Dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ bị tiêu chảy cấp

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường bị tiêu chảy do nhiều lý do, có thể do đường ruột trẻ bị nhiễm trùng hoặc bé dị ứng với thức ăn, sữa. Trẻ bị tiêu chảy cấp nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, lúc này các mẹ cần đưa bé đi khám bác sỹ ngay.

Vì sao trẻ bị tiêu chảy?

Trẻ bị tiêu chảy có thể do nhiều lý do, nhưng thường gặp nhất là do đường ruột trẻ bị nhiễm trùng. Tác nhân có thể là virus, vi trùng, hoặc ký sinh trùng, mỗi loại có biểu hiện và cách điều trị khác nhau. Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy có thể do dị ứng với thức ăn, bất dung nạp thức ăn (thường gặp bất dung nạp lactose là một loại đường có trong sữa), chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi, sử dụng kháng sinh kéo dài, v.v…

Mặc dù hầu như bé nào cũng mắc tiêu chảy ít nhất 1 lần trong đời, nhưng có những trẻ bị tiêu chảy cấp dễ hơn các bé khác. Nhóm trẻ này được gọi là trẻ có nguy cơ cao, bao gồm: những trẻ trong độ tuổi 6 tháng – 2 tuổi, trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ bị suy giảm miễn dịch, trẻ không có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, trẻ có chế độ ăn không hợp vệ sinh (ví dụ bú bình không đảm bảo vệ sinh, thức ăn hoặc nguồn nước bị ô nhiễm, v.v…).

Trẻ bị tiêu chảy cấp

Trẻ bị tiêu chảy cấp do nhiều nguyên nhân gây ra

Tại sao tiêu chảy lại nguy hiểm?

Nếu tiêu chảy không được điều trị hoặc điều trị không hợp lý, trẻ sẽ bị “cạn nước trong người” dần, (từ chuyên môn gọi là “có dấu mất nước”). Nếu cơ thể “cạn nước” thì sẽ hoạt động yếu dần. Nếu không bổ sung kịp thời thì có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, tiêu chảy cũng làm rối loạn các chất khoáng trong cơ thể. Nếu tiêu chảy kéo dài sẽ dễ đưa đến suy dinh dưỡng, sẽ làm tiêu chảy khó điều trị hơn, và có thể, bệnh lý ngày càng nặng và khó kiểm soát. Một số trường hợp tiêu chảy do vi trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, điều trị rất khó khăn và có thể gây tử vong.

Những dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy cấp cần đi khám bác sĩ ngay

Chúng ta nên cho trẻ đi khám bác sĩ khi trẻ dưới 6 tháng tuổi bị tiêu chảy cấp. Vì trẻ tuổi này rất dễ bị mất nước và trở nặng bệnh mà người nhà có thể không nhận biết được.

Ở lứa tuổi này, nếu vẫn có thể điều trị ngoại trú, bác sĩ sẽ hẹn người nhà mang bé đến tái khám khá thường xuyên, đôi khi mỗi 6 – 12 giờ một lần, để có thể theo dõi sát tình trạng bệnh.

Ở trẻ lớn hơn, chúng ta nên cho trẻ đi khám bác sĩ ngay nếu trẻ có một trong những dấu hiệu nguy hiểm sau đây:

– Nếu trẻ vẫn nôn ói nhiều, mặc dù chúng ta đã cho trẻ uống chậm, ít, thường xuyên.

triệu chứng tiêu chảy

Theo dõi sát sao tình trạng của trẻ để có hướng xử lý kịp thời

-Nếu trẻ không chịu ăn uống gì, trong khi trẻ vẫn còn tiêu chảy và nôn ói nhiều

– Nếu trẻ đi tiêu quá thường xuyên và chúng ta lo lắng có thể không bù được đủ nước cho trẻ

– Trẻ bị tiêu chảy cấp kèm nôn ói, dịch nôn của trẻ có màu xanh lá cây (dịch từ túi mật).

– Nếu trẻ kêu đau bụng nhiều, thường xuyên

– Nếu phân có máu

– Nếu trẻ có dấu hiệu mất nước

– Nếu trẻ mệt mỏi, lừ đừ, quấy khóc liên tục, hoặc nếu bạn thấy trẻ ngủ nhiều, khó đánh thức

– Nếu tiêu chảy vẫn không hết sau 7 ngày

-Nếu có bất kì lo lắng nào

Điều quan trọng nhất trong điều trị tiêu chảy cấp là uống bù nước. Bên cạnh đó, dinh dưỡng đúng cách làm ruột trẻ hồi phục nhanh, giúp cho phân mau trở lại như bình thường.

Để phòng ngừa trẻ bị tiêu chảy cấp, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như môi trường sống đảm bảo.

Đồng thời, bố mẹ cũng nên định kỳ đưa con đến các phòng khám dinh dưỡng uy tín để kiểm tra chiều cao, cân nặng cũng như được tư vấn về chế độ dinh dưỡng hợp lý để bé có thể phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.

Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung thêm men vi sinh cho trẻ theo từng đợt, men vi sinh cung cấp các chủng lợi khuẩn có khả năng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp phòng và hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả trong đó có tiêu chảy.

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc