Cách nấu cháo cho bé không bị mất chất và tốt cho hệ tiêu hóa

Để chuẩn bị cho con được những bữa cháo ngon, giữ được hàm lượng dinh dưỡng của nguyên liệu, lại còn tốt cho hệ tiêu hoá, mẹ có thể tham khảo những cách nấu cháo cho bé không bị mất chất trong bài viết dưới đây.

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm cả ngàyLàm thế nào để nấu cháo cho bé không bị mất chất và tốt cho hệ tiêu hóa là băn khoăn của nhiều mẹ?

I. Cách nấu cháo cho bé ăn dặm không bị mất chất dinh dưỡng

Để nấu cháo cho bé mà không lo bị mất chất dinh dưỡng, các mẹ nên ghi nhớ một số điều sau:

1. Cách lựa chọn thực phẩm nấu cháo

– Thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da chứa nhiều dinh dưỡng hơn thịt mỡ hay thịt gà nguyên da.

– Các loại ngũ cốc nguyên hạt như: gạo nếp, gạo tẻ,đậu xanh, yến mạch, đậu đỏ… chứa nhiều vitamin hơn ngũ cốc tinh chế.

– Rau có màu vàng sậm và xanh thẫm sẽ nhiều chất dinh dưỡng hơn so với rau lá nhạt màu.

– Thực phẩm tươi sống luôn tốt hơn thực phẩm đóng hộp vì các chất dinh dưỡng trong đồ đóng hộp bị giảm đi rất nhiều trong quá trình chế biến.

– Có thể sử dụng thực phẩm tươi để đông lạnh, nhiệt độ thấp sẽ ức chế các enzym phá hủy chất dinh dưỡng và vitamin.

2. Sơ chế nguyên liệu để nấu cháo

Cách vo gạo để nấu cháo: Cách nấu cháo cho bé không bị mất chất phụ thuộc cả vào quá trình vo gạo. Khi vo gạo, một hàm lượng các khoáng chất và vitamin cực lớn, nhất là vitamin B1 có trong gạo sẽ bị mất đi.

Cách nấu cháo ăn dặm cho bé tăng cânMẹ nên vo gạo thật nhẹ nhàng, tránh vò xát quá kỹ và vo quá nhiều lần sẽ làm mất lớp cám gạo vô cùng giàu dinh dưỡng

Do vậy, mẹ nên vo gạo thật nhẹ nhàng, tránh vò xát quá kỹ và vo quá nhiều lần sẽ làm mát lớp cám gạo vô cùng giàu dinh dưỡng.

– Cách ngâm rửa rau, củ, quả: Để nấu cháo không bị mất chất, các mẹ không nên ngâm và rửa rau, củ, quả quá lâu ở trong nước, tránh tình trạng mất vitamin B, C và ảnh hưởng chất lượng thực phẩm.

Ngoài ra, mẹ cũng không nên cắt thái xong để ở bên ngoài quá lâu, tốt nhất nên cho vào nồi nấu ngay. Việc để quá lâu ở bên ngoài sẽ làm hao hụt hàm lượng vitamin đáng kể.

– Cách cắt rau, củ, quả: Nên cắt rau, của, quả thành từng miếng to để giảm diện tích bề mặt tiếp xúc với không khí, nhờ đó chất dinh dưỡng sẽ được giữ lại nhiều hơn. Nên nấu chín trước khi băm nhỏ hoặc nghiền nhuyễn.

( → Xem thêm: Trẻ chảy nước bọt nhiều là vì sao? Cách giải quyết hiệu quả )

3. Khâu nấu cháo cho bé

– Nấu cháo riêng, chế biến các thực phẩm khác riêng: Không nên cho rau, củ, quả, thịt, cá vào nấu chung với cháo sẽ khiến cháo bị tanh hoặc nồng.

Việc nấu chung không chỉ làm hao hụt lượng vitamin có trong rau củ mà còn khiến bé khó tiêu. Thay vào đó, mẹ nên nấu cháo trắng riêng, chế biến các nguyên liệu riêng, khi nấu thì mới bỏ chung vào khuấy đều lên.

Cách nấu cháo ngon cho béNguyên liệu nấu cháo cho bé sau khi đã sơ chế

Ưu tiên dùng phương pháp hấp trong khâu chế biến thực phẩm: Hấp là phương pháp giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất, đặc biệt các loại rau xanh khi hấp trong lò vi sóng được thì càng tốt.

Nếu không thể hấp, bắt buộc phải hầm hoặc luộc, mẹ hãy cố gắng cho ít nước nhất có thể. Sau đó hãy tận dụng nước này để nấu cháo hoặc xay nhuyễn thức ăn.

– Sử dụng nồi áp suất để nấu cháo: Một trong những cách nấu cháo cho bé mà không lo bị mất chất là sử dụng nồi áp suất.

– Nấu cháo bằng nồi thường: Nếu nấu cháo bằng nồi thường, để tránh tình trạng dưỡng chất bay hơi, mẹ hãy hạn chế mở vung nồi trong quá trình nấu nhé.

– Hạn chế dùng nồi cơm điện để nấu cháo: Mẹ nên hạn chế tối đa việc nấu cháo bằng nồi cơm điện vì cháo không những không ngon mà còn bị hao hụt rất nhiều chất dinh dưỡng ở trong gạo.

– Thêm dầu ăn vào cháo của bé: Nên sử dụng dầu ăn dành riêng cho trẻ em để đảm bảo trẻ được cung cấp đủ chất béo, đồng thời tăng cường trao đổi chất, giúp hấp thu các dưỡng chất khác tốt hơn. Mẹ nên cho dầu ăn vào cháo khi cháo đã nấu chín và sau khi tắt bếp nhé!

Các cách nấu cháo cho trẻ ăn dặmCó thể thêm dầu hào cháo dầu ăn dành riêng cho bé

– Nên nấu cháo cho bé theo bữa hoặc mỗi ngày: Nhiều mẹ thường có thói quen nấu 1 nồi cháo to rồi cho bé ăn cả ngày, thậm chí sang cả ngày hôm sau.

Mặc dù đã được bảo quản trong tủ lạnh nhưng các vi khuẩn vẫn có thể trú ngụ, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ sinh sôi và phát triển. Vì vậy tốt nhất mẹ nên nấu cháo cho bé ăn từng bữa hoặc ăn hết trong ngày.

Như vậy, cách nấu cháo cho bé không bị mất chất dinh dưỡng không phải là điều quá khó khăn. Vậy nên mẹ hãy cẩn thận trong từng khâu lựa chọn thực phẩm, chế biến và nấu cháo để hạn chế tối đa việc thất thoát chất dinh dưỡng để bé có thể thưởng thức các món cháo ăn dặm vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng nhé!

II. Các món cháo dễ tiêu và tốt cho tiêu hóa cho bé

Dưới đây là những món cháo giúp bé dễ tiêu hóa và tốt cho hệ tiêu hóa của bé, mẹ có thể tham khảo và nấu cho bé ăn:

1. Cháo khoai lang

– Nguyên liệu: Cháo trắng, 100g khoai lang, một ít hồng khô, đường.

– Cách nấu: Khoai lang lột bỏ vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào nồi hấp chín rồi nghiền nhuyễn. Cho cháo vào rồi đun sôi, cho khoai lang và khuấy đều. Khi cháo và khoai lang sôi trở lại, cho thêm đường và hồng hô để trang trí.

Các món cháo cho bé trên 1 tuổi

2. Cháo chuối đường phèn

– Nguyên liệu: 300g chuối, 100g đường phèn, 100g gạo nếp.

– Cách nấu: Gạo nếp vo sạch, chuối bóc bỏ vỏ rồi thái khúc. Đổ nước vào nồi cho gạo nếp và chuối vào nấu chín mềm. Khi cháo chín, mẹ cho đường phèn vào rồi múc cho bé ăn khi còn ấm.

3. Cháo đậu bắp

– Nguyên liệu: 100g tôm sú, 6 quả đậu bắp, 3 bát gạo dẻo, hành lá, gia vị.

– Cách nấu cháo cho bé: Gạo vo sạch, cho vào nồi nấu chín nhừ. Tôm bóc bỏ vỏ, làm sạch rồi băm nhuyễn, sau đó ướp với chút gia vị trong 10 phút. Đậu bắp rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng.

Hành lá rửa sạch thái nhỏ. Cháo chín, bạn cho tôm vào khuấy đều rồi tiếp tục cho đậu bắp vào. Cuối cùng, thêm chút dầu mè vào cháo rồi cho bé khi cháo còn ấm.

Cách nấu cháo cho em béCháo đậu bắp rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé

III. 3 món cháo cho bé 1 tuổi vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng

Ngoài những cách nấu cháo truyền thống cho bé là cháo trắng với thịt lợn hay thịt gà, mẹ có thể “đổi vị” cho bé với 5 món cháo dễ tiêu hóa dưới đây:

1. Cháo cá quả

Nguyên liệu:

1 khúc cá quả.

1 ít gừng.

Hành tím, hành lá.

Gạo tẻ, gạo nếp.

1 miếng bí ngô.

Cách nấu cháo bé không bị mất chất

Cách nấu:

Nấu cháo cho chín nhừ.

Hành tím rửa sạch, phi thơm.

Cá quả rửa sạch, cho vào nồi luộc chín với gừng để khử bớt mùi tanh. Cá chín bạn gỡ xương, bóc bỏ da sau đó cho vào xào qua với hành tím.

Cháo chín bạn múc ra bát rồi cho cá lên trên là xong.

( Xem thêm: Trẻ bất dung nạp lactose: Dấu hiệu, Nguyên nhân và Cách điều trị )

2. Cháo ếch

Nguyên liệu:

Ếch.

Gạo nếp, gạo tẻ

Nước dashi rau củ.

Cà rốt.

Bột nêm trẻ em.

Hành tươi, hành tím, rau mùi.

Cách nấu cháo cho bé ăn cả ngàyCháo ếch thơm ngon và bổ dưỡng cho bé

Cách nấu cháo cho bé:

Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi thái miếng, đem hấp chín, sau đó nghiền nhuyễn.

Cho gạo với nước dashi rau củ vào nồi rồi nấu cho tới khi gạo chín nhừ.

Thịt ếch rửa sạch, thái miếng vừa ăn rồi ướp với bột nêm trong khoảng 20 phút.

Hành khô băm nhỏ, phi thơm rồi cho thịt ếch vào xào chín.

Ếch rửa sạch, thái miếng vừa ăn, ướp bột nêm khoảng 20 p.

Phi thơm hành khô, cho thịt ếch vào xào chín.

Cháo chín bạn múc ra bát, bày thịt ếch và cà rốt lên trên.

Cuối cùng rắc hành khô đã phi thơm cùng chút hành lá và rau mùi trộn đều rồi cho bé ăn.

3. Cháo kale nấu tôm

Nguyên liệu:

Gạo.

Tôm.

Cải kale (cải xoăn)

Cà rốt.

Ớt chuông.

Bơ ghee.

Bột ngô.

Bột tỏi.

Cách nấu:

Cho gạo vào nồi nấu chín mềm.

Cải kale rửa sạch, xay nhuyễn rồi rồi lọc lấy nước, bỏ phần bã. Cháo gần chín bạn đổ nước cải kale vào quấy đều.

Có nên nấu cháo cho bé ăn cả ngàyRau cải xoăn Kale giàu dinh dưỡng.

Tôm làm sạch và rửa sạch, rồi thái hoặc bằm nhỏ.Ướp với chút bột nêm và bột tỏi khoảng 15 phút thì cho vào xào với bơ ghee.

Tôm gần chín bạn cho cà chua và ớt chuông đã thái nhỏ vào xào cùng.

Làm sốt: Hòa bột ngô với nước sôi rồi đổ vào chảo tôm. Đun sôi nhỏ lửa cho đến khi hỗn hợp sền sệt thì tắt bếp.

Cháo chín múc ra bát, cho sốt tôm lên trên trộn đều rồi cho bé ăn.

Hy vọng với cách nấu cháo cho bé không bị mất chất dinh dưỡng và tốt cho hệ tiêu hóa chúng tôi chia sẻ ở trên, các mẹ đã có nhiều thông tin bổ ích để nuôi dưỡng con yêu tốt nhất.

5/5 - (1 vote)

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc