Bệnh kiết lỵ ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị

Bệnh kiết lỵ ở trẻ sơ sinh khiến gây tiêu chảy liên tục, khiến trẻ bị sút cân và mệt mỏi. Đáng nói, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh kiết lỵ còn gây nhiều biến chứng rất nguy hiểm.

Bị bệnh kiết lỵ ở trẻ sơ sinh

I. Nguyên nhân bị bệnh kiết lỵ ở trẻ sơ sinh

Bệnh kiết lỵ ở trẻ là tình trạng trẻ bị nhiễm trùng ruột do một số ký sinh trùng và vi khuẩn gây nên. Bé sơ sinh bị kiết lỵ sẽ liên tục đi đại diện, trong phân có máu và dịch nhầy.

Nguyên nhân chính gây bệnh lỵ ở trẻ sơ sinh là do các chủng vi khuẩn gây hại cho đường ruột. Hệ tiêu hoá ở trẻ con non yếu nên khi bị nhiễm phải các vi khuẩn này, tỉ lệ trẻ mắc bệnh vô cùng cao.

Cụ thể:

– Khuẩn Amip: Loại vi khuẩn này gây ra rất nhiều bệnh lý  liên quan đến đường ruột như kiết lỵ, tiêu chảy.

– Trực khuẩn ngắn, bất động: Thường là các loại trực khuẩn thuộc nhóm Shigella như Paradystenteria hay Shigella Amigua,…

II. Triệu chứng và dấu hiệu trẻ sơ sinh bị kiết lỵ

4 triệu chứng bệnh kiết lỵ ở trẻ sơ sinh thường gặp, bao gồm:

– Trẻ đi đại tiện nhiều lần và liên tục .

– Bụng trẻ quặn đau mỗi lần đại tiện.

– Phân ít, dạng lỏng, có lẫn với dịch nhầy, bọt hơi và máu tươi.

– Trước khi đại tiện trẻ sơ sinh có biểu hiện quấy khóc.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị kiết lỵ

Bệnh này được chia thành 2 dạng chính. Mỗi dạng lại có biểu hiện bệnh khác nhau ở mỗi trẻ. Cụ thể:

– Kiết lỵ amip: Trẻ bị đau quặn bụng từng cơn; không sốt hoặc sốt nhẹ; bị ớn lạnh, đi đại tiện nhiều lần trong ngày; phân có chất nhầy như đờm hoặc kèm theo máu.

– Kiết lỵ trực trùng: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nhẹ, sốt cao liên tục, đau bụng, phân lỏng nhiều nước; ngoài ra còn có triệu chứng luôn muốn đi đại tiện, hậu môn bị đau rát, đi phân có nhầy máu…

III. Bệnh kiết lỵ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị kiết lỵ có nguy hiểm không? Kiết lỵ là bệnh lý rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bé sơ sinh bị bệnh này sẽ bị sút cân và mệt mỏi.

Trẻ sơ sinh bị kiết lỵ phải làm sao

Đặc biệt, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh còn gây nhiều biến chứng rất nguy hiểm như: thủng ruột, lồng ruột, xuất huyết tiêu hóa, viêm loét đại tràng sau lỵ, viêm ruột thừa do amip…

Do đó, nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu bị bệnh, bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, đúng cách.

IV. Trẻ sơ sinh bị kiết lỵ phải làm sao? Cách chữa kiết lỵ cho trẻ sơ sinh

Điều đầu tiên, bố mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc trị kiết lỵ cho trẻ sơ sinh uống. Cũng không nên sử dụng các cách trị kiết lỵ cho trẻ sơ sinh theo truyền miệng hay mách bảo của người khác.

Cách chữa kiết lỵ cho trẻ sơ sinhKhông tự ý điều trị tại nhà, nên đưa trẻ đi khám bác sĩ. Ảnh minh hoạ

Thay vào đó, nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thực hiện các xét nghiệm phân và máu để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị bệnh phù hợp và hiệu quả nhất nhằm phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Trong thời gian điều trị bệnh, các mẹ cần tuân thủ nghiêm túc chỉ định của bác sĩ về liều lượng thuốc và tái khám đúng hẹn để theo dõi diễn biến bệnh.

( → Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị loét hậu môn: Mẹ tuyệt đối không nên xem nhẹ!)

V. Trẻ sơ sinh bị kiết lỵ mẹ nên ăn gì?

Nếu trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn và bị kiết lỵ, các mẹ cần đặc biệt lưu ý chế độ ăn uống để hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Theo đó, các thực phẩm mẹ nên ăn gồm: Chuối, táo, gạo, bánh mì, bánh quy, trứng nấu chín, thịt gà không có da, khoai tây, đậu trắng,… Những thực phẩm này ít béo, ít đạm, dễ tiêu hóa, giàu chất xơ nên sẽ giúp phân của bé đặc hơn.

Ngoài ra, mẹ cũng nên ăn sữa chua giàu probiotic và uống trà hoa cúc hàng ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh kiết lỵ ở bé.

Trẻ sơ sinh bị lỵChuối, táo, gạo, bánh mì mẹ nên ăn khi bé bị kiết lỵ

Đồng thời, mẹ cũng nên tránh ăn các thực phẩm như: nhóm thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng như đậu phộng, hải sản, sữa, đậu nành; thức ăn chế biến sẵn; thức ăn không đảm bảo vệ sinh; thực phẩm hết hạn sử dụng; nhóm các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu; đồ uống có gas, các món ăn cay…

Trên đây là những thông tin được tổng hợp về bệnh kiết lỵ ở trẻ sơ sinh. Hy vọng việc nắm rõ triệu chứng, nguyên nhân sẽ giúp mẹ có cách chữa trị và phòng ngừa bệnh cho con hiệu quả.

5/5 - (1 vote)

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc