3 bài thuốc Đông y trị táo bón cho trẻ tốt nhất từ trước tới nay

Táo bón là bệnh lý phổ biến và thường gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Tuy không quá nguy hiểm nhưng táo bón lại gây nhiều phiền toái cho cuộc sống và sinh hoạt của trẻ nhỏ. Vậy khi trẻ bị táo bón bố mẹ cần làm gì? Cùng tìm hiểu 5 bài thuốc Đông y trị táo bón cho trẻ qua bài viết dưới đây.

Thuốc Đông y trị táo bón hiệu quả

Trẻ đi tiêu như thế nào gọi là táo bón?

Trẻ bị táo bón tức là đi cầu khó khăn, số lần đi cầu ít hơn so với bình thường, phân thường cứng, to, có thể kèm theo máu, khi đi cầu bị đau. Nếu tình trạng này kéo dài ít hơn 2 tuần thì gọi là táo bón cấp tính, còn nhiều hơn 2 tuần thì gọi là táo bón mạn tính.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón gồm có:

  • Phân cứng, tròn nhỏ giống như phân dê hoặc viên bi.
  • Trẻ đi ngoài ít hơn so với bình thường.
  • Trẻ uống con lưng, khép chặt mông, thậm chí là khóc khi rặn.
  • Trẻ biết đi nếu bị táo bón khi đi ngoài sẽ gồng chân và mông, nhón gót, uốn cong lưng, bồn chồn, vặn vẹo, có thể ngồi xổm.
  • Một số trẻ lớn khi bị táo bón còn có hiện tượng bị són phân ở trong quần.
dau-hieu-tre-bi-tao-bon

Trẻ bị táo bón tức là đi cầu khó khăn, số lần đi cầu ít hơn so với bình thường

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị táo bón?

Bố mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện khi thấy có một trong các dấu hiệu dưới đây:

+ Trẻ bị đau bụng dữ dội.

+ Trẻ không đi tiêu hơn 24h sao với hàng ngày (ở trẻ dưới 4 tháng tuổi).

+ Nôn ói.

+ Chướng bụng.

+ Tiêu chảy có máu.

+ Chậm lớn.

+ Chậm phát triển thần kinh.

+ Hậu môn bất thường.

+ Có các dấu hiệu nghi ngờ bị táo bón do bệnh lý.

Nguyên nhân táo bón ở trẻ theo Đông y

Trước khi tìm hiểu các bài thuốc Đông y chữa táo bón, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây táo bón ở trẻ. Theo Đông y, có nhiều nguyên nhân gây hiện tượng táo bón ở nhỏ. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do sai lầm trong việc ăn uống. Ở những trẻ có thể chất thiên về nhiệt, nếu uống quá ít nước hoặc sử dụng nhiều các loại sữa cũng như thức ăn có tính “nóng” (theo quan điểm trong Đông y) thì rất dễ có nguy cơ bị táo bón. Đối với các trẻ nhỏ còn bú sữa mẹ, nếu người mẹ có chế độ ăn uống không khoa học, ăn quá nhiều thức ăn cay nóng sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng sữa. Khi trẻ bú sữa sẽ khiến cho tỳ vị của trẻ bị tích nhiệt, gây hao tổn tân dịch cũng dễ tạo nên chứng táo kết.

nguyen-nhan-tre-bi-tao-bon

Nguyên nhân đầu tiên gây táo bón ở trẻ phải kể đến là do sai lầm trong việc ăn uống.

Đối với trẻ lớn hơn 2 tuổi, nguyên táo bón theo Đông y và theo y học cổ truyền có thể do khí cơ bị uất trệ khiến công năng tiêu hoá, đào thải thất thường, thông giáng, cặn bã tích lại gây nên. Trong y học cổ truyền là thế, còn y học hiện đại cho là do các yếu tố về rối loạn tâm lý, căng thẳng thần kinh gây nên tình trạng ruột bị co thắt mạnh.

Cũng theo Đông y và y học cổ truyền, ở trẻ nhỏ “tỳ thường bất túc”, cónghĩa là đường ruột, hệ thống tiêu hoá, khả năng hấp thụ thức ăn và đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể còn rất non nớt, dễ bị tổn thương, lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng khí hư và huyết kém. Khí hư sẽ làm giảm sức co bóp của ruột; trong khi đó huyết hư sẽ gây ra tình trạng đại tràng không nhu nhuận, hậu quả là dẫn tới chứng táo kết.

Các bài thuốc Đông y chữa bệnh táo bón cho trẻ

Bài thuốc Đông y trị bệnh táo bón bằng vị thuốc Phan tả diệp

Phan tả diệp vị đắng, tính lạnh, có công dụng giải độc, thanh nhiệt, thông thực tính đọng trệ trong ruột. Bên cạnh đó, vị thuốc phan tả diệp còn có khả năng lọc móc, đào thải độc tố trong gan, đẩy độc tố xuống ruột già và ra ngoài cơ thể.

Cách sắc thuốc: Sắc 8g phan tả diệp với 12g hậu phác rồi lấy nước uống sau khi ăn.

thuoc-dong-y-phan-ta-diep-tri-tao-bon-o-tre

Phan tả diệp vị đắng, tính lạnh, có công dụng giải độc, thanh nhiệt, thông thực tính đọng trệ trong ruột.

Bài thuốc Đông y chữa trị táo bón cho trẻ bằng vị thuốc Mạch môn

Mạch môn là vị thuốc có tính hàn, vị đắng, có tác dụng cung cấp chất nhày mang giúp đi tiêu dễ dàng, giảm tình trạng táo bón, phân khô cứng, đóng kết ở ruột già, giảm đau khi đi cầu. Ngoài ra, vị thuốc mạch môn còn hỗ trợ thanh nhiệt cho cơ thể, lợi sữa, sinh tân dịch, nhuận tràng, chữa ho và tiêu đờm.

Cách sắc thuốc: Sắc 15g mạch môn với 15g sinh địa và 9g huyền sâm rồi để lấy nước uống sau khi ăn.

Bài thuốc Đông y điều trị táo bón cho trẻ với vị thuốc Bạch thược

Bạch thược là loại cây thân cỏ, để trị táo bón thường sử dụng phần dễ, có tác dụng hạ nhiệt, chống viêm, giảm đau, chống ra mồ hôi trộm, an thần. Khi sử dụng làm thuốc Đông y chữa bệnh táo bón sẽ giúp giảm đau, chống viêm trong các trường hợp rách hậu môn, đi ngoài ra máu.

Cách thực hiện: Tán bạch thược 50g cùng với bá tử nhân 100g, hậu phác 40g, hạnh nhân 50g, chỉ thực 40g và đại hoàng 40g thành bột, mỗi ngày uống từ 10-20g.

thuoc-dong-y-tri-tao-bon-bang-vi-thuoc-bach-thuoc

Khi sử dụng làm thuốc Đông y chữa bệnh táo bón sẽ giúp giảm đau, chống viêm trong các trường hợp rách hậu môn, đi ngoài ra máu

Ngoài ra, còn khá nhiều vị thuốc chữa táo bón cho trẻ hiệu quả như địa hoàng, cam thảo, mật ong, đương quy, thục địa, hà thủ ô đỏ, sinh địa, huyền sâm…

Lưu ý: Khi sử dụng bất kỳ bài thuốc Đông y chữa trị táo bón cho trẻ nào, bố mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh những tác dụng không mong muốn xảy ra trong quá trình uống thuốc. Tuyệt đối không tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ Đông y.

Phòng chống táo bón cho trẻ bằng cách nào?

  • Điều chỉnh lại chế độ ăn uống của theo nguyên tắc đảm bảo đủ nước, loại bỏ các chất cay nóng, thiết lập chế độ ăn cân bằng âm dương theo quan điểm của y học cổ truyền.
  • Nên sử dụng thực phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, giàu vitamin, chất xơ và dinh dưỡng.
  • Tích cực cho trẻ ăn các thực phẩm nhuận tràng như mồng tơi, rau lang, cam, đu đủ, chuối, thanh long…
  • Hạn chế ăn đồ hộp, đồ ăn nhanh, các gia vị cay nóng.
  • Kiên trì xoa bóp cho trẻ theo hướng dẫn sau: Xoa bụng (sử dụng đầu ngón tay trỏ, giữa và ngón áp út để xoa bụng của trẻ thật nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ khoảng 30 – 50 vòng; xát xương cụt (dùng 2 ngón tay chà xát nhẹ vào vùng xương cụt theo hướng lên xuống khoảng 3 phút cho tới khi nóng lên là được); xoa lòng bàn tay (dùng ngón tay cái xoa lòng bàn tay của trẻ theo chiều ngược kim đồng hồ trong khoảng 2 phút); xoa bờ trong cẳng tay (dùng 2 ngón tay miết bờ trong của cẳng tay từ khuỷu xuống cổ tay trong 2 phút).

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc