Trẻ kém hấp thu là nguyên nhân gây tình trạng chậm tăng cân

Không chỉ ở những bé biếng ăn mà ngay cả trẻ ăn uống tốt vẫn có thể không tăng cân. Nguyên nhân là do trẻ kém hấp thu mà nhiều cha mẹ không nhận ra. Hãy cùng chúng tôi tìm làm rõ vấn đề này qua nội dung dưới đây.

Quá trình hấp thu dinh dưỡng ở trẻ

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thu dinh dưỡng được bắt đầu từ việc nhai/nghiền thức ăn, nhào trộn thức ăn với dịch vị, kết hợp sự thủy phân của enzym nhờ dịch dạ dày, tuyến tụy và sự bài tiết dịch mật, dưỡng chất được hấp thu tại biểu mô ruột non, đưa vào máu và đến các các cơ quan để thực hiện các chức năng duy trì sự sống và phát triển của cơ thể. Tình trạng kém hấp thu có thể chỉ với một hoặc một số loại chất cụ thể như protein, lipid, vitamin, khoáng chất… nhưng cũng có thể xảy ra với tất cả loại chất.  

Nguyên nhân gây tình trạng kém hấp thu ở trẻ

Kém hấp thu không phải là một bệnh lý mà có thể là hậu quả của rất nhiều nguyên nhân:

+ Do chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng.

+ Do dư thừa lớp màng nhầy bao phủ niêm mạc ruột.

+ Trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột (do chế độ ăn, do dùng kháng sinh dài ngày,…).

trẻ kém hấp thu

Trẻ ăn uống tốt nhưng kém hấp thu do chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp

+ Một số bệnh lý của tuyến tụy, gan, túi mật cũng là nguyên nhân.

+ Bệnh ở ống tiêu hóa như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm ruột,…

+ Trẻ bị ứng thức ăn.

+ Rối loạn/ bất dung nạp Lactose.

+ Bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột.

+ Trẻ mắc chứng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng trẻ kém hấp thu  

Kém hấp thu có nhiều triệu chứng nhưng không phải tất cả các trường hợp trẻ kém hấp thu đều gặp các triệu chứng giống nhau. Một số triệu chứng cơ bản như:

+ Tiêu chảy/táo bón

+ Trẻ đau bụng, bụng căng chướng/sôi bụng.

+ Tính chất phân bất thường như phân nhạt màu, phân có bọt, phân nhiễm mỡ, phân sống…

+ Trẻ mệt mỏi, uể oải, kém linh hoạt, ngủ không ngon giấc, ăn không  ngon miệng.

+ Da bé khô

+ Trẻ không tăng cân, suy giảm miễn dịch, dễ mắc bệnh.

Cải thiện tình trạngkém hấp thu ở trẻ

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để cải thiện tình trạng kém hấp thu ở trẻ, cha mẹ cần ghi nhớ các nguyên tắc sau:

–Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên là tốt nhất.

Ăn dặm đúng cách

Ăn dặm đúng cách sẽ giúp trẻ hấp thu tốt hơn

– Cho trẻ ăn dặm đúng cách, không nên cho ăn quá sớm cũng không nên sử dụng gia vị trước khi bé 1 tuổi bởi hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn chỉnh, chưa có đủ men tiêu hóa  để tiêu hóa thức ăn.

– Bữa ăn của trẻ cần phải đảm bảo ăn đủ chất, đủ lượng, ăn đa dạng.

– Nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày. Không ăn quá nhiều mỗi bữa vì có thể dẫn đến giảm nhu động và ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa, hấp thu.

– Nên tẩy giun sán định kỳ cho trẻ 6 tháng một lần

– Cần tránh những thức ăn trẻ bị dị ứng

– Nếu bé không dung nạp lactose cần chọn sữa đã tác thành phần này.

– Cần tăng cường các hoạt động, vui chơi, vận động ở ngoài trời để tăng cường sức đề kháng cũng như khả năng tiêu hóa hấp thu.

– Bổ sung lợi khuẩn đường ruột giúp cân bằng môi trường hệ vi sinh để trẻ tiêu hóa và hấp thu được tốt nhất.

Khi gặp tình trạng trẻ kém hấp thu dẫn đến không tăng cân bên cạnh việc điều trị các bệnh bên trong, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thì bổ sung lợi khuẩn đường ruột là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng.

Các mẹ có thể tăng cường cho trẻ ăn sữa chua mỗi ngày, đồng thời cho trẻ uống men vi sinh theo từng đợt vừa có thể duy trì sự cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, phòng/loại trừ các chứng táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, phân sống,… vừa có thể giúp trẻ ăn ngon tự nhiên, hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc