vitamin D

Đặc biệt, trẻ cần được bổ sung nhiều vitamin D để cơ thể hấp thu canxi tốt hơn, để phát triển hệ xương khớp và mọc răng sữa; bổ sung chất sắt và acid béo Omega3 tự nhiên để phát triển tốt não bộ, trẻ hình thành nhận thức nhanh hơn.

Do vậy, các mẹ hãy bổ sung các loại thực phẩm chứa các thành phần dưỡng chất trên vào thực đơn ăn dặm hàng ngày của bé.

II. Lưu ý khi chế biến thực đơn ăn dặm cho trẻ 7-8 tháng tuổi

Một điều quan trọng hơn hết đó là những lưu ý trong quá trình chế biến thực đơn ăn dặm của trẻ giai đoạn 7-8 tháng. Đó là:

1. Chế biến tinh bột

– Với cháo: Hãy ngâm gạo trước khi nấu, cháo nấu loãng theo tỉ lệ 1 phần gạo thì 7 phần nước, ninh thật nhừ rồi xay nhuyễn, lọc qua rây rồi mới nấu với các nguyên liệu khác.

– Với các loại khoai: cần gọt sạch vỏ, ngâm nước 30 phút cho hết nhựa trước khi chế biến. Khi khoai chín, nghiền nát khoai rồi trộn với các nguyên liệu khác.

2. Chế biến thịt

– Chọn thịt: Thịt gà  thì chọn phần ức gà, thịt lợn chọn nạc vai hoặc thăn lợn, thịt bò chọn thăn bò; cá nên chọn các loại cá ít xương như cá quả, lươn, trạch, cá hồi, cá tuyết trắng, cá ngừ,…

– Cách chế biến: thịt cần rửa sạch, rồi xay khi còn sống để trữ đông hay chế biến ngay, thịt sẽ mềm và giữ được vị ngọt tự nhiên, không nên luộc chín thịt rồi mới xay  và đem trữ đông, khi rã đông để dùng, thịt sẽ bị khô cứng và mất vị ngọt.

Trong 1 tuần, mẹ cần thay đổi các bữa ăn với 3-4 loại thịt như: thịt lợn, thịt gà, cá xay nhỏ, thịt bò,… để giúp bữa ăn dặm của bé thêm phong phú.

Thực đơn cho bé 7-8 thángNguyên liệu nấu món ăn dặm cho bé 7-8 tháng tuổi cần được xay nhuyễn mịn

3. Cách chế biến rau, củ

Với rau xanh, mẹ nên chọn phần lá để chế biến, còn các loại củ thì gọt sạch vỏ, ninh thật nhừ và xay nhuyễn mịn trước khi nấu cùng các nguyên liệu khác.

III. Thực đơn ăn dặm cho bé 7- 8 tháng tuổi chi tiết

Dưới đây là thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng tuổi chi tiết theo từng ngày, các mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho bé nhà mình:

Thứ 2 và thứ 4:

– 6h: Bú 150-200ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.

– 9h: Bột thịt lợn (20g thịt lợn thăn, 20g bột gạo, 5g dầu ăn, 2 thìa cà phê rau xanh).

– 10h: 1/2 quả chuối tiêu chín.

– 11h: Bú mẹ theo nhu cầu.

– 14h: Bột trứng (gồm: 1 lòng đỏ trứng gà, 20g bột gạo, 5g dầu ăn hoặc mỡ, 2 thìa cà phê rau củ).

– 16h: 100- 150ml nước cam.

– 18h: Bột cua (1 bát con nước lọc cua của 50g cua, 20g bột gạo, 5g dầu ăn, 2 thìa cà phê rau củ).

Ăn dặm 7-8 tháng tuổiThực đơn ăn dặm 7- 8 tháng tuổi cho trẻ vào thứ 2 và thứ 4. Ảnh minh hoạ

Thứ 3 và thứ 5:

– 6h: Bú 150-200ml sữa mẹ hoặc sữa công thức

– 9h: Bột thịt bò (20g thịt bò, 20g bột gạo, 5g dầu ăn, 2 thìa cà phê rau xanh).

– 10h: 50g đu đủ chín.

– 11h: Bú mẹ theo nhu cầu.

– 14h: Bột cua (1 bát con nước lọc cua của 50g cua, 20g bột gạo, 5g dầu ăn, 2 thìa cà phê rau xanh).

– 16h: 100- 150ml nước cam.

– 18h: Bột đậu xanh bí đỏ (10g bột đậu xanh, 20g bột gạo, 5g dầu ăn, 2 thìa cà phê rau xanh).

Thứ 6 và Chủ nhật:

– 6h: Bú 150-200ml sữa mẹ hoặc sữa công thức

– 9h: Bột thịt bò (gồm 20g thịt bò, 20g bột gạo, 5g dầu ăn, 2 thìa cà phê rau xanh).

– 10h: 1/2 quả hồng xiêm chín.

– 11h: Bú mẹ theo nhu cầu.

– 14h: Bột tôm (20g thịt tôm, 20g bột gạo, 5g dầu ăn, 2 thìa cà phê rau xanh).

– 16h: 100- 150ml nước cam.

– 18h: Bột thịt gà (20g thịt gà, 20g bột gạo, 5g dầu ăn, 2 thìa cà phê rau xanh).

Chế độ dinh dưỡng cho bé 7-8 tháng tuổiThực đơn ăn dặm cho trẻ từ 7- 8 tháng tuổi vào thứ 6 và chủ nhật. Ảnh minh hoạ

Thứ 7:

– 6h: Bú 150-200ml sữa mẹ hoặc sữa công thức

– 9h: Bột trứng (1 lòng đỏ trứng gà, 20g bột gạo, 5g dầu ăn, 2 thìa cà phê rau xanh).

– 10h: 100g xoài chín.

– 11h: Bú mẹ theo nhu cầu.

– 14h: Bột thịt lợn (20g thịt lợn nạc; 20g bột gạo, 5g dầu ăn, 2 thìa cà phê rau xanh).

– 16h: 100- 150ml nước cam.

– 18h: Bột gan lợn hoặc gan gà (gồm: 20g gan, 20g bột gạo, 5g dầu ăn hoặc mỡ, 2 thìa cà phê rau xanh).

!Lưu ý: 5g dầu ăn tương đương 1 thìa cà phê, 10g thịt, cá, tôm tương đương 1 thìa cà phê.

Mong rằng bài viết sẽ giúp các mẹ sẽ có những gợi ý cơ bản về thực đơn ăn dặm cho trẻ. Chúc mẹ và bé có những bữa ăn vui vẻ và đầy mong chờ!

5/5 - (1 vote)

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc