“Đánh bay” chứng đầy bụng khó tiêu ở trẻ: Chuyện “dễ như trở bàn tay”!

Trẻ bị đầy bụng khó tiêu là một trong những dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa và là hiện tượng thường gặp khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm. Tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới hiện tượng chán ăn và táo bón ở trẻ.

Trẻ bị đầy bụng khó tiêu có triệu chứng gì?

TS, Bs Nguyễn Thị Anh Xuân cho biết, chứng đầy bụng khó tiêu là một trong các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Khi bị đầy bụng khó tiêu trẻ thường có các triệu chứng như:

+ Khó chịu, quấy khóc.

+ Biếng ăn, bỏ ăn.

+ Dễ bị nôn ói.

+ Bụng phình to, chướng hơi.

+ Đi tiêu phân lỏng hoặc sền sệt.

tre-bi-day-bung-kho-tieu

Trẻ bị đầy bụng khó tiêu tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới hiện tượng chán ăn và táo bón ở trẻ.

Đi tìm “thủ phạm” khiến trẻ bị đầy bụng khó tiêu

Dưới đây là các nguyên nhân chính khiến trẻ bị đầy bụng khó tiêu:

Khả năng tiêu hóa của trẻ kém

BS Xuân: Không loại trừ khả năng tiêu hóa ở một số trẻ nhỏ kém với một số thức ăn như: đồ nếp, thức ăn nhiều chất đạm hoặc dầu mỡ…Nếu các mẹ không biết và vẫn cho trẻ ăn sẽ khiến bé bị ợ chua, ợ hơi, khó tiêu và chướng bụng.

Trẻ ăn thức ăn không phù hợp

Nhiều mẹ cho bé ăn dặm bột, cháo quá sớm (trước 6 tháng tuổi) nên hệ tiêu hóa non nớt của trẻ không thể tiêu hóa được hết tinh bột, glycoprotein. Thức ăn ứ đọng trong đường ruột gây ứ hơi, dẫn tới chướng bụng, khiến trẻ luôn có cảm giác no, ăn uống kém đi, bỏ bú sữa, khó chịu và rất dễ nôn ói. Hậu quả về lâu dài là trẻ hay bị bệnh về đường tiêu hóa và chậm tăng cân.

Trẻ bị ép ăn quá nhiều

Bs Xuân cho biết, nguyên nhân này hầu như mẹ nào cũng mắc phải. Bởi vì dạ dày của bé rất nhỏ, vì vậy mẹ cần phải chia thành 6-8 bữa ăn mỗi ngày để cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho bé. Việc mẹ bé ép ăn khi thức ăn chưa tiêu hóa hết hoặc ăn quá nhiều một lúc sẽ khiến bị nôn. Bên cạnh đó, thức ăn chưa tiêu sẽ bị đẩy nhanh xuống đường ruột gây ra hiện tượng chướng bụng đầy hơi ở trẻ.

Trẻ ăn phải thức ăn ôi thiu, nhiễm khuẩn

Khi ăn phải các thức ăn này, cơ thể trẻ sẽ bị nhiễm khuẩn gây ra nôn ói, viêm ruột, tiêu chảy. Đáng nói, rất nhiều loại vi khuẩn có khả năng làm lên men thức ăn, khiến thức ăn bị ôi thiu, sau đó tiếp tục sinh hơi ở trong đường ruột.

Trẻ bị tiêu chảy, táo bón

Tiêu chảy cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị đầy bụng khó tiêu. Nguyên nhân là do trẻ bị mất điện giải nhiều qua phân, gây chướng bụng, từ đó chèn ép lên cơ hoành gây ói nhiều mất điện giải khiến bụng trương lên to hơn.

Trong khi đó, táo bón gây ứ đọng phân cho nên vi trùng sẽ sinh hơi trong đại tràng làm bụng trẻ bị chướng.

nguyen-nhan-be-bi-day-bung-kho-tieu

Trẻ bị ép ăn quá nhiều cũng dễ bị đầy bụng khó tiêu

Con bị đầy bụng khó tiêu, mẹ nên làm gì?

Dưới đây là cách xử lý khi trẻ bị đầy bụng khó tiêu hiệu quả và an toàn tại nhà được bác sĩ Xuân chia sẻ, các mẹ có thể tham khảo để sử dụng khi cần thiết:

1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

– Các cữ ăn nên cách nhau khoảng 3 tiếng (nếu ăn cháo, bột đặc). Nếu trẻ bú sữa mẹ có thể cho ăn sớm hơn vì dễ mau tiêu hơn.

– Cho trẻ ăn thức ăn hợp với độ tuổi, chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi đã được 6 tháng tuổi.

– Không cho trẻ dùng thức ăn thừa từ bữa trước, những thức ăn có dấu hiệu ôi thiu, mốc…

– Cho trẻ ăn theo nhu cầu, không nên bắt ép trẻ ăn quá nhiều và quá no.

2. Massage bụng nhẹ nhàng cho bé

– Dùng các ngón tay của mẹ massage nhẹ nhàng xoay tròn theo chiều kim đồng hồ  từ trốn ra ngoài bụng của trẻ. Mẹ có thể sử dụng dầu để các thao tác massage dễ dàng hơn.

– Lưu ý không nên massage bụng khi bé vừa ăn xong.

cach-xu-ly-tre-bi-day-bung-kho-tieu

Massage bụng nhẹ nhàng cho bé

3. Giúp trẻ xì hơi

Để giúp bé xì hơi, giảm bớt khó chịu khi bị đầy bụng khó tiêu, các mẹ có thể thực hiện một vài động tác sau:

– Đặt bé nằm ngửa rồi lấy một chân bé kéo ngược lên ngực. Sau đó đẩy chân xuống và thực hiện tương tự với bên chân còn lại. Mẹ nên thực hiện thật nhẹ nhàng và không thực hiện khi bé vừa ăn no nhé.

– Vuốt lưng cho bé giúp làm lượng hơi ú đọng lại trong dạ dày cũng như tránh việc trẻ bị nôn, ọc sữa.

– Hoặc mẹ có thể ôm bé hơi ngả người xuống, bụng trẻ nằm trên cánh tay người mẹ và đu đưa trẻ để giúp trẻ xì hơi.

4. Chườm nóng bụng cho trẻ

– Mẹ có thể sử dụng gói chườm nóng để chườm vùng bụng cho bé. Hơi nóng và sức nặng của gói chườm sẽ làm giảm chứng đầy bụng khó tiêu cho bé.

– Hoặc mẹ có thể sử dụng khăn mềm, nhúng vào nước nóng rồi đắp lên vùng bụng của bé. Mẹ lưu ý cần phải kiểm tra độ nóng trước khi đặt lên bụng bé nhé!

5. Giúp trẻ ợ hơi ra ngoài

– Bé bé, để bé tựa đầu vào vai rồi vỗ nhẹ lưng bé.

be-day-bung-kho-tieu-me-nen-lam-gi

Mẹ nên giúp trẻ ợ hơi ra ngoài

– Để bé tựa đầu vào vai sau đó xoa lưng trẻ theo chuyển động tròn dọc theo xương sống theo hướng từ dưới lên cổ.

– Đặt trẻ ngồi trên đùi, một tay giữ nhẹ cằm trẻ còn tay kia xoa hoặc vỗ lưng cho bé.

– Hoặc mẹ có thể để trẻ nằm sấp trên đùi rồi vỗ hoặc xoa lưng cho bé.

6. Bổ sung men vi sinh giúp tiêu hóa tốt

Men vi sinh có tác dụng hỗ trợ điều trị trẻ táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi do nhiễm khuẩn ruột, loạn khuẩn đường ruột, dùng kháng sinh hoặc do các nguyên nhân khác.

Đặc biệt, cả 8 chủng lợi khuẩn này đều có vị trí sinh sống trải từ ruột non đến ruột già, có khả năng bám dính trên toàn bộ niêm mạc ruột để tiêu hóa thức ăn, xử lý các chất độc từ nguồn thực phẩm ăn uống hàng ngày để đào thải ra bên ngoài.

Từ đó, giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn ở ruột non, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khắc phục các triệu chứng chướng hơi, đầy bụng và khó tiêu.

Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên, các mẹ đã hiểu hơn về chứng đầy bụng khó tiêu ở trẻ. Nếu mẹ còn bất cứ băn khoăn nào, hãy để lại comment để được các dược sĩ của chúng tôi giải đáp nhé!

Rate this post

Danh sách nhà thuốc