Bé bị đầy bụng nôn trớ và những thông tin mẹ nên biết

Bé bị đầy bụng nôn trớ có thể là dấu hiệu bé đã mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Vì thế các bà mẹ không nên coi thường hiện tượng thường gặp này để có hướng xử lý đúng đắn giúp con sớm phục hồi sức khỏe.

Bé bị đầy bụng nôn trớ

Nguyên nhân bé bị đầy bụng nôn trớ

Bé bị đầy bụng nôn trớ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên, những người mới làm mẹ lần đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm thường rất hoang mang, lúng túng khi con mình gặp phải hiện tượng này.

+  Nguyên nhân sinh lý

-Do mẹ cho bé ăn, bé bú sai cách: Đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ dưới 1 năm tuổi tư thế cho bé bú sữa cũng như việc dùng núm vú bình sữa không phù hợp cũng có thể gây ra hiện tượng bé nuốt phải nhiều không khí khi bú, dẫn tới đầy bụng, nôn trớ.

-Do ăn quá nhiều: khi mẹ cho bé ăn quá nhiều bữa trong ngày hoặc ăn quá nhiều trong một bữa sẽ khiến hệ đường ruột non nớt của trẻ không tiêu hóa kịp, từ đó trướng bụng, ợ hơi, nôn trớ.

Bé bị đầy bụng nôn trớ

Bé bị đầy bụng nôn trớ do ăn nhiều

-Do mẹ cho bé ăn các loại thức ăn không phù hợp: Việc cho con ăn dặm sớm hoặc ăn những loại thức ăn khó tiêu hóa như thức ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ… sẽ làm dạ dày và đường ruột ứ đọng thức ăn. Những thức ăn này lên men, khiến bé bị đầy bụng nôn trớ.

+ Nguyên nhân bệnh lý

-Chứng trào ngược dạ dày: bé bị mắc chứng này sẽ gặp tình trạng đầy bụng nôn trớ ở mức bình thường.

-Nhiễm khuẩn/loạn khuẩn đường ruột: gây ra hiện tượng đầy bụng, viêm ruột, tiêu chảy kèm nôn trớ.

-Do bé bị các tật bẩm sinh về tiêu hóa như ngắn thực quản, hẹp môn vị.

-Trẻ bị các bệnh như tắc ruột, lồng ruột, viêm ruột thừa.

Bé bị đầy bụng nôn trớ mẹ nên xử lý thế nào?

Khi bé bị đầy bụng nôn trớ ở mỗi độ tuổi khác nhau, do nguyên nhân khác nhau lại có cách giải quyết khác nhau. Trong đó tình trạng do bệnh lý gây ra cần được thăm khám, chẩn đoán sớm và điều trị theo phác đồ của bác sỹ.

Ngoài ra, những nguyên nhân khác có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện an toàn như:

-Cho bé bú đủ no và bú thành nhiều cữ với lượng sữa vừa phải cho mỗi cữ.

Cho bé bú với lượng sữa vừa đủ tránh nôn trớ

Nếu bé bú bình, cần chú ý nghiêng bình để núm vú ngập sữa, hạn chế tình trạng bé nuốt phải nhiều không khí dẫn tới bị đầy bụng nôn trớ.

-Sau khi trẻ ăn, không cho nằm ngay, vừa bế vừa vỗ nhẹ vào lưng giúp bé ợ hơi, đẩy phần không khí nuốt vào bụng trong quá trình bú ra ngoài.

-Mẹ có thể thực hiện một số bài tập massage nhẹ nhàng (tránh massage ngay khi trẻ vừa ăn xong).

– Điều chỉnh chế độ ăn phù hợp hơn cho trẻ.

– Bổ sung ngay men vi sinh giúp trẻ ổn định hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn/loạn khuẩn đường ruột do ăn uống, do dùng kháng sinh,…

Đầy bụng nôn trớ là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa ở trẻ còn chưa hoàn chỉnh. Vì vậy mẹ cần biết cách xử lý để giúp con cải thiện tình trạng này, tránh chủ quan kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc