Ăn dặm là gì? Những nguyên tắc cần nhớ khi trẻ ăn dặm

Ăn dặm là bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển của mọi trẻ. Trong giai đoạn này cha mẹ phải đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho bé. Vậy ăn dặm là gì? Cần lưu ý những điều gì khi cho trẻ ăn dặm?

Ăn dặm là giai đoạn thú vị của mỗi trẻ

Ăn dặm là gì?

Ăn dặm là cho trẻ ăn các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ như bột, cháo, cơm, rau củ… Đây được xem là bước chuyển lớn từ chế độ ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ sang chế độ có thức ăn đặc.

Quá trình này khá gian nan nhưng cũng rất thú vị đối với cả mẹ và bé. Vì thế mẹ không nên vội vã, phải thực hiện từ từ cho bé làm quen và thích ứng dần.

Theo các bác sĩ chuyên gia thời điểm ăn dặm tốt nhất của trẻ thường là vào khoảng 5- 6 tháng tuổi. Ở độ tuổi này bé mới đủ khả năng về hoạt động miệng lưỡi để có thể nuốt được thức ăn đặc.

Tạo lập thói quen cho ăn vào những thời gian nhất định trong ngày sẽ giúp bé quen với chế độ ăn mới khi ăn dặm.

Cho trẻ ăn dặm đúng lúc và đúng cách

Ăn dặm là gì mẹ nên nắm rõ và quan trọng là hãy đợi đến khi con thực sự sẵn sàng. Nếu cho bé ăn sớm quá sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé như khiến bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu, biếng ăn, và lâu dài sẽ có nguy cơ bị thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến bé bị suy dinh dưỡng, chậm lớn…

Dấu hiệu nào nhận biết trẻ sẵn sàng ăn dặm?

Mẹ cần hiểu rằng 6 tháng tuổi không phải tiêu chuẩn duy nhất để bắt đầu cho bé ăn dặm, cần có thêm các điều kiện sau:

+ Cân nặng tăng gấp đôi so với khi sinh.

+ Bé biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi.

+ Biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa.

+ Biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món nào đó.

+ Lưỡi không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ (cho vật gì vào mồm bé cũng đẩy ra, trừ núm vú).

+ Bé thể hiện sự thích thú đối với thức ăn bạn đưa.

Bé thích thú với đồ ăn mẹ đưa

Những nguyên tắc cần lưu ý trong quá trình ăn dặm của trẻ

Sau khi tìm hiểu rõ ăn dặm là gì, mẹ cần lưu ý thêm một số nguyên tắc ăn dặm để giúp bé tiếp nhận thức ăn đúng cách và phát triển tốt về thể chất.

+ Ăn từ loãng đến đặc

Do bé đang quen với thức ăn chính là sữa nên khi mới cho ăn dặm, mẹ nên pha loãng bột cho con.

+ Ăn từ ít đến nhiều

Ngay cả khi bé ăn rất ngon miệng và ăn hết trongbữa ăn đầu tiên, mẹ cũng không nên cho bé ăn thêm. Nên tuân thủ quy tắc từ ít tới nhiều vì hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, nếu mẹ cho bé ăn quá nhiều bột, bé có thể bị rối loạn tiêu hóa.

+ Từ ngọt đến mặn

Khi tập cho bé ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn bột ngọt (tức là bột gạo, bột yến mạch… nấu cùng rau, củ quả và không nêm gia vị). Sau khoảng 2-4 tuần, có thể nấu bột mặn cho bé (bột cùng với thịt, cá…).

Nên cho bé ăn theo giai đoạn từ ngọt đến mặn

+ Mỡ/ dầu ăn quan trọng đối với sự hấp thu của trẻ

Dầu ăn dễ tiêu hóa lại rất giàu năng lượng và giúp hòa tan các chất khác để cơ thể dễ hấp thu.

+ Cân đối 4 nhóm thực phẩm

Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn bổ sung, mẹ cần đảm bảo cung cấp cho con 4 nhóm thực phẩm gồm: nhóm bột đường, nhóm đạm, nhóm béo, nhóm vitamin và chất khoáng.

Ăn dặm là bước chuyển quan trọng trong năm đầu đời của bé vì thế cha mẹ cần chuẩn bị trước những kiến thức cơ bản như ăn dặm là gì, ăn dặm thế nào,… ?

Trong giai đoạn này khó tránh khỏi những triệu chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng,… do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, chưa kịp thích nghi hoặc do chế độ ăn chưa phù hợp. Lúc này mẹ nên điều chỉnh lại khẩu phẩn ăn, cách chế biến, cách cho ăn để bé ăn ngon, hấp thu tốt hơn.

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc