4 bước sơ cứu cần nhớ khi trẻ bị ngộ độc hóa chất

Trẻ bị ngộ độc hóa chất là tai nạn có thể dễ dàng xảy ra ở bất kỳ gia đình nào có trẻ nhỏ. Nếu trẻ không được phát hiện và sơ cứu kịp thời thì hậu quả vô cùng nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong. Vì vậy việc nắm rõ và thực hiện ngay sơ cứu khi trẻ bị ngộ độc hóa chất là yếu tố quyết định để cứu sống trẻ.

trẻ bị ngộ độc hóa chất

Trẻ bị ngộ độc hóa chất  cần được sơ cứu nhanh

Các dấu hiệu nhận biết

Bố mẹ cần nghĩ ngay tới việc trẻ bị ngộ độc hóa chất khi con có một số biểu hiện sau đây:

  • Trẻ kêu đau họng, buồn nôn hoặc nôn, môi và lưỡi của trẻ phồng rộp, chảy máu, kèm theo triệu chứng đau thượng vị, hoặc đau khắp bụng.
  • Trẻ có dấu hiệu suy hô hấp: thở nhanh, khó thở, cánh mũi phập phồng, co kéo cơ hô hấp ở cổ, tiếng thở rít.
  • Da tái lạnh, nhợt nhạt, có khi nổi các vân tím; mặt tím tái.
  • Trẻ bị ngộ độc hóa chất có thể rối loạn ý thức, la khóc, hoặc rơi vào trạng thái hôn mê.

Cách sơ cứu nhanh khi trẻ bị ngộ độc hóa chất

Ngay khi phát hiện trẻ bị ngộ độc hóa chất, bố mẹ cần tiến hành các bước sơ cứu sau:

Bước 1: Cho trẻ uống nước/sữa để pha loãng hóa chất, làm giảm kích thích niêm mạc. Lưu ý: Nên cho trẻ uống nhiều, với tốc độ từ từ để tránh bị sặc.

Cũng có thể dùng một số chất bảo vệ niêm mạc dạ dày khác như: bột gạo/bột, lòng trắng trứng gà, nước cháo…để ngăn dạ dày, ruột hấp thụ nhiều chất độc.

Nếu trẻ bị ngộ độc kim loại (thủy ngân, chì…) bố mẹ có thể dùng lòng trắng trứng, hoặc sữa hoặc natri sunfat để tạo phản ứng kết tủa trong dạ dày, ruột, hạn chế ảnh hưởng của chất độc.

Bước 2: Nếu trẻ còn tỉnh táo, cần gây nôn cho trẻ. Cho trẻ uống 200 – 300ml nước muối 0,9%, rồi kích thích họng bằng tay để trẻ nôn.

Lưu ý: Khi trẻ uống phải các hóa chất ăn mòn hay hóa chất bay hơi (acid, bazơ hoặc xăng dầu) TUYỆT ĐỐI KHÔNG GÂY NÔN TRẺ. Nếu gây nôn ở trường hợp này, khi hóa chất được đưa ra ngoài sẽ tràn vào khí quản lần nữa làm tăng mức độ ngộ độc, gây bỏng thực quản, viêm phổi.

Bước 3: Sau khi sơ cứu, ba mẹ cần giữ bình tĩnh giúp trẻ không sợ hãi, để trẻ hợp tác xác định thông tin chính xác về loại hóa chất, số lượng, thời gian uống và các thông tin liên quan khác.

Bước 4: Khi trẻ đã được sơ cứu nhưng vẫn ở trạng thái suy hô hấp, vã mồ hôi, mạch đập bất thường cần lập tức đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất cấp cứu và điều trị kịp thời.

Các biện pháp phòng tránh

Để tránh tai nạn trẻ nuốt phải các loại hóa chất, bố mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

Với thủy ngân (nhiệt kế/ đồ trang trí gia đình)

Không đặt các vật dụng chứa thủy ngân trên bàn, kệ tủ trong tầm nhìn, tầm với của trẻ. Tuyệt đối không cho trẻ chơi đồ có chứa dung dịch thủy ngân.
Khi vật chứa thủy ngân bị vỡ, thay bỏ toàn bộ quần áo trẻ đang mặc trên người. Thu dọn thủy ngân vỡ bằng chổi, không đụng trực tiếp vào các hạt này.

Với các hóa chất khác

Để hóa chất ở những hộp riêng, xa tầm tay của trẻ.
Không đựng hóa chất trong vỏ chai đựng nước uống nhằm tránh nhầm lẫn. Các chai, lọ đựng hóa chất cần được dán chú thích rõ ràng.
Không đựng đồ uống vào các chai lọ trước đây dùng để đựng hóa chất.
Không để chung thuốc uống với những chai lọ hóa chất khác.
Hi vọng với bài viết tổng hợp chia sẻ của chúng tôi về 4 bước cơ bản xử lý khi trẻ bị ngộ độc hoá chất ở trên sẽ giúp ích phần nào cho cha mẹ.

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc