Bà bầu bị táo bón: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Bà bầu bị táo bón là một triệu chứng bình thường trong quá trình mang thai. Đây là hệ của của chế độ ăn uống không khoa học, lối sống ít vận động hoặc các bệnh lý khác. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về chứng táo bón khi mang thai.

Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị táo bón

Những dấu hiệu táo bón khi mang thai mẹ bầu cần quan tâm là:

  • Đi ngoài ít, phân khô và cứng.
  • Mỗi lần phải đi ngoài rất căng thẳng.
  • Ngồi hàng già trong nhà vệ sinh nhưng vẫn không thể đi ngoài được.
  • Phải rặn mạnh khi đi ngoài.
  • Có cảm giác đi đại tiện chưa hết, bị cản trở hoặc tắc nghẽn.
  • Đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần – đây là dấu hiệu mẹ bầu cần đến bác sĩ để được điều trị ngay.
  • Bà bầu có cảm giác đầy hơi, khó chịu, chán ăn.
ba-bau-bi-tao-bon

Bà bầu bị táo bón là một triệu chứng bình thường trong quá trình mang thai

Nguyên nhân khiến phụ nữ bị táo bón khi mang thai

Theo các chuyên gia sức khỏe, có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị táo bón. Do vậy, việc biết rõ chính xác nguyên nhân gây táo bón sẽ giúp mẹ bầu có cách điều trị hiệu quả nhất.

  1. Do hormone: Cơ thể người mẹ trong quá trình mang thai thường có biến đổi lớn về hàm lượng hormone. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực tới đường ruột và cản trở việc đào thải các chất cặn bã trong cơ thể ra ngoài qua hậu môn. Hậu quả là mẹ bầu rất dễ bị táo bón.
  2. Tử cung của thai phụ thường tăng kích thước gây chèn ép lên các cơ quan trong ổ bụng, dẫn tới bị táo bón và bệnh trĩ.
  3. Trong những tháng đầu thai kỳ, việc nôn nghén khiến cơ thể mẹ bầu bị mất nước. Thời gian cuối thai kỳ, do thai nhi gây chèn ép tới ruột nên cũng rất dễ làm bà bầu bị táo bón.
  4. Do chế độ ăn uống: Chế độ ăn không khoa học, uống ít nước, thiếu chất xơ, uống rượu, bia, …. Đặc biệt, thời kỳ đầu và cuối thai kỳ, mẹ bầu thường phải đi tiểu nhiều vào ban đêm nên dẫn tới tình trạng ngại uống nước nên càng dễ bị áo bón.
  5. Tình trạng ốm nghén và mệt mỏi khi mang thai khiến các mẹ bầu lười đi lại, vận động.
  6. Sự phát triển của thai nhi: Sự lớn lên của thai nhi làm gia tăng áp lực lên khung xương chậu, nên nguy cơ bị táo bón cũng tăng cao. Cộng với đó là việc cân nặng tăng nhanh, cảm giác mệt mỏi và lười tập luyện nên rất dễ gây táo bón.
  7. Do uống viên sắt và canxi bổ xung: Để hấp thụ các khoáng chất có trong các loại viên sắt cơ thể mẹ bầu cần phải có một lượng lớn nước. Nhưng không phải mẹ bầu nào cũng uống đủ nước, thêm vào đó một phần các khoáng chất không hấp thụ được vào cơ thể mà phải ra ngoài sẽ làm tăng nguy cơ bị táo bón.
nguyen-nhan-ba-bau-bi-tao-bon

Tình trạng ốm nghén và mệt mỏi khi mang thai khiến các mẹ bầu lười đi lại, vận động.

Tác hại khi bà bầu bị táo bón

Bà bầu bị táo bón nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ chuyển thành táo bón mãn tính, gây nhiều hậu quả và tác hại xấu tới sức khỏe:

– Khi bị táo bón, mẹ bầu thường cảm giác khó chịu, chán ăn, đầy hơi nên dễ khiến thai nhi trong bụng bị thiếu chất, có nguy cơ xảy ra suy dinh dưỡng bào thai.

– Táo bón kéo dài có thể gây biến chứng thành các bệnh như viêm đại tràng, trĩ, sa trực tràng.

– Các chất độc trong phân và chất cặn bã không được tống ra ngoài mà tích tụ ở đại tràng và trực tràng, rồi bị hấp thụ vào máu và lan truyền khắp cơ thể, dẫn tới tình trạng nhiễm độc mãn tính, ảnh hưởng tới sự sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

– Đặc biệt, khi bị táo bón, bà bầu thường gặp khó khăn khi đi đại tiện, thường phải dùng sức để rặn nên rất dễ bị đẻ non và sảy thai.

ba-bau-bi-tao-bon-co-nguy-hiem-khong

Việc thường phải dùng sức để rặn khi đi ngoài rất dễ bị đẻ non và sảy thai.

Bà bầu bị táo bón nên làm gì để trị bệnh?

Táo bón không phải là bệnh lý mà là triệu chứng, do vậy việc duy trì các thói quen ăn uống và sinh hoạt tốt sẽ giúp bà bầu khắc phục được chứng táo bón:

+ Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với hàm lượng chất xơ được các chuyên gia gia sức khỏe khuyến nghị là từ 25-28g/ngày.

+ Uống khoảng 2,5-3 lít một ngày nếu có thể, điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc điều trị chứng táo bón khi mang thai.

+ Vận động nhẹ nhàng và tập thể dục đều đặn mỗi ngày. Đi bộ, bơi lội, yoga và các bài tập nhẹ nhàng là gợ ý lý tưởng cho các mẹ bầu khi mang thai.

+ Tập thói quen đi đại tiện vào một giờ nhất định, tốt nhất là sau bữa ăn sáng, trưa hoặc tối. Cố gắng tạo tâm lý thật thoải mái khi đi ngoài, nhưng lưu ý không nên ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu.

+ Không nên uống rượu, bia, trà và caffein. Những loại đồ uống có tác dụng lợi tiểu, nhưng lại gây mất  và dẫn đến táo bón.

+ Nên ăn nhiều sữa chua để bổ sung các lợi khuẩn, giúp việc tiêu hóa thức ăn dễ dàng và nhanh chóng hơn.

+ Massage nhẹ nhàng vùng bụng  giúp lưu thông khí huyết, tăng cường hoạt động tiêu hóa.

Lưu ý: Sau khi đã sử dụng tất cả những giải pháp trên nhưng chứng táo bón vẫn không được cải thiện, tốt nhất mẹ bầu nên đến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có hướng khắc phục triệt để. Tuyệt đối không tự mua và dùng thuốc.

ba-bau-bi-tao-bon-nen-lam-gi

Nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với hàm lượng chất xơ

Bà bầu bị táo bón: Nên và không nên ăn gì?

Các thực phẩm bà bầu bị táo bón nên ăn:

  • Bất kỳ loại rau của hoặc trái cây nào.
  • Các loại rau lá như bông cải xanh, rau diếp, rau xanh, lá xà lách.
  • Cà rốt, khoai lang, bí đỏ và ngô.
  • Trái cây sấy khô và các loại hạt như hạnh nhân, nho, mơ, quả hạch Brazil và mận.
  • Một số loại quả như mâm xôi, nam việt quất, dâu tây và việt quất.
  • Ngũ cốc nguyên hạt, gạo nâu, bánh mì, mì và đậu lăng.

Các thực phẩm bà bầu bị táo bón không nên ăn:

  • Sô-cô-la làm chậm tiêu và giảm nhu động ruột.
  • Thịt đỏ chứa nhiều chất béo, sắt và các sợi protein gây khó tiêu, khiến tình trạng táo bón nặng hơn.
  • Đồ ăn cay nóng như tiêu, ớt gây kích thích ruột và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
  • Chuối xanh chứa nhiều tinh bột khiến tình trạng táo bón nặng hơn.
  • Caffeine làm có thể mất nước và khiến táo bón nghiêm trọng hơn.
  • Đồ ăn nhanh và nhiều dầu mỡ.
ba-bau-bi-tao-bon-khong-nen-an-gi

Đồ ăn cay nóng như tiêu, ớt gây kích thích ruột và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.

Giải pháp phòng tránh táo bón ở bà bầu

Dưới đây là một số giải pháp phòng tránh táo bón cho bà bầu hiệu quả:

– Có chế độ ăn uống đảm bảo đủ dinh dưỡng và chất xơ.

– Bổ sung đủ nước và chất lỏng cho cơ thể bằng cách uống 2-2,5 lít nước mỗi ngày, đan xen với việc uống nước ép hoa quả, nước canh…

– Tích cực vận động nhẹ nhàng mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa táo bón. Một số bài tập mẹ bầu nên sử dụng là bơi lội, đi bộ, đạp xe, yoga hay tập luyện dưới nước.

– Tập thói quen đi vệ sinh vào một giờ cố định trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng.

– Tránh uống các loại đồ uống lợi tiểu như trà, cà phê, cola và chất cồn.

Thông qua những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên, hy vọng bà bầu bị táo bón sẽ cách khắc phục và phòng ngừa chứng táo bón trong thời gian mang thai hiệu quả. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh và có một thai kỳ vui vẻ!

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc