“Giải pháp vàng” chữa dứt điểm táo bón, trẻ hết ám ảnh sợ đi ngoài

Táo bón không phải là bệnh, mà chỉ là một rối loạn tạm thời hoặc là một triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Táo bón không chỉ khiến trẻ đi tiêu khó, gây cảm giác sợ đi tiêu mà có thể gây chậm phát triển thể chất cho trẻ. Vậy có chữa dứt điểm táo bón được không? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau

Cảnh báo: Tác hại khôn lường khi trẻ bị táo bón kéo dài

Rất nhiều mẹ chủ quan khi thấy con bị táo bón và không có giải pháp xử lý kịp thời. Theo BS Nguyễn Thị Anh Xuân, Khi bị táo bón kéo dài sẽ tiềm ẩn rất nhiều những tác hại khôn lường với sức khỏe của trẻ:

– Trẻ biếng ăn, còi cọc, chậm lớn, suy dinh dưỡng, đầy hơi, chướng bụng, ăn khó tiêu, nôn trớ.

– Phân ứ đọng lâu ngày trong trực tràng làm cản trở quá trình lưu thông máu. Hậu quả là gây bệnh trĩ, phình đại tràng, sa trực tràng, thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng.

– Phân khô cứng tích tụ lâu sẽ chứa nhiều độc tố và các tác nhân gây ung thư như NOCs và dexycholic acid. 

– Táo bón kéo dài còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của trẻ, trẻ hay cáu gắt và có tâm tính thất thường.

tre-bi-tao-bon

Khi bị táo bón kéo dài sẽ tiềm ẩn rất nhiều những tác hại khôn lường với sức khỏe của trẻ

Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón

BS Xuân cho biết, thông thường, táo bón thường chủ yếu xảy ra vào 3 thời điểm: khi trẻ chuyển từ chế độ ăn lỏng sang ăn đặc; trong thời gian tập ngồi bô/bồn cầu và sau khi bắt đầu đi học. Khi trẻ bị táo bón, thường có các triệu chứng sau:

+ Số lần đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần.

+ Bụng chướng, sờ vào thấy cứng.

+ Phân rắn, có đôi khi lẫn máu.

+ Phải lấy sức rặn mỗi khi đi ngoài.

+ Trẻ biếng ăn, quấy khóc.

dau-hieu-tre-bi-tao-bon

Phải lấy sức rặn mỗi khi đi ngoài là một trong những dấu hiệu trẻ bị táo bón

“Điểm danh” các nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em

Các bác sĩ cho biết, có 2 nguyên nhân chính gây táo bón ở trẻ gồm:

Thứ nhất: Trẻ bị táo bón do bệnh lý

Một số trẻ mắc các bệnh lý như phình giãn đại trực tràng, trĩ bẩm sinh, hẹp hậu môn,… gây biến đổi cấu trúc đường tiêu hóa. Những trẻ bị táo bón do các bệnh lý này thường rất khó điều trị khỏi hoàn toàn. Táo bón chỉ khỏi khi các bệnh lý trên được điều trị triệt để.

Trẻ bị táo bón do bệnh lý thường chỉ chiếm 5% trong số các trường hợp táo bón.

Thứ hai: Trẻ bị táo bón chức năng

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, chiếm khoảng 90 – 95% các trường hợp trẻ bị táo bón.

Nguyên nhân là do chức năng hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, bé lại hay tiếp xúc với nhiều nguồn thức ăn mới lạ. Ngoài ra, thực đơn ăn uống của bé không cân đối, thiếu chất xơ, uống ít nước trẻ nín nhịn đi cầu; sợ phải đại tiện, hoặc uống sắt, canxi, kháng sinh… cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón.

nguyen-nhan-tre-bi-tao-bon

Thực đơn ăn uống không cân đối, thiếu chất xơ cũng là nguyên nhân gây táo bón

Mẹ nên làm gì khi bé bị táo bón?

Khi trẻ bị táo bón, mẹ nên tham khảo và áp dụng cách xử trí dưới đây:

Về chế độ ăn uống:

  • Uống nhiều nước: Trẻ dưới 6 tháng bú không cần uống nước nhưng mẹ vẫn có thể cho bé uống 100 – 200ml/ngày nếu bị táo bón. Trẻ 6-12 tháng uống 200-300ml nước/ngày; trẻ 1-3 tuổi, uống 500-600ml nước/ngày; trẻ 3-5 tuổi uống 1 lít nước mỗi ngày; trẻ 10 tuổi trở lên uống 1,5 – 2 lít nước/ngày.
  • Ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng: mồng tơi, rau khoai lang, củ khoai lang, chuối tiêu, đu đủ, cam, bưởi. Các mẹ nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau và quả chín từ nhỏ.
  • Trẻ bú mẹ: Thường rất ít bị táo bón, nhưng nếu có, mẹ cần xem xét chế độ ăn và dinh dưỡng hàng ngày của mình.
  • Trẻ bú sữa công thức: Mẹ nên chọn loại sữa không gây táo bón, có bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền.
  • Trẻ lớn: Không nên ăn các loại hoa quả có vị chát như hồng xiêm, ổi, bánh kẹo, cà phê, nước uống có gas,…

Về chế độ vận động:

  • Đối với trẻ lớn: Nên tăng cường vận động cơ tròn hậu môn và cơ thành bụng bằng cách cho trẻ chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao (trẻ lớn).
  • Đối với trẻ dưới 1 tuổi: Nên xoa bụng cho bé theo khung đại tràng từ phải qua trái ngày 3 – 4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn.
  • Nên tập cho trẻ thói quen đi đại tiện theo một giờ cố định trong ngày.
cach-xu-ly-khi-tre-bi-tao-bon

Các mẹ nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau và quả chín từ nhỏ.

Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày là bước quan trọng hàng đầu trong điều trị táo bón cho trẻ. Mẹ tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng lạm dụng các thuốc nhuận tràng để điều trị táo bón cho bé khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Các trường hợp táo bón cần phải cho trẻ đi khám tại bệnh viện

– Táo bón kéo dài dù thay đổi chế độ ăn và dùng biện pháp hỗ trợ nhưng không có tác dụng.

– Táo bón sau khi trẻ mới sinh, chướng bụng.

– Táo bón ảnh hưởng đến tiêu hóa: kém ăn, suy dinh dưỡng, gầy sút, kèm theo nôn.

– Thụt tháo nhưng bé vẫn không đi ngoài được.

– Trẻ bị đau bụng dữ dội.

– Hậu môn của trẻ có bất thường.

– Trẻ bị chướng bụng.

– Nghi ngờ trẻ bị táo bón do bệnh lý.

Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên, các mẹ đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích để đẩy lùi và phòng ngừa, thậm chí chữa dứt điểm táo bón cho bé hiệu quả. Đừng quên đồng hành cùng chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích và chăm sóc bé yêu phát triển toàn diện nhất các mẹ nhé!

Để mua hàng, mẹ có thể điền vào bảng thông tin bên dưới hoặc gọi đến tổng đài 18001125 để dược sĩ tư vấn chi tiết hơn.

Rate this post

Danh sách nhà thuốc