Hướng xử lý khi bé bị táo bón lâu ngày

Táo bón ở trẻ luôn khiến các bậc cha mẹ lo lắng, đặc biệt những bé bị táo bón lâu ngày. Tình trạng này không chỉ khiến các con khổ sở vì không đại tiện được mà còn gây chướng bụng, đầy hơi, lâu dần khiến trẻ biếng ăn dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng và chậm lớn.

Nguyên nhân gây táo bón lâu ngày ở trẻ

Táo bón lâu ngày là tình trạng táo bón thường xuyên tái phát, không cải thiện rõ rệt hoặc triệt để. Có những nguyên nhân chính gây nên táo bón ở trẻ nhỏ là

+ Chế độ ăn ít chất xơ: Táo bón lâu ngày do thiếu chất xơ xảy ra khi lượng chất xơ bổ sung cho trẻ từ thực phẩm chưa đủ, trẻ ăn ít rau củ quả nhưng lại tiêu thụ quá nhiều lượng đạm động vật.

+ Uống nước ít: Trẻ không uống đủ nước sẽ làm cho phân đặc hơn, rắn hơn, khó lưu thông nên lưu lại ở đại tràng lâu hơn.

+ Do sữa công thức: Thành phần đạm, phốt pho, canxi, sắt và chất xơ trong sữa công thức chưa phù hợp hoặc mẹ pha sữa không đúng hướng dẫn cũng khiến bé bị táo bón lâu ngày.

+ Loạn khuẩn đường ruột: Trẻ nhỏ khi bị tiêu chảy và viêm nhiễm đường hô hấp thường được cho sử dụng nhiều kháng sinh đường uống. Điều này làm cho vi khuẩn đường ruột bị tiêu diệt gây loạn khuẩn dẫn tới táo bón.

táo bón

Loạn khuẩn đường ruột gây táo bón

+ Phình đại tràng bẩm sinh: Làm cho một đoạn đại tràng không co bóp được dẫn tới chất thải trong đại tràng bị ứ đọng, khó lưu thông để thải phân ra ngoài.

+ Cơ thành bụng yếu hoặc liệt: Khi cơ bị liệt hoặc yếu, trẻ sẽ mất phản xạ tống phân ra ngoài, lâu dần dẫn đến táo bón.

+ Tác dụng phụ của thuốc: Nhiều trẻ khi sử dụng thuốc ho, thuốc giảm đau, một số loại kháng sinh… cũng gây táo bón…

+ Do tâm lý: Trẻ nhịn đi đại tiện nhiều gây mất phản xạ đi ngoài làm cho táo bón ngày càng nặng hơn.

+ Do ít vận động: Các bé lớn hơn 3 tuổi thường được cha mẹ cho chơi game, xem tivi hoặc ngồi một chỗ quá nhiều để học bài làm cho nhu động ruột kém điều hòa và cơ thành bụng yếu, gây táo bón lâu ngày.

Hướng xử lý khi bé bị táo bón lâu ngày

+ Chọn sữa phù hợp với độ tuổi và nhu cầu của bé: Mỗi loại sữa có hàm lượng các chất dinh dưỡng khác nhau, mẹ cần nắm rõ nhu cầu về dinh dưỡng, cách bổ sung các dưỡng chất hợp lý để lựa chọn loại sữa phù hợp với con mình. Ngoài ra, mẹ cần pha sữa theo đúng tỉ lệ.

+ Cho trẻ uống nhiều nước: Mỗi sáng khi thức dậy, mẹ hãy tập thói quen cho bé uống một cốc nước ấm giúp hạn chế các triệu chứng táo bón cho trẻ.

Bé bị táo bón lâu ngày nên uống nhiều nước

Nên cho bé uống nhiều nước

+ Bổ sung nhiều rau xanh: Đây là cách tốt nhất để bổ sung chất xơ cho trẻ. Mẹ nên chú ý tới những loại rau có tác dụng nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, rau đay hoặc các loại quả đu đủ, cam, bưởi…

Với các bé không thích ăn rau, mẹ có thể làm sinh tố hoặc nước ép trái cây để trẻ uống.

+ Tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ: Việc đi đại tiện đúng giờ giúp bé hình thành phản xạ có điều kiện, giúp con dễ dàng đi ngoài hơn.

+ Tăng cường vận động: Khuyến khích bé tập thể dục, chơi các trò chơi hoạt động phù hợp để tăng cường vận động, tránh việc ngồi quá nhiều.

+ Mát-xa bụng cho bé nhẹ nhàng: Đây là phương pháp nhằm kích thích nhu động ruột khi bé bị táo bón lâu ngày.

+ Bổ sung lợi khuẩn đường ruột: Mẹ có thể cho bé ăn sữa chua mỗi ngày, trong sữa chua có một lượng lợi khuẩn nhất định tuy không nhiều và đa dạng nhưng có thể giúp cho hoạt động tiêu hóa của trẻ tốt hơn.

Áp dụng hướng xử lý trên, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm cải thiện tình trạng bé bị táo bón lâu ngày từ đó có biện pháp phòng tránh chứng bệnh này tái phát.

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc