Trẻ chậm lớn – nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và giải pháp hiệu quả

Trẻ chậm lớn, còi cọc so với bạn bè cùng trang lứa khiến cha mẹ luôn lo lắng và tìm cách cải thiện. Vậy nguyên nhân khiến bé chậm lớn là gì? Dấu hiệu nào và cách điều trị ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Trẻ chậm lớn

Trẻ chậm lớn do thiếu dinh dưỡng

Trẻ như thế nào là chậm lớn?

Nhiều mẹ chưa rõ ràng lắm khái niệm chậm lớn ở trẻ như thế nào? Nhiều cha mẹ cứ thấy con trẻ nhỏ hơn so với bạn bè là nghĩ rằng bé nhà mình bị chậm lớn, đôi lúc sự thật không phải vậy. Thực ra:

Trẻ chậm lớn là tình trạng cơ thể của trẻ không đạt ngưỡng tiêu chuẩn. Trẻ chậm phát triển về cân nặng, chiều cao lẫn trí tuệ.

Mức độ phát triển của trẻ bị chậm lớn sẽ thấp hơn so với trẻ khỏe mạnh bình thường, điển hình là về chiều cao và cân nặng. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển sau này của trẻ mà còn gây tâm lý bất an lo lắng cho bố mẹ.

Dấu hiệu nhận biết

  • Trẻ thiếu cân nặng, chiều cao là dấu hiệu nhận biết sớm nhất.
  • Chậm lẫy, bò, đứng đi khi đã đến độ tuổi
  • Bé không tăng cân liên tục thậm chí sút cân trong vài tháng liên tiếp.
  • Chậm nói, thờ ơ với môi trường xung quanh
  • Trẻ biếng ăn, lười ăn, hay cáu kỉnh, quấy khóc

Biếng ăn khiến trẻ chậm lớn

7 Nguyên nhân khiến trẻ chậm lớn

Lý do khiến bé chậm phát triển hơn các bạn khác cùng lứa tuổi có rất nhiều, bác sĩ Xuân với hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc khám và điều trị tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam Cu Ba có chia sẻ 7 nguyên nhân chủ yếu khiến cho trẻ bị chậm lớn, đó là:

  • Thiếu dinh dưỡng từ trong bào thai: Nhiều bà mẹ trong quá trình mang thai không bổ sung đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cho trẻ phát triển do vậy trẻ chậm phát triển hơn, chậm lớn hơn các bé cùng trang lứa.
  • Trẻ sinh non: Trẻ sinh non cơ thể yếu ớt, sức đề kháng cũng không được như các bé khác. Do vậy các bé cần có chế độ chăm sóc đặc biệt và dễ gặp tình trạng chậm lớn hơn các bé cùng tuổi.
  • Trẻ không được bú mẹ đầy đủ: Mẹ không đủ sữa hoặc vì lý do nào đó mẹ không cho trẻ bú đầy đủ cũng khiến con không đủ dinh dưỡng cần thiết để phát triển.
  • Cho trẻ ăn dặm sai cách: Cho trẻ ăn quá sớm/quá muộn hoặc thức ăn không phù hợp gây tổn thương hệ tiêu hóa.
  • Không coi trọng dinh dưỡng thực phẩm: Mẹ quá coi trong sữa mà không chú ý chế độ ăn gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết.
  • Trẻ biếng ăn: Dẫn thiếu hụt dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất cho sự phát triển.
  • Trẻ mắc các bệnh: Rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, táo bón, rào ngược dạ dày thực quản, không dung nạp lactose, mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm giun sán,…

Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa xuất hiện thường xuyên cũng ảnh hưởng đến sự phát triển

5 sai lầm vô tình của mẹ khiến trẻ chậm phát triển

Có rất nhiều những sai lầm mẹ vô tình mắc phải khiến trẻ chậm lớn, còi cọc mà không hề hay biết:

Cho con bú sữa loãng khiến trẻ chậm lớn

Theo các chuyên gia, suy dinh dưỡng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ trong độ tuổi bú mẹ. Trong đó, nguyên nhân đáng chú ý là do các mẹ cho con bú không đúng cách.

Nhiều mẹ thường sợ ngực bị lệch nên thường xuyên thay đổi giữa hai bên khi cho trẻ bú khiến trẻ không có cơ hội được bú nguồn sữa đặc cuối mỗi bầu, đây mới là nguồn cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng nhất trong sữa mẹ bởi sữa đầu thường rất loãng.

Ngoài ra, nhiều mẹ hay nằm cho con bú song tư thế này không tiết ra nhiều sữa, khiến bé bị đói mà mẹ không hay.

Không cho dầu ăn/mỡ vào cháo

Khi nấu cháo cho con, các mẹ hay chú ý đến lượng đạm mà quên mất các thành phần khác, nhất là lượng dầu mỡ. Trong khi đó, chất béo là nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò chính trong cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt, cung cấp chất béo giúp cho quá trình hấp thu các vitamin quan trọng trong cơ thể.

Chế độ ăn không dầu mỡ, chất béo khiến bé thiếu chất

Theo vị chuyên gia, nhu cầu chất béo của trẻ thường 40-50% khẩu phần, thậm chí lên đến 60%. Thiếu những chất  này trẻ chậm lớn là điều tất yếu.

Không tự nấu ăn cho con

Vì con biếng ăn nên nhiều mẹ trở nên lười trong việc nấu nướng. Họ chọn cách mua cháo dinh dưỡng hoặc các thực phẩm chế biến sẵn cho con ăn. Thực tế, đây là một sai lầm khiến trẻ ngày càng biếng ăn hơn.

Để đảm bảo đủ dinh dưỡng, thức ăn cho trẻ cần phải chứa bốn nhóm dinh dưỡng, gồm tinh bột (gạo, mì, ngô, khoai…), đạm, chất béo (dầu ăn), vitamin và khoáng chất (rau củ, trái cây).

Nấu một nồi cháo to và bắt trẻ ăn cả ngày

Vì lý do bận rộn hoặc sợ mất thời gian nên có nhiều mẹ thường nấu một nồi cháo và cho con ăn cả ngày.

Thói quen này rất tai hại vì vừa khiến trẻ đối mặt với nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm vừa khiến con nhàm chán, càng trở nên biếng ăn hơn. Đây là lý do tại sao có những trẻ ăn đủ bữa mà không tăng cân hay trẻ béo phì mà cơ thể lại thiếu vitamin hay thậm chí còi xương, suy dinh dưỡng, trẻ chậm lớn.

Chỉ cho ăn phần nước

Nhiều người cho rằng “khôn ăn nước, dại ăn cái” nên chỉ cho bé ăn phần nước. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất đạm có trong thịt, cá, tôm… dù có nấu bao lâu vẫn tồn ở bã thịt. Các loại vitamin C, E, A, sắt, kẽm… có trong rau củ cũng chỉ hòa tan vào nước một lượng rất ít. 

Nước hầm xương không “thần thánh” như nhiều mẹ nghĩ

Do đó, nếu trẻ chỉ ăn nước hầm mà không ăn cái sẽ bị thiếu chất đạm và các vitamin dẫn đến suy dinh dưỡng và thiếu máu. Đồng thời, bé sẽ bị táo bón do thiếu chất xơ. Vì vậy, các mẹ nên nghiền, xay hoặc băm nhỏ tất cả các thực phẩm để đảm bảo đầy đủ chất.

Ngoài ra, việc trộn cháo, bột hoặc cơm với nước hầm tạo cho trẻ cảm giác dễ nuốt nhưng lâu dần, trẻ sẽ hình thành thói quen lười nhai, hay ngậm thức ăn và dẫn đến chán ăn.

Giải pháp điều trị hiệu quả

Đối trẻ chậm lớn cần có sự chăm sóc đặc biệt từ gia đình, nếu trẻ gặp các vấn đề về bệnh lý cần được thăm khám và điều trị sớm để trẻ phục hồi khả năng hấp thu dinh dưỡng, bắt kịp đà tăng trưởng.

Trong các nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm lớn thì nguyên nhân chủ yếu do trẻ thiếu hụt dinh dưỡng do đó vấn để cải thiện dinh dưỡng ở trẻ vô cùng quan trọng và cấp thiết.

Trẻ cần được quan tâm chăm sóc đặc biệt

Trẻ chậm lớn cần được quan tâm chăm sóc đặc biệt

Trẻ cần cung cấp lượng dinh dưỡng cao hơn so với trẻ bình thường. Cha mẹ cần cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày để đảm bảo đủ lượng và đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Ngoài các bữa ăn chính thì cần tăng cường bữa ăn phụ như hoa quả, sữa chua, sữa, phomai, sinh tố….

Song song đó, bố mẹ cần tăng cường vận động cho trẻ bằng các bài tập phù hợp hoặc trò chơi nhằm tăng sức đề kháng và kích thích trẻ ăn ngon hơn.

Ngoài những biện pháp trên, bố mẹ đừng quên bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho trẻ. Bởi theo các chuyên gia, chỉ khi hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh thì việc tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng mới diễn ra thuận lợi.

Bổ sung lợi khuẩn cho bé

Lợi khuẩn có nhiều trong các chế phẩm đặc biệt là men vi sinh, mẹ hãy tham khảo lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất để bổ sung cho trẻ nhỏ.

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc