Đau dạ dày có ăn mì tôm được không? Giải đáp từ chuyên gia

Mì tôm là món ăn quen thuộc mà rất nhiều người ưa thích, tuy nhiên, bị đau dạ dày ăn mì tôm được không cũng là vấn đề nhận được nhiều sự người quan tâm quan. Để làm rõ được vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một cách chi tiết ngay dưới đây, giúp bạn có được cho bản thân những câu trả lời chính xác nhất.

I. Thành phần dinh dưỡng của 1 gói mì tôm

Mì tôm là món ăn rất phổ thông và được nhiều người sử dụng, đây là loại thực phẩm được chế biến và đóng gói sẵn theo khẩu phần ăn của từng người.

Loại mì này có thành phần chính là Carbohydrate, tuy nhiên, với người khỏe mạnh thì việc chỉ nạp Carbohydrate không thôi là chưa đủ, bạn còn phải nạp đủ thêm 5 thành phần nữa, bao gồm: Protein, mỡ, nước, cũng như các loại khoáng chất.

Việc thiếu hụt 1 trong 6 dưỡng chất kể trên sẽ khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng, dễ mệt mỏi và không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là dễ sinh trọng bệnh nếu tình trạng thiếu hụt kéo dài.

Do đó, cả người lớn và trẻ nhỏ đều không nên ăn mì tôm thay cho bữa chính. Ngoài ra, khi ăn mì tôm, bạn cũng cần bổ sung thêm loại thức ăn khác như trứng, rau, thịt… để giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

II. Đau dạ dày ăn mì tôm được không?

Nếu bạn đang thắc mắc ăn mì tôm có đau dạ dày không? Thì câu trả lời là: CÓ, đây được xem là một trong các nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày. 

Còn nếu đang thắc mắc bị đau dạ dày có nên ăn mì tôm không? Câu trả lời là KHÔNG nếu bạn không muốn tình trạng bệnh trầm trong hơn.

Bên cạnh đó, ngoài những người có bệnh lý dạ dày, thì tốt nhất mọi người cũng nên hạn chế ăn mì tôm, đặc biệt là trẻ em, đối tượng sở hữu hệ tiêu hóa còn chưa thực sự hoàn thiện. Vậy tại sao người đau dạ dày không nên ăn mì tôm?

1. Gây khó tiêu, viêm loét dạ dày

Mì tôm chứa khoảng 20% là chất béo dạng trans và  chất béo shotrerning. Đây đều là axit béo no, rất khó tiêu hóa nên sau khi ăn mì 3 tiếng dạ dày vẫn chưa thể tiêu hết, hậu quả là gây tình trạng chướng bụng và khó tiêu.

Mì tôm còn có khá nhiều các hương liệu, chất phụ gia,… nếu ăn quá nhiều, ngoài việc làm vị giác của bạn bị hạn chế, mà còn gây ra cả tình trạng viêm loét dạ dày.

Điều này sẽ dẫn tới các triệu chứng như đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, đau bụng. Trẻ nhỏ thường xuyên ăn mì tôm cũng dễ bị mắc chứng biếng ăn.

2. Thiếu chất dinh dưỡng

Mặc dù sở hữu hàm lượng khá cao, tuy nhiên mì tôm hoàn toàn không có khả năng cung cấp đủ năng lượng cho cả 1 ngày.

Ngoài việc cung cấp cho cơ thể 10% Sắt, 4g protein và 10g chất béo thì mì tôm không bổ sung thêm bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác. 

Do đó, dù ăn nhiều mì tôm trong 1 ngày thì cơ thể bạn vẫn bị thiếu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Đặc biệt, nếu bạn thường xuyên ăn mì tôm trong bữa ăn chính thì  nguy cơ cơ thể bị thiếu các dưỡng chất cần thiết là rất cao, nhất là những người bị đau dạ dày và trẻ nhỏ.

3. Tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản

Với việc gây ra tình trạng khó tiêu hóa như chúng tôi giới thiệu ở trên, khi ở trong dạ dày quá lâu, mì tôm sẽ sinh ra nhiều khí, khiến dạ dày phải tiết nhiều acid.

Điều này khiến bạn bị trào ngược axit dạ dày với các biểu hiện chính là: Buồn nôn, ợ chua, ợ nóng,…

4. Dễ gây béo phì

Nếu ăn mì tôm thường xuyên, cơ thể sẽ bị dung nạp quá nhiều chất béo và Carbohydrate. Do đó, bạn có nguy cơ cao bị béo phì và mắc các bệnh lý liên quan tới thừa cân, béo phì như tiểu đường, tim mạch, cholesterol cao…

5. Nguy cơ ung thư hệ tiêu hóa

Mì tôm có rất nhiều hương liệu, chất phụ gia nên nếu ăn trong thời gian dài có thể bị  táo bón. Khi phân bị lưu lại ở đại tràng quá lâu sẽ biến thành các chất độc hại, từ đó làm tăng nguy cơ bị ung thư hệ tiêu hóa, đặc biệt là ung thư trực tràng.

Ngoài những tác hại vừa nêu trên, việc ăn nhiều mì tôm (quá 2 lần/tuần) còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khác cho sức khỏe như: nguy cơ bị loãng xương, rối loạn tiêu hóa, hại thận, sỏi thận, đẩy nhanh quá trình lão hóa, gây áp lực cho tim…

Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe khuyến cáo, mỗi người chỉ nên ăn tối đa 1-2 bữa mì tôm/tuần để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe.

III. Nguyên tắc ăn uống cho trẻ viêm dạ dày, tiêu hóa

Nguyên nhân chính gây các bệnh lý về dạ dày và tiêu hóa là do chế độ ăn uống hàng ngày. Do đó, để làm thuyên giảm các triệu chứng và ngăn không cho bệnh tiến triển nặng hơn, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc ăn uống cho trẻ viêm dạ dày, tiêu hóa dưới đây:

1. Cho bé ăn đúng giờ

Thói quen cho bé ăn đúng giờ sẽ giúp cơ thể trẻ tạo ra phản xạ có điều kiện, hệ bài tiết của tuyến tiêu hóa nhờ vậy cũng sẽ hoạt động tốt hơn.

2. Đảm bảo cung cấp đủ nước cho bé

Việc cho bé uống đủ nước mỗi ngày cũng rất quan trọng để giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Tùy từng độ tuổi của bé mà mẹ cần bổ sung lượng nước khác nhau.

Nhưng mẹ cần lưu ý nên cho bé uống nước 1 giờ trước và sau khi ngủ dậy. Tránh cho trẻ uống nước ngay trước bữa ăn và sau bữa ăn.

3. Ăn chậm, nhai kỹ

Trẻ càng ăn chậm và nhai kỹ thì càng giúp làm giảm bớt gánh nặng cho dạ dày và bảo vệ tốt niêm mạc dạ dày.

Nếu khả năng nhai của trẻ chưa tốt hoặc bé lười nhai, mẹ nên cắt nhỏ thức ăn hoặc hầm mềm để giúp việc tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.

4. Luôn đảm bảo đủ ấm cho vùng bụng

Việc để vùng bụng của trẻ bị nhiễm lạnh có thể làm giảm các chức năng hoạt động của dạ dày.

5/5 - (1 vote)

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc