Tình trạng trẻ bị loét hậu môn, nguyên nhân do đâu?

Trẻ bị loét hậu môn kéo dài, không chữa trị sớm có thể dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. Và nguyên nhân gây ra bệnh có thể là do chế độ ăn uống không khoa học.

trẻ bị loét hậu môn

Trẻ bị loét hậu môn do phân có vấn đề

Vì sao trẻ bị đỏ, loét hậu môn khi đi vệ sinh?

Có rất nhiều bậc phụ huynh xem nhẹ triệu chứng đỏ, rát hậu môn mỗi khi trẻ đi vệ sinh. Tuy nhiên đó lại là hiện tượng đáng lo ngại. Và thủ phạm gây ra vấn đề này chính là chế độ ăn không hợp lý, cụ thể là ăn nhiều tinh bột.

Sau thời gian bú sữa mẹ hoàn toàn, từ tháng thứ 6 trở đi là giai đoạn trẻ nạp nhiều tinh bột nhất. Bởi lúc này, cha mẹ chủ yếu cho trẻ ăn dặm một số thực phẩm cháo, bánh mì, bún,… Và chính việc bổ sung hàng loạt thực phẩm chứa nhiều tinh bột đã khiến hệ tiêu hóa quá tải và gây ra chứng đi ngoài phân lỏng, phân có mùi chua do lên men. Cuối cùng, hậu quả là làm cho hậu môn trẻ bị kích ứng, lở loét.

nguyên nhân trẻ bị loét hậu môn

Triệu chứng thường xuất hiện kể từ khi trẻ ăn dặm

Cần phải làm gì khi trẻ bị loét hậu môn

Tình trạng loét, đỏ hậu môn nếu kéo dài sẽ gây cho trẻ tâm lý sợ hãi mỗi lần đi đại tiện và có thể nhiễm trùng hậu môn nghiêm trọng.

Chính vì thế phụ huynh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Tạm ngưng sử dụng tả lót cho trẻ trong thời gian này. Cho trẻ mặc quần rộng thoải mái và giữ vùng da gần hậu môn khô thoáng.
  • Không ít người thấy tình trạng này liền tự ý mua thuốc bôi cho trẻ nhưng điều đó là không nên. Trước tiên hãy vệ sinh vùng hậu môn trẻ bằng nước muối pha ấm. Sau đó, dùng khăn mềm lau khô và đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ kê đơn thuốc.
  • Hàng ngày cho trẻ ngâm hậu môn trong nước muối âm nhiều lần. Mỗi lần khoảng 5 phút rồi lau khô và bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
  • Căn dặn trẻ không dùng ngón tay để gãi hậu môn vì như thế sẽ gây trầy xước và nhiễm trùng nặng hơn.
  • Không dùng phấn rôm cho vùng hậu môn vì nó sẽ khiến vết loét bị kích ứng.
cách chữa trị trẻ bị loét hậu môn

Vệ sinh và giữ hậu môn không thoáng

  • Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể nấu nước trà xanh để tắm cho trẻ và rửa phần hậu môn. Trà xanh có tính sát khuẩn cao mà lại êm dịu cho da. Tuy nhiên, sau khi tắm hoặc rửa thì phải dùng khăn mềm lau khô nhẹ nhàng hậu môn.
  • Hạn chế sử dụng nước thơm xả vãi hay chất tẩy quần áo mạnh để tránh kích ứng trong giai đoạn trẻ bị loét hậu môn.
  • Lưu ý rằng đưa trẻ đến bác sĩ nếu như tình trạng loét, đỏ kéo dài không thuyên giảm sau 3 ngày.

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc