Trẻ bị tiêu chảy có đáng lo ngại không?

Tiêu chảy là bệnh xảy ra quanh năm và ai cũng có thể mắc nhưng trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh hơn cả. Trẻ bị tiêu chảy nếu không phát hiện sớm và chữa kịp thời có nguy cơ cao dẫn đến suy dinh dưỡng thậm chí tử vong do mất nước nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách.

Trẻ bị tiêu chảy nếu không phát hiện rất nguy hiểm

Trẻ bị tiêu chảy nếu không điều trị đúng cách sẽ rất nguy hiểm

Vì sao trẻ dễ bị tiêu chảy?

Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài trên 3 lần trong ngày, ra phân lỏng hoặc toàn nước. Tiêu chảy gồm 2 loại: tiêu chảy cấp – xảy ra đột ngột kéo dài vài ngày đến hàng tuần nhưng không quá 2 tuần và tiêu chảy mạn tính – kéo dài trên 2 tuần.

Dưới đây là những nguyên nhân chính dễ gây tiêu chảy ở trẻ:

Lây nhiễm vi khuẩn

Nguyên nhân chính của tình trạng này là do ăn uống, môi trường sống không đảm bảo vệ sinh, thức ăn không được nấu chín kỹ hoặc để ruồi nhặng bâu đậu gây nhiễm khuẩn, không rửa sạch tay trước khi cầm thức ăn… Vi khuẩn sẽ theo đó tới ruột và ở đây chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh và bài tiết các chất độc.

Vi khuẩn E.coli

Các vi khuẩn thường thấy trong đồ ăn “kém vệ sinh” gây bệnh tiêu chảy ở trẻ như: E.coli, Shigella, Salmonella, Campylobacter, Vibrio cholerae (khuẩn tả),…

Một số loại vi khuẩn, điển hình là vi khuẩn E.Coli còn có thể xâm nhập vào cơ thể qua bàn tay, các bề mặt đồ vật thường xuyên tiếp xúc có chứa vi khuẩn.

Tùy từng trường hợp, do vi khuẩn lây nhiễm sẽ gây ra các triệu chứng về đường tiêu hóa khác nhau cho trẻ, như tiêu chảy kèm theo nôn ói, đi ngoài ra máu, …

Lây nhiễm Rotavirus

Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em, lứa tuổi hay gặp nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.

Rotavirus là loại virus sống trong đường ruột của người nhiễm bệnh. Và loại virus này sẽ tiếp tục tồn tại trong chất thải của người bệnh sau khi thải ra môi trường.

Nếu người lớn, trẻ nhỏ khỏe mạnh tiếp xúc với chất thải của người bệnh, như dùng chung nhà vệ sinh, đồ vệ sinh cá nhân, đi vệ sinh xong không rửa tay sạch, đúng cách,… thì rất dễ bị virus xâm nhập và mắc bệnh tiêu chảy.

Rota virus

Sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày

Thuốc kháng sinh cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em.

Bởi cơ chế của thuốc kháng sinh là tiêu diệt mọi vi khuẩn trong cơ thể, và cũng tiêu diệt luôn cả lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa, khiến hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, gây loạn khuẩn ruột và dẫn đến tiêu chảy.

Mẹ có thể dễ thấy sau mỗi đợt sốt ốm, trẻ phải uống thuốc kháng sinh, trẻ thường đi vệ sinh nhiều lần trong ngày hơn, phân lỏng hơn, có thể lẫn dịch nhầy, phân màu xanh, vàng bất thường, có bọt nổi lên, đôi khi có lẫn cả máu.

Nhiễm ký sinh trùng Giardia lamblia

Một nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy có thể là do đã nhiễm ký sinh trùng Giardia lamblia – loại ký sinh trùng này thường bám vào thành ruột non ở người, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất béo và carbonhydrate từ thức ăn. Hơn một phần ba số trẻ bị tiêu chảy là do nguyên nhân này.

Trẻ có thể bị nhiễm Giardia lamblia khi ăn đồ ăn nhiễm Giardia, uống phải nguồn nước (hồ, ao, sông, suối, giếng, bể chứa nước, hồ bơi, công viên nước, nước sinh hoạt bị ô nhiễm từ nước thải nông nghiệp hoặc phân động vật) tồn tại Giardia.

Kí sinh trùng giardia

Cũng có thể bị nhiễm Giardia từ người chế biến thức ăn vì chưa rửa tay trước khi chế biến, rau củ quả được tưới hay rửa bằng nước bị nhiễm Giardia, thực phẩm chưa được nấu chín hoàn toàn, chưa tiêu diệt hết ký sinh trùng,…

Trẻ bị tiêu chảy do nhiễm Giardia lamblia sẽ có các triệu chứng như: đau bụng, trướng bụng, chán ăn, buồn nôn và nôn, sốt nhẹ, đi phân lỏng,… Những triệu chứng này có thể kéo dài 5 – 7 ngày hoặc lâu hơn.

Do trẻ không dung nạp đường Lactose

Đường Lactose là đường chủ yếu có trong sữa mẹ và các loại sữa công thức dành cho trẻ nhỏ, nó có tác dụng làm phân mềm, giúp những vi khuẩn có lợi là Bifidus và Lactobacillus hoạt động tốt, giúp hệ miễn dịch và hệ tiêu hoá của trẻ khỏe mạnh hơn.

Đường Lactose sữ được chuyển hóa nhờ men lactase có trong màng ruột. Nhưng khi trẻ gặp các rối loạn tiêu hóa bởi nhiễm vi khuẩn,virus, ngộ độc thực phẩm,… sẽ khiến men lactase bị thiếu hụt, từ đó đường lactose không tiêu hoá được trong ruột, gây bất dung nạp đường lactose. Đường lactose không được tiêu hoá sẽ ứ đọng lại trong ruột, hút nước khiến trẻ gặp phải tình trạng tiêu chảy.

Do trẻ bị dị ứng, ngộ độc thức ăn, chế độ ăn uống không hợp lí

Chế độ ăn uống nhiều đạm, Protein, ít chất xơ và các vitamin, ăn đồ cay nóng, đồ ăn gây lạnh bụng, thực phẩm có chứa độc tố, tàn dư thuốc bảo vệ thực vật,… khiến hệ tiêu hóa của trẻ dễ bị rối loạn, dị ứng, dẫn đến tiêu chảy. Hiện tượng này có thể xảy ra ngay sau các bữa ăn thời gian ngắn.

Chế độ ăn nhiều đạm, prrotein cũng dễ khiến trẻ bị tiêu chảy

Chế độ ăn nhiều đạm, prrotein cũng dễ khiến trẻ bị tiêu chảy

Các triệu chứng gồm: Tiêu chảy kèm theo đau bụng, buồn nôn, nôn, sốt, chóng mặt, nặng hơn là khó thở, huyết áp giảm, thậm chí là mất chất điện giải dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được xử lí kịp thời.

Tình trạng tiêu chảy ở trẻ em có nguy hiểm không?

Tiêu chảy trẻ em có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng bởi:

Nếu không được bù nước và điện giải kịp thời và đúng cách cơ thể sẽ bị mất nước. Theo các nghiên cứu y khoa, có tới 70% số ca tử vong là do mất nước. Những trường hợp còn lại do các nguyên nhân nhiễm độc, viêm phổi…

Mất nước do tiêu chảy có 3 mức độ:

-Mất nước nhẹ: Biểu hiện là trẻ khát nước và đòi uống. Trẻ nhỏ chưa biết nói thường quấy khóc chỉ khi cho uống nước đủ mới hết khóc.

– Mất nước vừa: Ngoài khát nước trẻ có biểu hiện khô mắt, niêm mạc môi, miệng khô, da nhăn nheo. Những trẻ nhỏ có thể thóp lõm xuống, mắt trũng lại, ngủ mắt nhắm không kín, trẻ khóc không có nước mắt…

– Mất nước nặng: Bên cạnh các triệu chứng trên sẽ thấy trẻ có dấu hiệu đặc biệt về thần kinh như lừ đừ, có khi vật vã, li bì hôn mê hoặc có những cơn co giật.

Ngoài ra, tiêu chảy cũng làm rối loạn các chất khoáng trong cơ thể. Nếu bé bị tiêu chảy kéo dài sẽ dễ dẫn đến suy dinh dưỡng, sẽ làm tiêu chảy khó điều trị hơn, và có thể, bệnh lý ngày càng nặng và khó kiểm soát. Một số trường hợp trẻ bị tiêu chảy do vi trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, điều trị rất khó khăn và có thể gây tử vong.

Tiêu chảy nặng khiến trẻ mệt mỏi, li bì

10 dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy cấp cần đi khám bác sĩ ngay

Chúng ta nên cho trẻ đi khám bác sĩ khi đối tượng nhỏ hơn trẻ 6 tháng bị đi ngoài cấp. Vì trẻ tuổi này rất dễ bị mất nước và trở nặng bệnh mà người nhà có thể không nhận biết được.

trẻ 4 tháng bị tiêu chảy, trẻ 5 tháng bị tiêu chảy kéo dài nếu vẫn có thể điều trị ngoại trú, bác sĩ sẽ hẹn người nhà mang bé đến tái khám khá thường xuyên, đôi khi mỗi 6 – 12 giờ một lần, để có thể theo dõi sát tình trạng bệnh.

Ở trẻ lớn hơn, chúng ta nên cho trẻ đi khám bác sĩ ngay nếu trẻ có một trong những dấu hiệu nguy hiểm sau đây:

  • Nếu trẻ vẫn nôn ói nhiều, mặc dù chúng ta đã cho trẻ uống chậm, ít, thường xuyên.
  • Nếu trẻ không chịu ăn uống gì, trong khi bé tiêu chảy và nôn ói nhiều
  • Nếu trẻ đi tiêu quá thường xuyên và chúng ta lo lắng có thể không bù được đủ nước cho trẻ
  • Nếu khi nôn ói, chúng ta thấy dịch nôn ói của trẻ có màu xanh lá cây (dịch từ túi mật)
  • Nếu trẻ em bị đi ngoài lâu ngày, kêu đau bụng nhiều, thường xuyên
  • Nếu phân có máu
  • Nếu trẻ có dấu hiệu mất nước
  • Nếu trẻ mệt mỏi, lừ đừ, quấy khóc liên tục, hoặc nếu bạn thấy trẻ ngủ nhiều, khó đánh thức
  • Nếu trẻ bị đi ngoài vẫn không hết sau 7 ngày
  • Nếu có bất kì lo lắng nào

Giải pháp nào khắc phục tình trạng tiêu chảy?

Điều quan trọng nhất trong điều trị tiêu chảy cấp là uống bù nước. Bên cạnh đó, dinh dưỡng đúng cách làm ruột trẻ hồi phục nhanh, giúp cho phân mau trở lại như bình thường.

Bù nước và điện giải kịp thời khi trẻ bị tiêu chảy

Những trẻ mất nước nhẹ có thể điều trị tại nhà. Trẻ mất nước vừa thì tuỳ theo tình trạng chung của trẻ có thể được chữa tại nhà có hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa hoặc nhập viện điều trị. Những trẻ mất nước nặng nhất thiết phải nhập viện điều trị  theo phác đồ riêng.

Ngay khi trẻ bị đi ỉa cần cho trẻ uống bù nước tốt nhất là uống oresol – pha theo đúng chỉ định trên bao bì. Cho trẻ uống từ từ từng muỗng một uống cho tới khi hết khát. Nếu trong 24 giờ không uống hết lít dung dịch đã pha thì đổ đi pha cốc khác vì dung dịch đã pha sẽ hỏng. Mẹ nên tiếp tục cho trẻ ăn và bú bình thường (nếu trẻ còn bú).

Nếu trẻ dùng sữa hộp thì nên pha loãng gấp đôi mức bình thường.

Nên cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu: cháo thịt nạc, thịt gà nấu với cà rốt, khoai tây,…

Một số bà mẹ sai lầm là khi trẻ dưới 1 tuổi bị đi ngoài lại không cho trẻ ăn đầy đủ và không cho uống nước vì sợ làm tiêu chảy tăng dẫn đến trẻ tiêu chảy đã mất nước lại càng mất nước trầm trọng càng nguy hiểm hơn.

Sai lầm thứ hai là tự ý dùng thuốc kháng sinh. Trong khi phần lớn nguyên nhân tiêu chảy do virut nên dùng kháng sinh hoàn toàn vô ích mà còn khiến trẻ mệt thêm. Vì vậy, chỉ nên dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.

Để có thêm kiến thức, bạn nên tham khảo thêm bài viết ” Cách chữa tiêu chảy cho trẻ ” để hiểu rõ hơn.

Phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Để phòng ngừa, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần chú ý các điều sau:

  • Nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời.
  • Đồ ăn, thức uống cho trẻ cần đảm bảo vệ sinh thực phẩm, vệ sinh nguồn nước cẩn thận
  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi chế biến đồ ăn và cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh. Cũng cần rửa tay cho trẻ trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi trẻ chơi đùa.
  • Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ, đặc biệt uống vắc-xin ngừa tiêu chảy do rotavirus.

Tiêu chảy ở trẻ em có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng vì thế cha mẹ cần trang bị những kiến thức về bệnh để có thể phòng tránh cũng như xử lý đúng đắn, kịp thời khi chẳng may trẻ có hiện tượng tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy kéo dài.

 

5/5 - (1 vote)

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc