Bé bị đi ngoài toàn nước: Nguyên nhân và Cách điều trị

Bé bị đi ngoài toàn nước là biểu hiện bé bị tiêu chảy nặng, lúc này bé cần phải được điều  trị càng sớm càng tốt. Tốt nhất bố mẹ nên mang trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và bác sĩ điều trị kịp thời.

Trong khuôn khổ bài viết này sẽ chia sẻ tới bố mẹ nguyên nhân, dấu hiệu và lời khuyên xử lý khi phát hiện trẻ đi ngoài ra nước.

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước nhiều lầnTrẻ đi ngoài toàn nước là dấu hiệu trẻ đang bị tiêu chảy nặng, bố mẹ cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất.

I. Nguyên nhân nào khiến bé bị đi ngoài toàn nước?

Hầu hết trẻ sơ sinh (đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi) đều đi phân lỏng hoặc ra nước. Điều này hoàn toàn là bình thường. Nhưng, nếu trẻ đột nhiên đi ngoài ra toàn nước và bị nhiều lần trong ngày, thì chắc chắn bé đang bị tiêu chảy.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé đi ngoài toàn nước, cụ thể:

– Do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng qua con đường ăn uống, chạm tay vào mầm bệnh sau đó cho tay vào miệng.

– Do dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm.

– Do trẻ uống quá nhiều thuốc kháng sinh.

– Do trẻ đang gặp phải các vấn đề về tiêu hóa.

II. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị đi ngoài ra nước

Thông thường, trẻ đi ngoài ra nước thường có các triệu chứng sau:

– Trẻ đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày, kéo dài trong vài ngày.

– Tiểu nhiều.

– Đau bụng.

– Sốt nhẹ hoặc sốt cao

– Mệt mỏi.

– Nôn và buồn nôn.

Trẻ đi ngoài toàn nướcTrẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày

Bố mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện khi thấy có các dấu hiệu sau:

– Đi tiểu ít hơn.

– Trẻ bị khô miệng.

– Khóc không ra nước mắt.

– Cáu kỉnh, khó chịu.

– Buồn ngủ bất thường.

– Có thể mệt mỏi, vận động chậm chạp.

– Da mất độ co giãn.

Ngoài ra, nếu bé dưới 6 tháng tuổi có những triệu chứng sau, bạn nên đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức:

Trẻ sơ sinh đi ngoài có nước Trẻ nhỏ sốt cao cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện

– Sốt từ 38,9 độ trở lên.

– Phân có kèm máu hoặc giống như mủ.

– Đau bụng.

– Phân màu đỏ, trắng hoặc đen.

– Trẻ mệt mỏi, chậm chạp.

– Nôn mửa nhiều.

III. Trẻ đi ngoài toàn nước có nguy hiểm không?

Thông thường, nếu bé đi ngoài ra nước nhưng không kèm theo triệu chứng gì thì sẽ tự khỏi sau vài ngày.

Nhưng nếu trẻ bị đi ngoài toàn nước có màu xanh hoặc vàng kèm theo các dấu hiệu như đi ngoài phân lỏng kéo dài, phân lẫn máu, sốt cao, đau bụng, da tím tái, phát ban, môi nhợt nhạt, thở nhanh, mất nước, mạch đập yếu thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để được bác sĩ điều trị kịp thời.

Bé sơ sinh đi ngoài ra nướcThăm khám và làm theo hướng dẫn của bác sỹ

Đặc biệt, nếu trẻ đi ngoài nhiều lần ra toàn nước và liên tục trong thời gian dài là dấu hiệu trẻ đang mắc phải tiêu chảy cấp và tiêu chảy kéo dài.

Trong trường hợp này, nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ như: hôn mê, mất nước, suy dinh dưỡng nặng hậu tiêu chảy, làm suy giảm chức năng hệ tiêu hóa, thậm chí gây tử vong. Do đó, bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan.

( → Xem thêm: Số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi được xem là bình thường

IV. Bố mẹ nên làm gì khi bé đi ngoài ra nước?

– Theo dõi sát tình trạng của bé, nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện nếu phát hiện có các triệu chứng bất thường.

– Tăng cường cho bé bú sữa mẹ, cho trẻ uống nhiều nước để tránh tình trạng cơ thể mất nước.

– Nên cho trẻ ăn thức ăn dạng lòng, mềm và dễ tiêu hóa để tăng cường sức đề kháng có thể.

– Đặc biệt, không tự ý cho bé uống thuốc kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy hoặc bất cứ loại thuốc nào khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Nếu thấy bé có dấu hiệu đi ngoài toàn nước, tốt nhất bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời.

5/5 - (1 vote)

Danh sách nhà thuốc