Nguyên nhân và cách khắc phục trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy không chỉ là tình trạng phân lỏng còn là phân dạng nước trên 3 lần/ngày có khi trên 10 lần mỗi ngày. Việc nhận biết sớm hiện tượng này sẽ giúp các mẹ có biện pháp khắc phục để trẻ khỏe mạnh và phát triển tốt ngay từ khi mới chào đời.
Mục lục
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Tiêu chảy trẻ sơ sinh mẹ có thể nhận biết qua số lần đi ngoài và tính chất phân (phân lỏng/phân dạng nước trên 3 lần/ngày có khi trên 10 lần mỗi ngày). Tuy nhiên, phân của trẻ bú mẹ có màu vàng nhạt, nhẹ hoặc thậm chí khá lỏng và thường chứa những mẩu nhỏ giống như hạt.
Trẻ bú mẹ có thể đi ngoài sau mỗi lần bú, trẻ ăn sữa công thức đi ngoài ra phân màu vàng cho tới màu rám và có độ rắn tương đương với bơ lạt.
Đôi khi phân trẻ có màu xanh nhạt cũng là bình thường không nên quá lo lắng miễn là bé ăn uống và phát triển bình thường. Trừ khi phân của bé hơi trắng và giống đất sét, chảy nước và đầy nước nhầy . Đó là dấu hiệu trẻ sơ sinh ỉa chảy.
- Đi ngoài ra phân lỏng hơn so với bình thường, có bọt nhầy trong phân, đôi khi thấy phân nhiều phần là dịch và nước.
- Đi ngoài nhiều lần trong ngày, số lần đi ngoài có thể lên tới 5-7 lần/ngày.
- Trẻ quấy khóc, sốt nhẹ hoặc sốt cao
- Trẻ đi tiểu ít, nước tiểu vàng, đa phần chỉ thấy đi ngoài.
- Các biểu hiện bệnh tiêu chảy đã chuyển nặng: mắt trũng, khóc không có nước mắt, người trẻ mềm nhũn, lử đi, phân trẻ có kèm máu,…. điều này cho thấy trẻ đã mất nhiều nước, điện giải, thì mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa nhi gần nhất càng sớm càng tốt.
Cha mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ khi trẻ dưới 6 tháng tuổi bị tiêu chảy cấp. Vì trẻ em tuổi này rất dễ bị mất nước và trở nặng bệnh mà người nhà có thể không nhận biết được.
Với lứa tuổi này, trường hợp vẫn có thể điều trị ngoại trú, bác sĩ sẽ hẹn người nhà mang bé đến tái khám khá thường xuyên, đôi khi mỗi 6 – 12 giờ một lần, để có thể theo dõi sát tình trạng bệnh.
Nên cho trẻ đi khám bác sĩ ngay nếu trẻ có một trong những dấu hiệu nguy hiểm sau đây:.
– Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị tiêu chảy không chịu ăn uống gì và nôn ói nhiều
– Trẻ đi ngoài quá thường xuyên và cha mẹ lo lắng có thể không bù được đủ nước cho trẻ
– Thấy dịch nôn ói của trẻ có màu xanh lá cây (dịch từ túi mật)
– Trẻ sơ sinh bị đau bụng tiêu chảy, phân có máu
– Trẻ có dấu hiệu mất nước
– Trẻ mệt mỏi, lừ đừ, quấy khóc liên tục hoặc nếu trẻ ngủ li bì, khó đánh thức
– Tiêu chảy vẫn không hết sau 7 ngày
– Nếu có bất kì lo lắng nào
Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Mặc dù có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh tiêu chảy. Nhưng đa phần do 1 trong 4 nguyên nhân chính sau đây:
Nhiễm trùng đường ruột
Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm trùng đường ruột do virus, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn. Virus gây tiêu chảy ở một số trẻ có thể tự khỏi và không cần điều trị.
Những trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn có thể được chữa bằng kháng sinh. Các trường hợp bé sơ sinh tiêu chảy khác là do nhiễm ký sinh trùng có trong nước pha sữa công thức.
Dị ứng thực phẩm
Trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng với protein có trong sữa công thức hoặc dị ứng với thức ăn, đặc biệt là thức ăn đóng hộp hoặc các thức ăn do mẹ ăn vào khi cho con bú dẫn đến tiêu chảy.
Khả năng dung nạp thức ăn kém
Một số trẻ có vấn đề về đường tiêu hóa khi dung nạp một số loại thức ăn. Dưỡng chất có trong các loại thức ăn này không đi được vào máu mà nằm lại trong ruột, dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu chất, dạ dày khó tiêu hóa, gây nên đau bụng, tiêu chảy.
Rối loạn tiêu hóa
Tiêu chảy thường được xem như hiện tượng rối loạn tiêu hóa bất thường ở trẻ sơ sinh nhưng thực chất, không phải lúc nào cũng như vậy. Một số trẻ có thể bị tiêu chảy do hệ thống tiêu hóa của trẻ, bao gồm cả đường ruột, lúc này vẫn còn non nớt và nhạy cảm với những thay đổi. Dù chỉ là thay đổi nhỏ từ sữa mẹ chuyển sang sữa công thức cũng có thể làm trẻ 1 tháng tuổi bị tiêu chảy.
Cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh – Mẹ cần làm gì khi trẻ bị tiêu chảy
Một bệnh nhiễm trùng do virus gây ói mửa và tiêu chảy có thể khiến trẻ khó chịu trong 1 đến 2 ngày. Nếu bé không nhiễm bệnh dịch thì các triệu chứng sẽ tự hết.
Bác sĩ nhi sẽ khuyên cha mẹ cho bé uống nước bù điện giải để bù lại lượng chất lỏng và các chất điện giải như Natri và Kali bị mất do trẻ sơ sinh bị ỉa chảy. Nếu mẹ đang cho con bú, bác sĩ sẽ khuyên bạn tiếp tục cho bú như bình thường. Nếu trẻ ăn sữa công thức bác sĩ nhi có thể sẽ hướng dẫn mẹ cho bé uống thức uống đặc biệt có chứa các chất điện giải.
Các hiệu thuốc có bán thức uống pha sẵn với tỷ lệ cân bằng các chất điện giải cho trẻ mới sinh và trẻ dưới 3 tháng tuổi, các dung dịch tự pha tại nhà có thể không có tỷ lệ điện giải chính xác do đó không nên sử dụng.
Ngay khi vừa phát hiện trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị tiêu chảy, bạn cần áp dụng những cách xử lý sau để ngăn chặn bệnh này:
- Mẹ cho trẻ bú nhiều sữa hơn bình thường để bù lại lượng nước đã mất trong cơ thể trẻ. Ngoài ra, có thể cho trẻ uống thêm 100-150ml nước sôi để nguội.
- Sau mỗi lần đi ngoài, mẹ nên cho trẻ uống 50-100ml dung dịch Oresol để khắc phục tình trạng tiêu chảy, tránh trẻ mất quá nhiều nước gây suy kiệt.
- Hãy nhớ vệ sinh tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn trước khi cho trẻ bú và trước và sau khi thay tã cho trẻ, tránh để trẻ bị nhiễm trùng, khiến bệnh nặng thêm.
- Với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, thì chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của trẻ. Nên khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ nên ăn uống lành mạnh, khoa học, hạn chế các đồ ăn dầu mỡ, nhiều muối đường, gia vị cay nóng, đồ ăn khó tiêu, chứa nhiều chất bảo quản,… Bổ sung thực phẩm giàu vitamin, giàu chất xơ, chất khoáng, tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi đảm bảo vệ sinh để giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ qua sữa mẹ.
- Với trẻ uống sữa công thức, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để thay đổi loại sữa phù hợp hơn với trẻ.
Nếu tình trạng tiêu chảy của trẻ không hề thuyên giảm, còn xuất hiện triệu chứng sốt cao, quấy khóc và đau bụng, nôn mửa,…mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ tới gặp bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.
Lý do tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi nói riêng và trẻ nhỏ nói chung thường là do sự suy giảm vi khuẩn có ích bảo vệ đường ruột. Vì vậy cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sỹ về việc bổ sung vi khuẩn có ích từ các chế phẩm sinh học để bảo vệ đường ruột khỏi các tác nhân gây hại như vi rút, vi khuẩn có hại, ký sinh trùng, độc chất từ thức ăn…
Mẹ nên áp dụng chế độ dinh dưỡng đủ nước, giàu vitamin, chất xơ và chất khoáng để đảm bảo chất lượng sữa và tăng sức đề kháng cho trẻ.
+ Chuối, táo, gạo và bánh mì: Đây là các thực phẩm và món ăn lành mạnh, ít chất béo, ít đạm, dễ hấp thu giúp trẻ nhanh khỏi tiêu chảy. Đặc biệt, trong chuối có chứa rất nhiều kali giúp duy trì chức năng của các tế bào và bù đắp chất điện giải cho trẻ.
+ Sữa chua: Lý do mẹ nên ăn sữa chua khi trẻ sơ sinh bị tiêu cảy đó là vì sữa chua chứa các vi khuẩn có lợi có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh hơn.
+ Các loại rau, củ, quả: Khi xuất hiện bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, mẹ nên ăn các thực phẩm chứa nhiều các loại vitamin và khoáng chất có trong rau, củ, quả nhằm tăng sức đề kháng, giúp trẻ chống lại bệnh tật.
+ Uống nhiều nước: Việc mẹ uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm sẽ đảm bảo cung cấp đủ sữa cho bé bú.
Mẹ nên ăn gì để trẻ sơ sinh không bị tiêu chảy?
Để hạn chế tình trạng các bé sơ sinh bị tiêu chảy, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nếu trẻ bú mẹ, mẹ cần chú ý giữ gìn vệ sinh khi ăn uống, bổ sung đủ nước, chất xơ, vitamin, chất khoáng trong chế độ ăn uống hàng ngày.
- Nếu trẻ uống sữa công thức, mẹ cần vệ sinh bình sữa sạch sẽ, sử dụng nguồn nước sạch khi pha sữa, rửa kỹ tay khi cho trẻ ăn và chăm sóc trẻ.
- Không cho trẻ sơ sinh uống thuốc kháng sinh bừa bãi, dễ gây ra tác dụng phụ là tiêu chảy, tiêu chảy mãn tính.
Việc điều trị bất cứ bệnh cho trẻ sơ sinh cần hết sức cẩn trọng chính vì thế khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, cha mẹ nên theo dõi sát sao tình trạng bệnh của con và kịp thời tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi áp dụng cách chữa trị nào đó.
Với những trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm, các mẹ nhớ bổ sung thực phẩm giàu vitamin, giàu chất xơ, chất khoáng để đảm bảo trẻ có đầy đủ dưỡng chất, tăng sức đề kháng, hạn chế bị tiêu chảy.
Còn với trẻ đang bú sữa mẹ, điều chỉnh chế độ ăn của mẹ là cách đơn giản nhất để ngăn ngừa chứng tiêu chảy cho trẻ:
- Mẹ nên ăn các món ăn ít đạm, ít béo, dung hòa tốt và dễ tiêu hóa, giàu chất xơ để giúp phân của con đặc hơn, hệ tiêu hóa của con luôn hoạt động tốt, hạn chế tiêu chảy.
- Nên ăn sữa chua, men sống, men vi sinh để tăng cường lợi khuẩn probiotics, giúp hệ tiêu hóa của con khỏe mạnh, chống lại được sự gây hại của vi khuẩn xâm nhập.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu, tạo mùi, tạo vị, các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,…
Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe 18001125 để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.