Trẻ chảy nước bọt nhiều là vì sao? Cách giải quyết hiệu quả

Bạn biết không, Trẻ chảy nước bọt nhiều (còn gọi là nước dãi, nước miếng) là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh, bao gồm cả trẻ ở độ tuổi 2,3,4 tháng tuổi.

Tuy nhiên, nếu tình trạng nước miếng bị chảy một cách thường xuyên và quá nhiều thì đây lại là vấn đề mà các cặp bố mẹ cần lưu tâm.

Lúc này, việc hiểu rõ lý do khiến trẻ bị chảy nước miếng, đồng thời có phương pháp điều chỉnh kịp thời để đảm bảo sức khỏe cho bé sẽ giúp mẹ cảm thấy yên tâm rất nhiều. Để giúp các cặp bố mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng này, bố mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Trẻ sơ sinh chảy nước miếngTại sao trẻ 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng hay chảy nước dãi nhiều?

I. Lý do khiến trẻ chảy nước bọt nhiều

Hiện tượng trẻ sơ sinh chảy nước miếng, nước dãi nhiều có thể do nhiều nguyên nhân sau đây:

1. Bé đang trong giai đoạn phát triển

Giai đoạn 2- 4 tháng tuổi, miệng bé sẽ tiết nhiều nước miếng hơn, báo hiệu mốc phát triển mới của trẻ. Nhưng ở thời điểm này, trẻ vẫn chưa thể kiểm soát được dòng chảy của nước miếng, vì thế dãi sẽ chảy ra nhiều và thường xuyên hơn so với thời điểm mới sinh.

Bé bị chảy nước miếngĐây là trường hợp bình thường, ba mẹ không cần lo lắng làm gì.

2. Dấu hiệu trẻ sắp mọc răng

Mọc răng cũng được xem là nguyên nhân hàng đầu khiến bé bị chảy nhiều nước dãi. Đây được xem là tín hiệu đáng mừng và bố mẹ không cần phải quá lo lắng, vì chỉ 1 thời gian ngắn nữa thôi, những chiếc răng đầu tiên của bé sẽ nhú lên.

Vì sao trẻ hay chảy nước miếngTrẻ chảy nhiều nước dãi, hay gặm đồ vật thì có thể là dấu hiệu sắp mọc răng

Trong giai đoạn mọc răng, mẹ cần theo dõi con nhiều hơn. Vì ngoài việc chảy nước miếng nhiều, trẻ sẽ cắn và gặm nhấm bất cứ thứ gì, việc này có thể sẽ khiến bé bị sốt và rối loạn tiêu hóa, vì vậy mẹ cần có cách chăm sóc phù hợp nhất cho bé

( Bố mẹ nên biết: Phân biệt trẻ sốt và sốt bệnh )

3. Do cấu tạo cơ quan miệng

Với một số trẻ, khuôn miệng cũng như cấu tạo quai hàm của bé có cấu tạo khác biệt, điều này khiến môi của bé không thể ngậm chặt khi ngủ, làm lượng nước miếng trong miệng trẻ chảy ra nhiều hơn.

4. Do tư thế ngủ của trẻ

Nếu trẻ bị chảy nước dãi, nước miếng nhiều khi ngủ, thì có thể do tư thế ngủ của trẻ khiến nước miếng trong miệng dễ trào ra ngoài mà thôi.

Đặc biệt với trẻ có thói quen ngủ sấp, nằm nghiêng, tì tay vào miệng, miệng mút tay khi ngủ,… thì việc chảy dãi cũng dễ hiểu thôi.

Em bé hay chảy nước miếng

Tuy nhiên, ngoài các nguyên nhân sinh lý kể trên, một số bệnh lý sau đây cũng khiến trẻ chảy nước dãi nhiều hơn bình thường:

5. Nhiễm trùng miệng

Nhiễm khuẩn vùng miệng cũng được xem là yếu tố khiến tuyến nước bọt của trẻ hoạt động nhiều hơn.

Nguyên nhân của vấn đề này là do mẹ không vệ sinh khoang miệng đúng cách cho trẻ, vi khuẩn bên ngoài xâm nhập và tấn công, gây nhiều vấn đề cho nướu, khoang miệng.

6. Đường tiêu hóa của trẻ không tốt

Khi gặp phải các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa như: Đau dạ dày, tiêu chảy, khó tiêu,…. trẻ cũng rất dễ gặp phải vấn đề liên quan đến tiết nước miếng nhiều hơn bình thường.

Trẻ 3 tháng tuổi chảy nước dãi

Theo các nghiên cứ, nước dãi giúp dung hòa axit dạ dày, giúp trẻ giảm thiểu được phần nào tình trạng đau bụng, đồng thời làm hỗ trợ việc làm ổn định hệ tiêu hóa của trẻ.

Theo các nghiên cứu, nước dãi có vai trò dung hòa axit dạ dày, yếu tố này giúp trẻ giảm bớt tình trạng đau bụng

7. Trẻ mắc chứng trào ngược thực quản, dạ dày

Sơ sinh là thời điểm van thực quản của trẻ chưa thực sự hoàn thiện, có thể khép lại và mở ra bất cứ lúc nào, đây cũng được xem là lý do khiến trẻ hay bị nôn trớ và chảy dãi.

Trẻ chảy nước dãi nhiều có sao không

Việc chảy nước dãi sẽ sẽ giúp tình trạng ruột bị kích thích của trẻ được dịu đi, đồng thời làm giảm cảm giác rát ngứa ở cổ họng, khiến bé cảm thấy dễ chịu hơn.

8. Trẻ mắc các bệnh về hô hấp

Các bệnh về hô hấp như: viêm họng, viêm xoang mũi,…đều có triệu chứng nghẹt mũi, khó thở, khiến trẻ phải dùng miệng để thở.

Trẻ sơ sinh hay phì nước bọtViệc dùng miệng để thở nhiều sẽ khiến dòng nước miếng trong miệng của trẻ chảy ra nhiều hơn.

( Xem thêm: Trẻ xì hơi nhiều lần trong ngày: Cha mẹ nên cẩn thận )

9. Trẻ mắc các bệnh về thần kinh

Các bệnh thần kinh như: Chấn thương vùng đầu, dị tật,… cũng là nguyên nhân khiến bị trẻ chảy nước miếng nhiều hơn bình thường.

Tuy nhiên, nếu thấy trẻ từ 2 đến 4 tháng tuổi có dấu hiệu chảy nước miếng, bố mẹ cũng nên bình tĩnh và chưa cần phải quá lo lắng.

Tốt nhất, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ khám sức khỏe để biết cụ thể rõ hơn vì sao con gặp tình trạng này, nếu có mắc bệnh lý gì sẽ kịp thời được chữa trị sớm.

II. Cách xử lý khi trẻ chảy nước bọt nhiều

Nếu việc trẻ sơ sinh chảy nước miếng, nước dãi nhiều không liên quan gì đến bệnh lý, cha mẹ có thể giúp trẻ hạn chế chảy nước dãi bằng các cách sau:

1. Đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ

Nằm sấp hay nằm nghiêng đều được xem là những tư thế khiến trẻ dễ bị chảy nước miếng khi đi ngủ. Vì thế, cha mẹ nên đặt trẻ nằm ngửa, cho trẻ gối không quá cao, bỏ tay, đồ vật ra khỏi miệng trẻ khi ngủ.

Trẻ sơ sinh phì nước bọt

2. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách cho trẻ

Ba mẹ hãy dùng khăn mềm, bàn chải dành riêng cho trẻ sơ sinh để làm sạch cho trẻ mỗi buổi tối, để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập khoang miệng trẻ. Ngoài ra, khô miệng cũng khiến trẻ chảy nhiều dãi, nên cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày.

Trẻ 4 tháng tuổi chảy nhiều dãi

3. Chuẩn bị một chiếc khăn sạch khi trẻ chảy nước bọt nhiều

Hãy cung cấp cho trẻ một chiếc khăn sạch để trẻ nhai khi ngứa răng, mỗi tối, mẹ rửa sạch ngón tay rồi massage nhẹ nhàng vùng nướu của bé, việc này giúp trẻ giảm bớt sự khó chịu khi bé mọc răng. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần đeo yếm dãi và thường xuyên lau miệng cho bé

Bé 3 tháng tuổi chảy nước dãi

4. Kiểm tra sức khoẻ bé định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ, cha mẹ hãy cho con đi khám sức khỏe định kỳ, hay bất cứ khi nào trẻ có dấu chảy nước dãi kèm các triệu chứng bất thường khác, để được bác sĩ kiểm tra, chữa trị sớm nếu trẻ có dấu hiệu mắc bệnh.

Trẻ sơ sinh hay chảy nước miếng

III. Trẻ chảy dãi nhiều khi nào cần đưa tới bác sĩ?

Trẻ sơ sinh chảy nước miếng, nước dãi tuy là hiện tượng rất bình thường. Nhưng nếu trẻ đã hơn 2 tuổi mà vẫn chảy nước miếng và tình trạng kéo dài, nghiêm trọng hơn, không có dấu hiệu thuyên giảm thì mẹ nên đưa bé tới gặp bác sĩ nhi khoa.

Bởi việc nước miếng chảy liên tục và quá nhiều có thể do sự phối hợp giữa miệng và lưỡi của bé kém. Điều này có thể gây ra tình trạng trẻ bị khó nuốt. 

Mẹ cũng nên đưa bé tới bác sĩ nếu bé bị chảy nước dãi nhiều kèm theo một số triệu chứng như:

Mẹ nên đưa bé tới bác sĩ nhi khoa nếu chảy nước dãi kéo dài

– Sốt từ 38 độ trở lên.

– Trẻ quấy khóc, bứt rứt khó chịu.

– Ngủ li bì, ngủ không đủ giấc.

– Biếng ăn, ăn uống kém.

Để đánh giá và chẩn đoán chính xác tình trạng trẻ chảy nước miếng có quá mức không, bác sĩ có thể sẽ cần kiểm tra một số vấn đề như:

– Chuyển động xung quanh môi và lưỡi của bé.

– Tình trạng, thao tác nuốt.

– Kiểm tra tư thế và cấu trúc hàm.

– Kiểm tra mũi.

– Kiểm tra phản xạ tự nhiên.

IV. Cách phòng ngừa tình trạng chảy nước miếng nhiều ở trẻ

Với những trẻ bị chảy nước dãi nhiều nhưng không phải do bệnh lý, mẹ có thể giúp bé kiểm soát và phòng ngừa vấn đề này bằng một số phương pháp sau:

– Khi đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ.

– Không để bé mút tay hoặc đồ vật khi đi ngủ.

– Vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ và đúng cách để ngăn chặn vi khuẩn tấn công vào khoang miệng.

– Với các bé đang mọc răng, mẹ có thể dùng tay massage nướu răng cho  bé nhẹ nhàng để giảm bớt cảm giác khó chịu khi mọc răng.

– Đối với trẻ đã ăn dặm, mẹ nên cho trẻ uống đủ nước để tránh bị khô miệng và nên giảm bớt các thực phẩm có tính axit trong chế độ ăn uống hàng ngày. Tương tự, trẻ bú mẹ thì mẹ cũng nên giảm bớt nhóm thực phẩm này.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày

Mong rằng với một vài chia sẻ về hiện tượng trẻ chảy nước bọt nhiều trong bài viết trên sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về hiện tượng này ở trẻ để có hướng xử lý kịp thời.

3.7/5 - (3 votes)

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc