3+ cách dùng lá ổi chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh đã bị “Thất Truyền”

Sử dụng lá ổi chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh là phương pháp dân gian được rất nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, cũng rất nhiều người cảm thấy thắc mắc cũng như hoài nghi về mức độ an toàn và hiệu quả của phương pháp này. Trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về công dụng, đồng thời chỉ ra các phương pháp trị tiêu chảy cho trẻ với lá ổi đang được áp dụng nhiều nhất hiện nay.

I. Công dụng của lá ổi trong việc trị tiêu chảy cho trẻ

Lá ổi được biết là nguyên liệu có tính chát, ấm, không chỉ hiệu quả trong việc chữa tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, mà ngay cả người lớn cũng dùng loại lá này để điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hóa.

Theo những nghiên cứu đáng tin cậy, trong thành phần của lá ổi chứa chủ yếu là hoạt chất tanin, có công dụng như kháng sinh, giúp làm săn niêm mạc ruột. Đây được xem là lý do mà loại lá này được sử dụng để kiểm soát tình trạng “Đi ngoài”.

Tuy nhiên, hoạt chất tanin trong lá ổi có tác dụng làm giảm triệu chứng tiêu chảy tạm thời đối với các trường hợp trẻ bị tiêu chảy thông thường.

lá ổi chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh

Nếu nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ là do bệnh lý như: Viêm đại tràng, dạ dày,… Thì việc điều trị bằng lá ổi sẽ không thể đem lại công dụng tối ưu.

Bên cạnh đó, vẫn chưa có báo cáo nào thực sự chính xác về độ an toàn khi bạn sử dụng lá ổi để chữa tiêu chảy cho bé. Do đó, trước khi sử dụng loại lá này. các mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.

II. TOP 3+ cách dùng lá ổi chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Theo những kinh nghiệm từ lâu đời về cách dùng lá ổi chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh, thông thường các mẹ sẽ áp dụng 1 trong các phương pháp sau đây:

1. Phương pháp nấu nước lá ổi trị tiêu chảy

Nấu nước lá ổi trị tiêu chảy là cách dễ thực hiện, đơn giản và nhanh chóng nhất. Để giúp cầm cơn “đi ngoài” của bé với phương pháp này, các mẹ có thể thực hiện theo các bước sau đây:

lá ổi trị tiêu chảy

Uống nước lá ổi chữa tiêu chảy

– Dùng 15 đến 20 lá ổi non đem ngâm trong nước muối 30 phút rồi tráng thật sạch, để tránh bụi bẩn, ký sinh trùng,…

– Sau đó đem lá vò nát rồi đun với 500ml nước. Để nhỏ lửa khoảng 20 đến 25 phút thì tắt bếp.

Khi sử dụng nước lá ổi để chữa đi ngoài phân lỏng cho bé, bạn chia nước thành 3 phần bằng nhau rồi cho bé uống trước mỗi bữa ăn 15 phút.

Lưu ý: Nước lá ổi chỉ được sử dụng trong ngày, không được để đến hôm sau.

2. Cách ăn lá ổi chữa “đi ngoài” cho bé

Ăn lá ổi trị tiêu chảy cũng là kinh nghiệm dân gian được rất nhiều người truyền lại. Theo đó, nếu là bé gái bị tiêu chảy thì nên ăn 9 lá còn bé trai nên ăn 7 lá.

nước lá ổi trị tiêu chảy

Tuy nhiên, khi cho trẻ ăn lá ổi non trị tiêu chảy bạn cần chọn những lá ổi không bị sâu, trước khi ăn cần rửa sạch, tốt nhất ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ ký sinh trùng và bụi bẩn.

3. Cách dùng muối và lá ổi chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh

Ngoài 2 cách trên, bạn có thể kết hợp muối biển và nõn ổi trị tiêu chảy. Vì trên thực tế, muối có tác dụng sát khuẩn, hỗ trợ cho việc làm sạch đường tiêu hóa của bé.

nõn ổi trị tiêu chảy

Bên cạnh đó, việc cho thêm muối cũng làm lá ổi non trở nên dễ ăn hơn, giúp bé giảm cảm giác đắng chát khi sử dụng.

Lưu ý: Các cách trên chỉ mang tính chất tham khảo và chưa được kiểm chứng.

III. Một số tác dụng phụ khi dùng lá ổi non chữa tiêu chảy

Tuy đem đến những công dụng tích cực trong việc trị tiêu chảy, nhưng nếu bạn sử dụng không đúng cách, lá ổi có thể gây ra những tác dụng không tốt đến cơ thể của bé. Cụ thể:

+ Tăng tần suất đi tiểu.

+ Gây thất thoát các vi lượng và vi chất trong máu qua đường bài tiết.

+ Việc uống nước lá ổi quá đặc có thể gây ra một số phản ứng phụ cho bé, có thể kể đến như: Buồn nôn, hoa mắt,…

trẻ bị tiêu chảy uống lá ổi

+ Ngoài ra, còn có một số tác dụng khác tới tiêu hóa.

Có thể thấy, nếu dùng lá ổi chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh không thể giúp bé khỏi hẳn bệnh, tốt nhất các mẹ nên tìm hiểu đến các sản phẩm an toàn, đem lại hiệu quả nhanh tới hệ tiêu hóa của bé.

Trường hợp trẻ bị tiêu chảy kéo dài và nghiêm trọng, xuất hiện các triệu chứng sốt cao hoặc nôn mửa, mẹ cần nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc