Chuyên gia bật mí chế độ dinh dưỡng cho trẻ chậm tăng cân

Việc trẻ chậm tăng cân là nỗi lo chung của nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ. Gợi ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ chậm tăng cân dưới đây sẽ giúp bố mẹ có thêm nhiều kiến thức bổ ích để chăm sóc cho bé yêu tốt nhất.

dinh-duong-cho-tre-cham-tang-can

Việc trẻ chậm tăng cân là nỗi lo chung của nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ

Nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân

Có 4 nguyên nhân chính khiến trẻ chậm tăng cân gồm:

Chế độ dinh dưỡng

– Trẻ thiếu 1 trong 4 nhóm dưỡng chất quan trọng (đạm – tinh bột – chất béo – vitamin và khoáng chất).

– Không nạp đủ lượng thực phẩm cần thiết mỗi ngày.

– Chế biến và chọn thực phẩm theo tuổi sai cách.

– Bữa ăn phân bổ không đều về thời gian.

Yếu tố cơ địa

– Hấp thu kém một số chất: Lactose, đạm.

– Bé không muốn ăn, ham chơi.

– Thói quen ăn uống xấu.

Yếu tố xã hội

– Mẹ chưa tìm hiểu đầy đủ kiến thức dinh dưỡng hoặc gia cảnh không đủ điều kiện.

– Mẹ ăn kiêng ảnh hưởng đến cho con bú.

nguyen-nhan-khien-tre-cham-tang-can

Bé không muốn ăn

Yếu tố bệnh lý

– Rối loạn tiêu hóa và các bệnh về tiêu hóa.

– Nhiễm trùng, giun ký sinh.

Làm sao biết trẻ đang bị chậm tăng cân?

Cách phát hiện trẻ chậm tăng cân khoa học nhất đó là dựa vào bảng chuẩn tăng trưởng của WHO. Ngoài ra bố mẹ có thể tham khảo một số kinh nghiệm dân gian hữu ích để biết trẻ có tăng cân chậm hay không như :

  • Trẻ ăn nhiều nhưng cơ thể không thay đổi (không hấp thu) hoặc ăn quá ít (biếng ăn).
  • Không đạt các mốc phát triển ngồi – nói – lật – lăn như các bé khác.
  • Tránh nhìn trực diện vào người bên cạnh.
  • Thờ ơ với xung quanh, không chú ý.
  • Hay cáu kỉnh, khóc lóc.

Trẻ chậm tăng cân – Mối nguy dài hạn

Trẻ chậm tăng cân nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hại cho sức khỏe về sau như:

Suy giảm miễn dịch

Trẻ thiếu chất dinh dưỡng cần thiết trong những bữa ăn hàng ngày là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển. Bệnh thường kéo dài chậm khỏi, cơ thể suy nhược khiến hệ miễn dịch bị suy giảm dẫn tới tình trạng sụt cân, gầy yếu, có ảnh hưởng nhất định tới việc phát triển trí não.

Nguy cơ còi xương, suy dinh dưỡng

Cân nặng không đổi, thiếu hụt chất, miễn dịch kém là những lý do khiến con bị còi xương (do thiếu canxi) và bệnh suy dinh dưỡng (thiếu chất toàn diện).

Trẻ chậm tăng cân, còi xương do thiếu canxi

Gợi ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ chậm tăng cân

Trước tiên cha mẹ cần hiểu, để con tăng cân đều đặn và khỏe mạnh cần đáp ứng 3 điều kiện:

  • Cân nặng trong mức giới hạn.
  • Dinh dưỡng của trẻ được phân bố đều
  • Vận động vui chơi đầy đủ.

Như vậy, có thể thấy chế độ dinh dưỡng cho trẻ chậm tăng cân là một yếu tố rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện và tăng cân khỏe mạnh. Cha mẹ chỉ cần chú ý hơn về cách phân bố nguồn năng lượng và vi chất dinh dưỡng, thêm vào đó là cần chú ý:

Nguyên tắc dinh dưỡng

Đảm bảo đủ các nhóm dưỡng chất (tinh bột, chất béo, chất đạm và rau xanh), đa dạng nguồn thực phẩm để tăng cường bổ sung vitamin-khoáng chất.

Nên cho bé uống thêm sữa ngoài bên cạnh sữa mẹ hoặc tăng cường dinh dưỡng nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm.

Với trẻ lớn hơn, trong các bữa ăn hàng ngày nên cho trẻ ăn đa dạng các thực phẩm. Chú ý trong mỗi bữa ăn đều có đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất béo, chất đạm và rau xanh. Đồng thời, tăng lượng dầu mỡ trong bữa ăn của trẻ vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi chén bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một muỗng canh dầu hoặc mỡ.

Ngoài ra, sữa và những sản phẩm từ sữa, bột ngũ cốc, chất đạm thông qua dầu ăn, hoa quả tươi… là những gợi ý để bé nạp đủ dinh dưỡng, giúp tăng cân.

che-do-dinh-duong-cho-tre-cham-tang-can

Với trẻ lớn hơn, trong các bữa ăn hàng ngày nên cho trẻ ăn đa dạng các thực phẩm

Nguyên tắc tâm lý

Không tăng lượng nhưng tăng chất của thực phẩm (nếu có biếng ăn xuất hiện kéo dài) và tạo sự mới lạ để tăng tính tương tác trong bữa ăn.

Khẩu phần ăn hợp lý

Chú ý phân bổ thức ăn phù hợp theo nhóm dinh dưỡng và tạo cảm giác mới lạ trong khẩu phần ăn có thể giúp trẻ ăn ngon và tăng cân khỏe mạnh.

Nhóm dinh dưỡng

– Chất bột đường: Nên chọn cơm/mì vì năng lượng sẽ cao hơn.

– Chất béo chính: Nên xào/nấu với dầu thực vật; kèm bữa phụ với trái bơ và bánh flan…

– Chất đạm: Nên chọn nguồn đạm từ thịt, cá hồi, cá thu, phô mai và sữa. Ngoài đạm, cá hồi/cá thu sẽ cung cấp thêm 1 lượng chất béo không no omega-3 cho hoạt động của não bộ. Nếu dùng sữa bột cho trẻ thì nên chọn sữa có hàm lượng chất đạm tiêu chuẩn gần giống đạm trong sữa mẹ để không gây ra tình trạng dư thừa đạm.

Cho trẻ ăn theo giờ và chú trọng lượng calo

Trong chế độ ăn uống cho trẻ chậm tăng cân, muốn giúp trẻ tăng cân nhanh, bố mẹ tuyệt đối không cho trẻ ăn vặt quá sát bữa ăn vì sẽ khiến bé ngang dạ dẫn đến tình trạng lười ăn. Lên lịch cho bé ăn theo giờ cố định và có thể cho bé ăn tăng cường 4-5 bữa/ngày thay vì chỉ có 3 bữa.

Đặc biệt, mẹ cần chú trọng đến việc cho trẻ ăn theo nhu cầu calo, không ít và không quá nhiều. Thông thường một trẻ có trọng lượng 10kg, nhu cầu calo cơ thể cần là 100 kcal/ ngày. Trong khi đó, trẻ lớn hơn cần 1.000kcal cộng với 100 x tuổi. Theo đó các mẹ có thể áp dụng công thức để cân đối nhu cầu năng lượng cho cơ thể trẻ.

Hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước trái cây

Không cho trẻ liên tục ăn những đồ ăn ít dinh dưỡng nhưng có lượng đường cao như kẹo, khoai tây chiên, bánh quy nướng và bánh ngọt… vì nếu ăn nhiều các loại thực phẩm này, trẻ dễ béo phì, hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Thêm vào đó, nên cho trẻ uống ít nước trái cây vì nước trái cây có chứa rất ít giá trị dinh dưỡng. Nhưng nước lọc thì được khuyến khích bởi nước lọc không làm cho trẻ quá no nên trẻ không chán ăn các món ăn khác.

han-che-cho-tre-an-banh-keo

Không cho trẻ liên tục ăn những đồ ăn ít dinh dưỡng nhưng có lượng đường cao như kẹo, khoai tây chiên, bánh quy nướng và bánh ngọt

Bổ sung các thực phẩm giúp trẻ ăn ngon tự nhiên

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chế phẩm tăng cân hoặc trị biếng  ăn cho bé. Mỗi loại có 1 cơ chế tăng cân khác nhau, tuy nhiên những sản phẩm này cũng có nhiều “mặt trái” như có thể gây độc tính, làm rối loạn chuyển hóa, rối loạn tiết hormone nếu chứa Corticoid.

Các chế phẩm gây giữ nước khiến trẻ bị phù nước, cơ thể không chắc. Hay các chế phẩm có hàm lượng đường lớn dùng lâu ngày có nguy cơ ảnh hưởng tim mạch, mỡ máu…Chính vì vậy, bố mẹ cần thận trọng khi cân nhắc việc cho trẻ sử dụng những sản phẩm này và cần tham khảo ý kiến của bác sỹ, chuyên gia dinh dưỡng để có lựa chọn đúng đắn.

Thay vì lo sợ tác dụng không mong muốn của những sản phẩm này, các mẹ nên cho bé sử dụng những thực phẩm giúp tăng cân khỏe mạnh một cách tự nhiên như sữa nguyên kem, bơ, đậu phộng, trứng, chuối, bơ, thịt gà, khoai tây…

Điều quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ chậm tăng cân là bố mẹ cần “lắng nghe” cơ thể bé để hiểu được nhu cầu dinh dưỡng của con từ đó có cách bổ sung phù hợp, đúng nhu cầu.

Bên cạnh việc cung cấp đủ năng lượng phải thường xuyên giữ gìn vệ sinh cho trẻ, tẩy giun định kỳ (trẻ trên 2 tuổi tẩy giun 2 lần/năm). Đồng thời, tăng cường cho trẻ tập những hoạt động thể lực vừa với độ tuổi như giúp bé đi bộ từng bước, nằm trên giường và cho chân tay hoạt động hay cho bé tập bò để lấy đồ vật.

Khi tham gia các hoạt động thể lực này, bé sẽ cảm thấy đói và cần nhiều năng lượng hơn, vì thế trẻ cũng sẽ ăn nhiều hơn.

Tạo cảm giác mới lạ

Trẻ em rất nhạy cảm với những cái mới vì đó là cơ chế của não bộ trong việc học hỏi. Thay vì cho trẻ ăn trên 1 dĩa thức ăn nhàm chán, hãy tạo ra sự khác biệt như cấu trúc giòn giòn (cá chiên, khoai tây cắt lát mỏng chiên…), hoặc 5 sắc cầu vồng…

tao-cam-giac-moi-la-trong-bua-an

Thay vì cho trẻ ăn trên 1 dĩa thức ăn nhàm chán, hãy tạo ra sự khác biệt

Bên cạnh chú trọng đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ chậm tăng cân, việc bị giun “tấn công” là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ không hấp thu được dinh dưỡng dẫn đến gầy còm, ốm yếu. Vì vậy, ngoài việc cung cấp đủ năng lượng phải thường xuyên giữ gìn vệ sinh cho trẻ, tẩy giun định kỳ (trẻ trên 2 tuổi tẩy giun 2 lần/năm).

Đồng thời, tăng cường cho trẻ tập những hoạt động thể lực vừa với độ tuổi như giúp bé đi bộ từng bước, nằm trên giường và cho chân tay hoạt động hay cho bé tập bò để lấy đồ vật. Khi tham gia các hoạt động thể lực này, bé sẽ cảm thấy đói và cần nhiều năng lượng hơn, vì thế trẻ cũng sẽ ăn nhiều hơn.

Thực đơn ăn uống cho trẻ chậm tăng cân trong 1 tuần

Thực đơn theo tuần này  sẽ cung cấp 1.200-1.500 Kcal mỗi ngày giúp trẻ 3 tuổi phát triển khỏe mạnh do kỹ sư dinh dưỡng Trương Thị Nhàn chia sẻ, mẹ có thể áp dụng hoặc biến tấu tùy theo nhu cầu của trẻ, điều kiện dinh dưỡng dành cho trẻ để đa dạng hơn bữa ăn:

thuc-don-cho-tre-cham-tang-can

Thực đơn ăn uống cho trẻ chậm tăng cân

Ngoài ra, các mẹ cần chú ý:

+ Những món ăn cho trẻ 3 tuổi cần phải đảm bảo cung cấp đủ các loại vitamin, khoáng chất và các dinh dưỡng khác.

+ Ở độ tuổi này, con đã sẵn sàng để tiếp nhận chất từ những loại thực phẩm khác như dầu ôliu, phomai, các loại hạt… Mẹ cũng nên cho con ăn thêm những loại ngũ cốc nguyên cám để bổ sung tinh bột và chất xơ cần thiết cho sự phát triển thể chất của bé.

+ Cân bằng dinh dưỡng là việc rất quan trọng trong thực đơn cho trẻ 3 tuổi chậm tăng cân nhưng vì dạ dày của con còn nhỏ, mẹ nên chia nhỏ khẩu phần cho các bữa trong ngày. Mỗi trẻ cần được ăn 6 bữa mỗi ngày và thực phẩm được chia đều về cả số lượng và chất lượng.

+ Lập kế hoạch cho con ăn theo từng bữa, đa dạng thực phẩm và cho con nhiều hay ít tùy theo khả năng, nhu cầu, mẹ không nên ép con ăn quá nhiều một lúc.

cho-be-nau-an-cung

Cùng con chuẩn bị bữa ăn gia đình, giúp bé thêm hứng thú cho bữa ăn

+ Cha mẹ nên dành thời gian để ăn cơm cùng con và khuyến khích con ăn chậm, nhai kỹ giúp bé dễ ăn và chất dinh dưỡng dễ hấp thu hơn

+ Cùng con chuẩn bị bữa ăn gia đình, giúp bé thêm hứng thú cho bữa ăn.

Để bé tăng cân và cao lớn nhanh, ngoài chế độ dinh dưỡng cho trẻ chậm tăng cân hợp lý hàng ngày, bố mẹ cần phải giúp bé hấp thu hết các dưỡng chất từ thực phẩm. Bố mẹ nên bổ sung thêm lợi khuẩn đường ruột bằng men vi sinh để tăng khả năng tiêu hóa, hấp thu của trẻ, giúp trẻ ăn ngon và tăng cân tốt hơn.

Rate this post

Danh sách nhà thuốc