7 sai lầm mẹ nào cũng mắc phải trong cách nấu cháo cho bé ăn dặm

Nấu cháo ăn dặm cho bé tưởng chừng là công việc đơn giản, mẹ nào cũng có thể thực hiện dễ dàng. Thế nhưng, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nhiều mẹ ngày nào cũng hì hục vào bếp, tích cực đổi nấu nướng và đổi món cho con, nhưng con vẫn không chịu tăng cân dù ăn đủ bữa. Sở dĩ như vậy là do mẹ đã mắc phải các sai lầm trong cách nấu cháo cho bé ăn dặm dưới đây.

Nấu cháo cho con tưởng chừng như là một việc rất đơn giản đối với bố mẹ

Những sai lầm mẹ thường mắc phải trong cách nấu cháo cho bé ăn dặm

Sai lầm 1: Liên tục cho cà rốt và khoai tây nghiền vào cháo

Với suy nghĩ, cà rốt và khoai tây chứa nhiều chất bổ, các chất dinh dưỡng tốt cho trẻ nên rất nhiều bà mẹ liên tục “nhồi nhét” cho bé ăn các món ăn được chế biến từ 2 loại củ này.

Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, cà rốt và khoai tây nằm cho nhóm thực phẩm bột đường chứ không phải là rau. Do vậy, việc chỉ cho bé ăn 2 loại củ này sẽ dẫn đến tình trạng thừa bột đường nhưng lại thiếu các vitamin. Do đó, mẹ nên cân đối cho trẻ ăn cà rốt, khoai tây và rau xanh.

Sai lầm 2: Cho thêm ngũ cốc vào cháo

Tâm lý sợ con nhẹ cân, tăng cân chậm so với các bạn nên nhiều mẹ còn tự ý cho thêm ngũ cốc vào cháo của con để tăng thành phần dinh dưỡng.

Nhưng đây lại là một sai lầm nghiêm trọng nữa của mẹ trong cách nấu cháo cho bé ăn dặm. Bởi ngũ cốc tuy rất giàu dinh dưỡng nhưng lại không phù hợp với hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ. Đặc biệt, việc cho thêm ngũ cốc vào cháo còn khiến trẻ bị đầy bụng và khó tiêu.

cho-them-ngu-coc-vao-chao

Tâm lý sợ con nhẹ cân, tăng cân chậm so với các bạn nên nhiều mẹ còn tự ý cho thêm ngũ cốc vào cháo của con

Sai lầm 3: Lạm dụng máy xay sinh tố

Rất nhiều mẹ có thói quen xay nhuyễn cả cháo và thức ăn thành bột mịn cho con ăn vì sợ trẻ nôn ói. Chính vì vậy, có rất nhiều trẻ dù đã 3-4 tuổi, mọc răng đầy đủ rồi nhưng vẫn phải xay thật nhuyễn mịn, chỉ cần cháo còn lợn cợn là sẽ nôn ói ngay.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ không nên lạm dụng máy xay sinh tố, hãy tập cho trẻ ăn thô tăng dần theo từng giai đoạn: 6 tháng tập ăn bột từ loãng đến đặc; 7-8 tháng ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc; 12 tháng tập ăn cháo nấu còn hạt, các thức ăn như bún, phở; 2 tuổi tập ăn cơm…Có thể ban đầu mới tập ăn trẻ sẽ nôn ói, nhưng các mẹ không nên quá lo lắng vì trẻ sẽ tập làm quen dần.

Sai lầm 4: Thêm gia vị quá nặng mùi vào cháo của trẻ

Đây là sai lầm trong cách nấu cháo cho bé ăn dặm mà rất nhiều mẹ mắc phải. Khi nấu cháo cho con, nếm thấy cháo nhạt và không có vị vừa miệng như người lớn, mẹ liền thêm các loại gia vị như nước tương, hạt nêm… Việc này sẽ khiến trẻ bị đau bụng, gây khó chịu cho dạ dày còn non yếu của trẻ.

Sai lầm 5: Dùng nước hầm xương nấu cháo

ham-xuong-nau-chao-cho-be

Nước xương hầm chỉ có tác dụng cho mùi thơm và vị ngọt, còn các dưỡng chất vẫn còn ở trong xác thịt và xương

Nhiều mẹ ngày nào cũng hì hục hầm xương để lấy nước nấu cháo cho con. Thế nhưng con ăn ngày này qua ngày khác mà vẫn còi cọc, gầy nhom. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nước xương hầm chỉ có tác dụng cho mùi thơm và vị ngọt, còn các dưỡng chất vẫn còn ở trong xác thịt và xương. Chính vì vậy mẹ cần cho bé ăn cả nước lẫn thịt để phòng ngừa tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng vì thiếu chất.

Sai lầm 6: Không cho dầu ăn vào cháo của bé

Dầu ăn cung cấp rất nhiều năng lượng, giúp hoạt động hấp thu và chuyển hóa thức ăn diễn ra tốt hơn. Do đó suy nghĩ cho dầu ăn vào cháo khiến trẻ bị đau bụng là hoàn toàn sai lầm. Tốt nhất, sau khi nấu cháo chín, mẹ nên cho 1-2 thìa dầu ăn dành riêng cho bé

Sai lầm 7: Nấu một nồi cháo ăn cả ngày

Vì bận rộn hoặc sợ tốn thời gian nấu nướng, nhiều mẹ thường nấu một nồi cháo to rồi cho trẻ ăn cả ngày. Việc này sẽ khiến nguồn dinh dưỡng ở trong cháo tiêu hao đi rất nhiều trong quá trình bảo quản.

Ở nhiệt độ thường, cháo chỉ để khoảng 2 tiếng là sẽ bị ô thiu. Nếu bảo quản ở ngăn mát cũng chỉ để được 3 tiếng. Nhưng đây chỉ là cách hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật gây ô thiu, thực tế chúng vẫn tồn tại ở dạng bào tử và chờ cơ hội phát triển lại.

Những nguyên tắc cần biết khi nấu cháo cho bé ăn dặm

  • Nguyên tắc 1: Chọn thực phẩm tươi ngon, đảm bảo vệ sinh

Nguyên tắc quan trọng trong cách nấu cháo cho bé ăn dặm là mẹ phải lựa chọn thực phẩm tươi sống, không sử dụng thực phẩm bảo quản quá lâu trong tủ lạnh vì hàm lượng dinh dưỡng sẽ mất đi rất nhiều. Bên cạnh đó, thực phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sạch và an toàn, không chứa vi khuẩn, vi rút gây bệnh, không chứa hóa chất và các chất độc hại.

chon-thuc-pham-tuoi-ngon

Nguyên tắc quan trọng trong cách nấu cháo cho bé ăn dặm là mẹ phải lựa chọn thực phẩm tươi sống, không sử dụng thực phẩm bảo quản quá lâu trong tủ lạnh

  • Nguyên tắc 2: Vệ sinh dụng cụ nấu cháo sạch sẽ

Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ làm bếp bát đũa và dụng cụ nấu cháo  cho bé trước khi chế biến nhằm phòng tránh nguy cơ rối loạn tiêu hóa.

Nguyên tắc 3: Nên cho mỡ/dầu ăn vào cháo ăn dặm

Dầu ăn vừa dễ tiêu hóa lại rất giàu năng lượng, đồng thời giúp hòa tan các chất khác khiến cơ thể trẻ dễ hấp thu các chất dinh dưỡng. Việc cho dầu ăn hoặc mỡ vào cháo ăn dặm sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình hấp thu vitamin D và canxi trong cơ thể trẻ.

  • Nguyên tắc 4: Cân đối 4 nhóm thực phẩm

Một trong những nguyên tắc quan trọng trong các nấu cháo cho bé ăn dặm đó là phải đảm bảo cân bằng dinh dưỡng giữa các bữa ăn, theo đó mẹ cần bổ sung 4 nhóm thực phẩm sau:

+ Nhóm bột đường: gạo nếp, gạo tẻ, bột mì, mì, bún, hủ tiếu, phở, khoai lang, ngô.

+ Nhóm đạm: Thịt, cá, sữa, trứng, tôm tép, lươn…

+ Nhóm béo: Mỡ, dầu, bơ…

+ Nhóm vitamin và chất khoáng: Hoa qu và rau củ: cà rốt, chuối, cải xanh…

can-doi-4-nhom-thuc-pham

Một trong những nguyên tắc quan trọng trong các nấu cháo cho bé ăn dặm đó là phải đảm bảo cân bằng dinh dưỡng giữa các bữa ăn

  • Nguyên tắc 5: Không cho mắm/muối vào cháo ăn dặm của bé

Nhiều mẹ thường có thói quen nấu cháo ăn dặm cho con theo khẩu vị của người lớn (cho muối hoặc mắn), để kích thích vị giác của trẻ. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm bởi ở độ tuổi này, thận của trẻ của rất non yếu, mắm và muối đều không tốt khiến thận của trẻ phải làm việc quá tải, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên về cách nấu cháo cho bé ăn dặm các mẹ đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé ngay trong giai đoạn ăn dặm đầu tiên. Ngoài ra, bước vào độ tuổi ăn dặm trẻ thường gặp phải những rối loạn về chế độ ăn khiến bé khó tiếp nhận và hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc