Lactobacillus là gì? Vai trò và tác dụng trong hệ tiêu hóa của trẻ

Lactobacillus là chủng vi khuẩn vừa hỗ trợ bảo vệ sức khỏe vừa điều trị bệnh. Nếu bạn đang tìm hiểu Lactobacillus là gì, vai trò, tác dụng và ứng dụng của chúng ra sao thì hãy đọc ngay bài viết này nhé!

lactobacillus là gì

I. Lactobacillus là gì?

Lactobacillus là nhóm vi khuẩn acid lactic (LAB), được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực Probiotic cùng với Bifidobacteria. Chúng thuộc nhóm vi khuẩn có lợi sinh sống nhiều nhất ở trong hệ tiêu hóa, hệ bài tiết và bộ phận sinh dục của người.  

II. Đặc tính chung của chủng lactobacillus

1. Đặc điểm chung

Lactobacillus thuộc nhóm vi khuẩn Gram dương, sống kỵ khí hay hiếu khí, ưa acid, không sinh bào tử. Về mặt hình thái, chúng có dạng hình que và hình cầu, thường đứng thành chuỗi hoặc đơn độc.

Để có sinh trưởng và phát triển bình thường, ngoài nguồn carbon, Lactobacillus cần nitơ một phần dưới dạng các acid amin, một số vitamin, các chất khoáng và chất sinh trưởng.

2. Vai trò của vi khuẩn sinh lactic

– Lactobacillus sinh ra acid lactic đồng thời tạo ra các chất chống vi khuẩn khác nhau như diacetyl, acid hữu cơ, hydrogen peroxide và các bacteriocin. Tác dụng ngăn chặn sự xuất hiện và phát triển của các vi khuẩn gây bệnh.

– Phòng tránh và ngăn chặn chứng rối loạn tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột; khôi phục và cân bằng vi khuẩn tự nhiên trong cơ thể; đồng thời chuyển hóa lactose thành acid lactic giúp hạn chế tình trạng dị ứng do cơ thể không dung nạp lactose.

lactobacillus acidophilus đặc điểmVi khuẩn sinh acid lactic

– Một vài vi khuẩn sinh lactic còn có khả năng chống lại sự phân hủy và đột biến ADN in vivo và in vitro.

Lợi khuẩn Lactobacillus còn sinh ra acid lactic và các cơ chất khác, giúp tạo ra môi trường bất lợi cho sự phát triển của vi sinh vật gây thối trong hệ tiêu hóa.

Vì vậy, lượng urase ở bên trong ruột sẽ giảm, bên cạnh đó độ PH thấp do acid lactic tạo ra sẽ gây cản trở NH3 hấp thụ từ ruột vào mô, từ đó thúc đẩy việc bài tiết NH3 từ máu vào ruột.

– Lactobacillus kìm hãm sự trao đổi chất của các vi khuẩn trong ruột kết bằng cách ức chế cạnh tranh và tạo ra môi trường acid không thuận lợi, từ đó làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết.

– Chúng còn tạo ra bacteriocin – một loại protein có thể tiêu diệt nhiều vi khuẩn gây hại. Nhờ có khả năng sản xuất acid lactic và bacteriocin ở trong đường ruột mà lợi khuẩn Lactobacillus giúp tăng cường nhu động ruột và cải thiện hiện tượng tiêu chảy.

– Một số nghiên cứu gần đây còn cho thấy, một số loài của chi Lactobacillus còn có khả năng thúc đẩy hoạt động sản xuất α-interferon, tính tự vệ của tế bào và hoạt tính enzyme 2-5A-synthase.

3. Đặc tính một số chi lactobacillus

Bên cạnh các đặc điểm vừa nêu trên, một số loài của chi Lactobacillus còn có những đặc tính riêng tốt cho hệ tiêu hóa và được ứng dụng rộng rãi trong việc chữa trị một số bệnh lý. Cụ thể:

lactobacillus acidophilus là gìLactobacillus acidophilus

– Lactobacillus acidophilus là trực khuẩn gram dương, hình que, không sinh bào tử; có khả năng lên men hiếu khí và kỵ khí.

Thường có nhiều ở ruột non, tác dụng giúp giữ cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Lactobacillus acidophilus được xem là chất kháng sinh tự nhiên có khả năng chống lại các vi khuẩn có hại.

– Tác dụng chính của chủng này là sinh ra các chất kháng sinh mạnh như acidolin, acidophilin, bacteriocin và lactocidin nhằm ngăn chặn khả năng sinh trưởng và phát triển của một số loài vi sinh vật gây bệnh như Staphylococci và Campylobacter.

– Lactobacillus acidophilus hỗ trợ việc hấp thụ và sinh ra vitamin B; giảm cholesterol trong máu và giải một số độc tố.

– Sinh ra enzyme lactase để phân giải đường sữa; làm giảm cholesterol trong máu, giảm sự phát triển của các u bướu; có khăng trung hòa và ngăn chặn các chất gây ung thư…

– Ngoài ra, chúng còn giúp lên men galatose, cellobiose, sucrose, lactose. 

Lợi khuẩn lactobacillus acidophilus 75mgLactobacillus plantarum

– Lactobacillus plantarum có hình dạng khuẩn lạc tròn, màu trắng sữa; tế bào có dạng hình que theo chuỗi hoặc kết đôi; không sinh bào tử; sinh trưởng trong điều kiện vi hiếu khí tốt.

– Điểm đặc trưng của Lactobacillus plantarum là có khả năng dị hóa arginine và sinh ra nitric oxide. Chúng chỉ có khả năng phân giải amino acid tyrosine và arginine; có tới 6 con đường chuyển hóa arginine và đều sinh ra nitric oxide.

Lactobacillus plantarum sinh ra NO có tác dụng ngăn chặn các vi khuẩn gây bệnh như E.coli, Candida albicans, Helicobacter Pylori, Shigella, các amip và ký sinh trùng.

– Ngoài ra, chi Lactobacillus còn có một số loài khác như Lactobacillus casei; Lactobacillus rhamnosus, Lactobacillus brevis, Lactobacillus sporogenes,… Các loài này đều rất tốt và có ích cho hệ tiêu hóa.

III. Ứng dụng lactobacillus

Không chỉ được ứng dụng trong ngành nông nghiệp, hiện nay Lactobacillus còn sử dụng rộng rãi trong công nghệ thực phẩm và y học.

Lactobacillus được bổ sung vào nhiều loại thực phẩm như sữa chua, sữa bột, kem, phomai… , dùng để muối chua rau củ quả, ủ chua thức ăn gia súc. 

Trong y học, Lactobacillus mang lại nhiều lợi ích trong phòng và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa, bệnh lý dị ứng liên quan đến sự suy giảm chức năng hàng rào bảo vệ tại ruột. Các sản phẩm chứa Lactobacillus dưới dạng thuốc và thực phẩm chức năng ngày càng phổ biến trên thị trường.

5/5 - (2 votes)

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc