Kiết lỵ ở trẻ em: Dấu hiệu, Nguyên nhân và Cách điều trị

Trẻ nhỏ do hệ miễn dịch còn non yếu nên thường mắc phải các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, trong đó có bệnh kiết lỵ. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ không rõ tình trạng kiết lỵ ở trẻ em dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng cho trẻ nhỏ. Cùng dược sĩ nhãn hàng tìm hiểu bệnh này trong bài viết dưới đây nhé.

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em

I. Trẻ bị kiết lỵ là như thế nào? 

Kiết lỵ hay tiêu chảy cấp là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolytica hoặc do vi khuẩn Shigella gây ra. Thông thường, cứ đến tháng 6, 7 là vào mùa bệnh kiết lỵ ở trẻ em. Kiết lỵ đặc biệt nghiêm trọng đối với trẻ em do có nguy cơ bị mất nước.

Trẻ bị kiết lỵ phải làm saoVi khuẩn shigella.

2 dạng kiết lỵ thường thấy ở trẻ sơ sinh là kiết lỵ amip và kiết lỵ trực tràng.

II. Trẻ bị kiết lỵ có nguy hiểm không?

Kiết lỵ nói chung và kiết lỵ ở trẻ em nói riêng là một bệnh nghiêm trọng về đường tiêu hóa, nếu không được chữa trị sớm, bệnh có thể để lại hậu quả nghiêm trọng như:

– Viêm ruột thừa, viêm loét đại tràng, chứng lồng ruột, thậm chí thủng ruột

– Đại tiện nhiều lần trong ngày và kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng sa hậu môn

– Kiết lỵ nặng có thể gây mất nước, mất muối dẫn đến tình trạng trụy mạch và tử vong nhanh chóng

– Với trẻ em thì kiết lỵ còn gây ra tình trạng viêm khớp, teo cơ hay viêm đa dây thần kinh.

III. Dấu hiệu bệnh kiết lỵ ở trẻ em

Một số dấu hiệu trẻ bị kiết lỵ bao gồm:

– Đau thắt bụng: Bệnh khiến cho trẻ bị đau bụng quấy khóc. Khi đại tiện, phân của bé lỏng, có kèm dịch nhầy hoặc máu bên trong. Sau khi đại tiện thì tình trạng được cải thiện.

– Sốt nhẹ hoặc không sốt: Trẻ bị kiết lỵ amip có thể sốt nhẹ hoặc không sốt kèm đi phân có nhầy máu.

– Sốt cao kèm tiêu chảy: Kiết lỵ trực khuẩn gây sốt cao, ớn lạnh kèm tiêu chảy, số lần đi ngoài nhiều hơn và mất nước nặng hơn lỵ amip.

Dấu hiệu kiết lỵ là gìTrẻ bị tiêu chảy

– Đau rát hậu môn: Đi ngoài nhiều lần trong ngày khiến cho trẻ bị đau rát hậu môn.

– Biếng ăn: Khi bị bệnh, trẻ thường có dấu hiệu chán ăn, bỏ bữa, nếu kéo dài khiến cơ thể thiếu chất, suy nhược.

( → Xem thêm: Bệnh kiết lỵ ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị )

IV. Nguyên nhân bé bị kiết lỵ

Nguyên nhân trẻ bị kiết lỵ chính  là do trẻ sử dụng thức ăn, đồ uống không đảm bảo vệ sinh. 

Trẻ nhỏ chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, trước khi ăn trẻ chưa được rửa tay sạch sẽ và dùng tay cầm nắm thức ăn đưa vào miệng.

Hành động này vô tình khiến các loại vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn gây bệnh kiết lỵ xâm nhập vào cơ thể. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ mắc kiết lỵ.

Vi khuẩn gây bệnh kiết lỵ cũng có thể có trong phân của các loại vật nuôi trong nhà như chó, mèo. Khi chúng đi đại tiện, nếu không dọn dẹp sạch sẽ, ruồi nhặng bâu vào phân của chúng, sau đó đậu vào thức ăn không được che đậy kỹ lưỡng. 

Trẻ sử dụng nguồn thức ăn ấy sẽ mắc bệnh kiết lỵ.

Em bé bị kiết lỵ phải làm saoThức ăn không đảm bảo vệ sinh

V. Cách chữa bệnh kiết lỵ cho trẻ bằng các bài thuốc nam

Mục tiêu của việc điều trị là bổ sung lượng chất lỏng bị mất do tiêu chảy và điều trị nhiễm khuẩn. Do đó, người bệnh cần được thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ.

Nếu trường hợp bệnh nhẹ và tình trạng sức khỏe vẫn tốt thì có thể tham khảo một số bài thuốc nam chữa bệnh kiết lỵ tại nhà dưới đây:

1. Chữa bệnh kiết lỵ bằng lá mơ

Theo kinh nghiệm dân gian, công dụng của mơ lông là giúp thanh nhiệt, sát khuẩn và trị các bệnh về đường tiêu hóa rất tốt.

Trẻ em bị kiết lỵ uống thuốc gìChữa kiết lỵ bằng trứng gà lá mơ

Sử dụng 30g lá mơ thái chỉ, trộn với lòng đỏ trứng gà. Gói vào lá chuối rồi nướng chín. Ngày ăn 2 lần, liên tục 5 – 8 ngày. Sau thời điểm này, xét nghiệm phân nếu còn trứng amip ăn thêm một liệu trình nữa.

2. Bài thuốc chữa kiết lỵ bằng rau sam

Rau sam cũng thuộc danh sách cây thuốc nam trị bệnh kiết lỵ, trừ giun sán và chữa mụn nhọt hiệu quả.

Thuốc điều trị kiết lỵ ở trẻ emRau sam chữa kiết lỵ

Để chữa kiết lỵ bằng rau sam bạn có thể áp dụng theo cách sau:

– Rau sam tươi 200g, rửa thật sạch, giã vắt lấy nước cốt, đun sôi rồi pha thêm một muỗng cà phê mật ong.

– Nên uống vào lúc đói bụng. Có thể hòa nước rau sam với nước cơm để uống.

3. Hồng xiêm chữa kiết lỵ

Hồng xiêm là loại quả quen thuộc và cũng có công dụng chữa kiết lỵ tại nhà. Để chữa kiết lỵ bằng hồng xiêm bạn cần thực hiện theo cách sau:

Bệnh kiết lỵ ở trẻ sơ sinh

– Cắt quả hồng xiêm xanh thành nhiều lát mỏng. Sau đó phơi khô, sao vàng để dùng dần.

– Khi bị tiêu chảy, lấy khoảng 10 lát hồng xiêm xanh đã phơi khô đem sắc với nước. Uống 2 lần/ ngày.

Các bài thuốc dân gian điều trị triệu chứng bệnh chỉ mang tính chất tham khảo, chưa được kiểm chứng về hiệu quả do đó người bệnh nên cân nhắc và hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng.

VI. Trẻ em bị kiết lỵ uống thuốc gì?

Tùy thuộc nguyên nhân, tình trạng và đáp ứng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc trị kiết lỵ phù hợp, kết hợp với hướng dẫn chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và tích cực bổ sung nước, chất điện giải cho cơ thể.

Các thuốc thường sử dụng trong điều trị: 

– Lỵ amip: Idioquinol, Metronidazol, Tinidazol, Emetine…

Lỵ trực khuẩn: Cotrimoxazol, Ciprofloxacin, Ceftriaxone…

Đối với bệnh nhân là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ việc sử dụng thuốc điều trị cần rất thận trọng.

Phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị đúng thuốc, đúng bệnh. 

Lưu ý không tự thay đổi đơn thuốc hoặc dùng thuốc không đúng liều lượng gây ra tác dụng phụ hoặc nhờn thuốc làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

VII. Hỏi đáp về bệnh kiết lỵ ở trẻ em

1. Trẻ bị kiết lỵ có uống sữa được không?

Trẻ bị kiết lỵ có uống sữa được không cũng là thắc mắc chung của nhiều phụ huynh có con mắc bệnh. Câu trả lời là có!

Trẻ bị kiết lỵ có uống sữa được không

Dù trẻ hay bị nôn, ói hết tất cả các loại thức ăn, nước uống, trong đó có sữa trong thời gian mắc bệnh kiết lỵ nhưng mẹ không nên cắt giảm khẩu phần sữa của trẻ.

Điều này sẽ giúp cơ thể bé luôn được dung nạp đầy đủ chất dinh dưỡng từ sữa để tăng cường khả năng chống chọi với bệnh. 

Với trẻ sơ sinh bị kiết lỵ, trước khi cho bé uống sữa, mẹ hãy hâm cho sữa ấm lại để bụng bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Nếu cần thiết, cha mẹ có thể tìm mua các loại sữa dành riêng cho tình trạng bệnh kiết lỵ ở trẻ em.

2. Bé bị kiết lỵ bao lâu thì khỏi?

Bệnh kiết lỵ kéo dài bao lâu phụ thuộc vào thời gian điều trị, thể trạng của người bệnh, phương pháp điều trị và chế độ dinh dưỡng cho người bệnh trong thời gian chữa bệnh. 

Thông thường kiết lỵ thường kéo dài từ 1-2 tuần.

Bé bị kiết lỵ bao lâu thì khỏiĐưa trẻ đi khám bác sĩ

Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi người bị kiết lỵ bị mất nước quá nghiêm trọng sẽ gây ra các biến chứng khác như: xuất huyết hay viêm loét đại tràng, thủng ruột,…thì thời gian điều trị bệnh kiết lỵ có thể kéo dài hơn từ 1 – vài tháng.

Do đó việc thăm khám và điều trị sớm là điều rất quan trọng.

3. Trẻ bị kiết lỵ nên ăn gì và kiêng gì?

Chế độ ăn uống dành cho trẻ bị kiết lỵ là bổ sung đủ nước và oresol cho trẻ. Có thể sử dụng nước lọc, nước gạo rang, nước ép trái cây, nước dừa, nước muối pha thật loãng… giúp cơ thể bé tránh khỏi tình trạng mất nước, rối loạn điện giải do tiêu chảy dài ngày.

Để khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn do mệt mỏi, nên bổ sung cho con những loại đồ ăn dạng lỏng, dễ nuốt, dễ hấp thụ. 

Cần đảm bảo 4 nhóm dinh dưỡng chính là tinh bột, vitamin, chất đạm và chất xơ từ các loại thực phẩm như thịt, trứng, ngũ cốc, trái cây, rau xanh… để tăng cường năng lượng cho cơ thể bé trong thời gian bị bệnh. Đây cũng là giải đáp cho câu hỏi bệnh kiết lỵ ở trẻ em nên ăn gì?

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em nên ăn gìTrẻ bị kiết lỵ nên ăn gì kiêng gì?

Bên cạnh, đó cần chú ý một số thực phẩm có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn:

– Kiêng các chế phẩm từ sữa như kem, bơ, pho mát. Có thể thay thế sữa bò bằng sữa đậu nành, sữa hạnh nhân hoặc sữa chứa ít lactose.

– Không cho trẻ ăn các món ăn cay và có chứa nhiều dầu mỡ.

– Tránh các thực phẩm gây chướng bụng như các loại đậu bắp, súp lơ, bông cải xanh, các loại hạt,…

– Không để trẻ uống đồ uống có ga, cồn 

4. Trẻ bị kiết lỵ nên ăn cháo gì?

Những loại cháo như cháo gạo rang, cháo hạt sẹt, cháo cà rốt thịt bằm xay nhuyễn… sẽ thích hợp trong những ngày trẻ bị kiết lỵ vì giúp bổ sung dưỡng chất, nước cho cơ thể tránh mệt mỏi, thiếu chất.

Đồng thời là các món lỏng dễ nuốt, giúp bé ăn ngon miệng hơn.

5. Bé bị kiết lỵ ăn sữa chua được không?

Bé bị kiết lỵ hay tiêu chảy hoàn toàn có thể ăn sữa chua sẽ giúp kiểm soát triệu chứng một cách hiệu quả. Hơn nữa, sữa chua cũng giúp cải thiện tình trạng chướng hơi, đầy bụng, ăn không tiêu,… Tốt nhất nên ăn liên tục trong vòng 1 vài tuần để nâng cao sức khỏe đường ruột và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Tuy nhiên cần chú ý không nên cho trẻ ăn quá nhiều sữa chua, chỉ nên ăn 1/2-1 hộp/ ngày và ăn sau bữa chính khoảng 1-2 giờ.

VIII. Phòng bệnh kiết lỵ ở trẻ em bằng cách nào?

Nhằm giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh kiết lỵ ở trẻ, cha mẹ nên thực hiện những biện pháp sau:

– Cho trẻ ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh khi chế biến và bảo quản thức ăn cho trẻ.

– Do sức đề kháng của trẻ còn yếu nên cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày để giúp bé tăng cường hệ miễn dịch.

Cách trị kiết lỵ cho béGiải pháp phòng bệnh kiết lỵ

– Tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

– Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi sinh hoạt, ăn uống vui chơi cho trẻ.

Với những thông tin cơ bản từ dược sĩ chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp bạn có thêm kiến thức về bệnh kiết lỵ ở trẻ em nói riêng và bệnh kiết lỵ nói chung. 

Nếu còn vấn đề nào cần được giải đáp hãy liên hệ tổng đài miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn.

5/5 - (1 vote)

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc