Bé đi ngoài có mùi tanh: Nguyên nhân và Cách xử lý

Quan sát phân của trẻ có thể giúp bố mẹ sớm biết tình trạng hiện tại của bé, chẳng hạn như bé đi ngoài có mùi tanh thì rất có thể trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột. Vậy thực hư thế nào? Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết sau đây bạn nhé.

Quan sát và nhận biết mùi, tính chất, màu sắc phân của trẻ có thể giúp mẹ phán đoán tình trạng sức khỏe của con. Chính vì thế khi bỗng phát hiện ra trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi tanh khác hẳn ngày thường sẽ khiến mẹ hoang mang với nhiều câu hỏi trong đầu: con ăn phải thức ăn gì không hợp bụng hay con bị làm sao,… 

Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi tanhPhân của trẻ đi ngoài có mùi tanh phản ánh trạng thái bất thường ở trẻ.

I. Nguyên nhân bé đi ngoài có mùi tanh

Thông thường, trẻ đi ngoài có mùi tanh là do ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ ăn uống và dinh dưỡng hàng ngày của bé. Ngoài ra, tình trạng này còn phụ thuộc vào tháng tuổi, độ tuổi của từng trẻ nữa.

Trong trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi tanh cũng giúp ba mẹ sớm nắm được tình hình của con và có hướng xử lý đúng đắn nhất.

Có 3 nguyên nhân chính khiến trẻ đi ngoài lỏng có mùi tanh, gồm:

1. Chế độ ăn uống hàng ngày chưa hợp lý

Rất có thể là chế độ ăn uống hàng ngày chưa được hợp lý khiến trẻ đi ngoài có mùi tanh, cụ thể là lượng đường trong sữa hoặc đồ ăn hàng ngày của trẻ vẫn chưa được tiêu hoá hoàn toàn.

Bé đi ngoài có mùi tanhHậu quả là dẫn tới tình trạng gây kích thích đường ruột ở trẻ, lúc này tốt nhất là nhờ đến bác sĩ.

( Xem thêm nguyên nhân phân trẻ có mùi chua TẠI ĐÂY)

2. Trẻ ăn tinh bột chưa được nấu chín kỹ

Nếu trẻ bắt đầu ăn dặm khi đi ngoài mà phân có mùi tanh, có thể là do trẻ ăn tinh bột chưa được nấu chín kỹ hoặc hàm lượng tinh bột ăn trong ngày quá nhiều gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Trẻ đi ngoài lỏng có mùi tanh

Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, và khi đồ ăn cho bé chưa được nấu chín kỹ có thể khiến hệ tiêu hóa không chuyển hóa hết được qua ruột. Lượng đồ ăn còn lại sẽ bị đào thải qua hậu môn, gây nên mùi tanh.

3. Trẻ có thể bị nhiễm tạp khuẩn đường ruột

Phân trẻ sơ sinh có mùi tanh

Trường hợp trẻ đi ngoài phân sống mà có mùi tanh nhưng đã trên 6 tháng tuổi, nguyên nhân có thể là do trẻ bị nhiễm tạp khuẩn đường ruột.

Khi trẻ đi ngoài có mùi tanhCó nhiều nguyên nhân, trong đó có thể là do chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ chưa hợp lý

II. Phân trẻ sơ sinh có mùi tanh có nguy hiểm không?

Rất nhiều cha mẹ gặp tình trạng con mình đi ngoài có mùi tanh, lại còn kèm thêm nhiều nước nên rất sợ có điều gì ảnh hưởng tới con của mình. Tuy nhiên, ba mẹ hãy nhớ những điều sau:

– Đối với trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ, phân của trẻ sẽ không có mùi tanh hay mùi thối. Tuy nhiên, khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, mùi phân của trẻ sẽ bắt đầu thay đổi.

– Khi thấy bé đi ngoài có mùi tanh, có thể là do bé không thể dung nạp thức ăn hoặc gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa.

– Bên cạnh đó, sự thay đổi về mùi phân cộng với triệu chứng đi ngoài có chất nhầy thì rất có thể bé đang gặp phải một số vấn đề về sức khỏe. Lúc này, bố mẹ cần quan sát và theo dõi trẻ kỹ hơn.

( Xem thêm: Trẻ bất dung nạp lactose: Cách nhận biết và chữa trị tốt nhất )

Đặc biệt, trẻ em đi ngoài có mùi tanh cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bé đã bị nhiễm virus Rota. Vì thế, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị tốt nhất.

Phân trẻ có mùi tanhCó thể trẻ bị nhiễm virus Rota

III. Phân trẻ có mùi tanh bố mẹ nên làm gì?

1. Nên đưa đến bệnh viện 

Tốt nhất khi thấy trẻ đi ngoài có mùi tanh, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương án điều trị phù hợp nhất.

Phân bé có mùi tanh

 

2. Đối với trẻ đang bú mẹ: Mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn uống 

Đối với những trẻ đang bú mẹ, khi thấy phân có mùi tanh, mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe của bé. Tránh ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, đường và tinh bột.

Nên ăn nhiều rau, củ, quả và sữa chua để hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn.

3. Hỏi ý kiến bác sĩ, chuyên gia trong ngành

Trẻ 2 tuổi đi ngoài có mùi tanh

Nếu trẻ đang uống sữa công thức mà phân trẻ có mùi tanh, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc thay đổi loại sữa cho con. Nhiều trường hợp sữa không phù hợp với trẻ cũng có nguy cơ khiến phân bé có mùi tanh.

4. Điều chỉnh chế độ ăn dặm của trẻ

Đối với trẻ đã ăn dặm, mẹ cần quan tâm và chú ý tới chế độ ăn uống và khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ. Nên cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hoá và chia nhỏ bữa ăn trong ngày.

Ngoài ra, mẹ cũng nên hạn chế dầu mỡ, chất béo trong các bữa ăn hàng ngày của bé. Đặc biệt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi mua thực phẩm và chế biến thức ăn cho trẻ.

Trẻ sơ sinh đi phân có mùi tanhNên chia nhỏ bữa ăn nhiều lần trong ngày cho trẻ

IV. Phân bé có mùi tanh khi nào nên đưa trẻ đi khám?

Cần đưa bé đi khám khi:

– Trẻ có vẻ mệt mỏi, màu sắc phân không trở lại bình thường sau vài ngày.

Trẻ đi ngoài ra máu mà không hề táo bón.

– Phân nhợt màu kéo dài.

– Đi ngoài phân xanh và lỏng, thể trạng mệt mỏi, kèm theo các biểu hiện bệnh lý khác.

– Đi ngoài phân xanh và lỏng trong khi đang bú bình hoàn toàn, không bú mẹ.

Trẻ đi ngoài ra nước có mùi tanhĐưa trẻ đi khám nếu có dấu hiệu bất thường

!Lưu ý:

Trẻ đi ngoài lỏng có mùi tanh có thể bị tiêu chảy cấp. Tiêu chảy cấp có nghĩa là đi tiêu phân lỏng nước, trong một thời gian ngắn (cấp tính) khoảng dưới 7 ngày.

Tuy nhiên đối với những trẻ càng nhỏ, đi tiêu nhiều lần, việc xác định trẻ có bị tiêu chảy hay không là một thử thách không nhỏ đối với ba mẹ trẻ.

Bình thường, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, đặc biệt dưới 6 tháng, có thể có tần suất đi tiêu nhiều lần trong ngày, trung bình từ 3 lần, đến 10 lần một ngày, hoặc hơn thế nữa. Phân của trẻ nhìn có thể sệt, lỏng, nhiều màu vàng, xanh, hoặc nâu.

Trẻ bú sữa mẹ có thể dễ sản xuất phân nhiều lần hơn và phân có nước nhiều hơn so với trẻ uống sữa công thức. Trẻ từ 1 tuổi trở lên, thông thường có khoảng 1 – 2 lần đi tiêu một ngày.

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, vì đây là một tình trạng bệnh lý, trẻ sẽ có sự thay đổi tần số đi tiêu, cũng như tính chất phân một cách đột ngột, rất dễ nhận biết.

Phân trong tiêu chảy cấp thường lỏng nhiều, có nhiều nước, mùi hôi tanh. Bên cạnh đó, vì đây là một hiện bệnh đường ruột, trẻ sẽ có thêm những triệu chứng khác, như mệt, quấy khóc nhiều, sốt, buồn nôn và nôn, đau bụng….

Như vậy, bé đi ngoài có mùi tanh cũng có thể là một dấu hiệu tiêu chảy cấp, ba mẹ cần quan sát thêm những biểu hiện đi kèm để phán đoán sơ bộ trước khi đưa trẻ đi thăm khám để có biện pháp xử lý phù hợp. 

5/5 - (1 vote)

Bình luận (2)

Leave a Reply

  1. Avatar

    Cảm ơn bạn về những thông tin rất bổ ích. Tôi có cháu gái nay vừa tròn 5 tháng tuổi. Vì mẹ cháu không có sữa nên cháu uống sữa công thức. Mấy hôm nay cháu đi ngoài có mùi tanh tôi rất lo lắng bạn có thể cho biết cháu có bị làm sao không? Tôi cảm ơn.

    • Himita

      Chào bạn, nếu trước đó bé vẫn uống sữa công thức (không có sự thay đổi sữa, chế độ ăn uống) nhưng hiện tượng đi phân có mùi tanh gần đây mới gặp, tức là hệ tiêu hoá của bé đang có vấn đề ạ. Ngoài hiện tượng đi phân tanh thì số lần đi ngoài của bé có tăng lên bất thường và phân có nhiều nước, có lẫn nhầy, nhầy máu không ạ?
      Bạn có thể liên hệ trực tiếp tổng đài miễn cước 1800 1125 (giờ hành chính) để được tư vấn cụ thể nhé ạ!


Danh sách nhà thuốc