Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ – Không thể coi thường
Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em là một trong những căn bệnh tiêu hóa mà các bé rất dễ mắc phải, các mẹ cần phải để ý và không được chủ quan. Để hiểu rõ một cách chi tiết về căn bệnh này, cũng như xác định rõ loạn khuẩn đường ruột gây ra những nguy hại như thế nào đến sức khỏe của bé, các mẹ hãy cùng tìm hiểu một cách chi tiết ngay tại bài viết sau đây!
Mục lục
I. Loạn khuẩn đường ruột là gì?
Theo nhận định từ các chuyên gia, loạn khuẩn đường ruột là một bệnh lý về tiêu hóa (thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ so với người lớn), để có được cái nhìn ban đầu về căn bệnh này, các mẹ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây:
1. Khái niệm về loạn khuẩn đường ruột
Loạn khuẩn đường ruột được biết đến khi các lợi và hại khuẩn trong đường ruột bị rơi vào trạng thái mất cân bằng.
Từ các nghiên cứu uy tín cho thấy, đường ruột con người sẽ có khoảng 1000 loài sinh vật cộng sinh khác nhau, tuy nhiên, lợi khuẩn sẽ chiếm đến 85%, còn hại khuẩn thì chỉ có khoảng 15%.
Tỷ lệ vàng của hệ vi sinh đường ruột
Trong trường hợp tỷ lệ “vàng” 15% hại khuẩn: 85% lợi khuẩn được duy trì, đường ruột của con người sẽ ở trạng thái ổn định, hoạt động tiêu hóa thức ăn sẽ diễn ra suôn sẻ.
Tuy nhiên, nếu tỷ lệ vàng trên bị phá vỡ, hại khuẩn phát triển còn lợi khuẩn bị giảm đáng kể sẽ gây ra vấn đề loạn khuẩn tại đường ruột.
2. Nguyên nhân gây loạn khuẩn đường ruột ở trẻ
Dưới đây là 6 nguyên nhân chính gây loạn khuẩn đường ruột:
– Bị nhiễm khuẩn đường ruột, đây được xem là lý do điển hình nhất làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ, nếu xuất hiện do nguyên nhân này, rất có thể bé đã mắc phải các loại khuẩn như: Ecoli, Clostridium,…
– Chế độ dinh dưỡng không phù hợp: Bé ăn dặm quá sớm, khẩu phần ăn hằng ngày nhiều đường, chất béo mà thiếu chất xơ cùng vitamin…
– Rối loạn vi khuẩn đường ruột cũng có thể là do yếu tố bẩm sinh. Theo đó, nếu trẻ có cấu trúc đường ruột đặc biệt hoặc bé bị thiếu men tiêu hóa di truyền,…. thì tình trạng trẻ mắc phải căn bệnh này cũng là rất cao.
– Dùng kháng sinh liều cao trong thời gian dài cũng là lý do khiến hệ vi sinh của trẻ gặp vấn đề, theo đó, kháng sinh ngoài công dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, thì vô tình loại thuốc này cũng “triệt tiêu luôn” các vi khuẩn có lợi, khiến hệ vi sinh bị mất cân bằng.
– Những căng thẳng tâm lý đầu đời như: Bé mới đi nhà trẻ, không có bố mẹ ở nhà,… cũng khiến bé bị gặp vấn đề về tiêu hóa.
– Do những cơn ốm, sốt,… khiến sức đề kháng của bé bị thuyên giảm, gây ra sự rối loạn đường ruột.
Chúng tôi có buổi trao đổi với bác sĩ Nguyễn thị Anh Xuân – Trưởng khoa Nhi bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam Cu Ba. Bác sĩ cho biết: Bênh viện tiếp nhận rất nhiều ca trẻ bị loạn khuẩn đường ruột khi thời tiết chuyển mùa.
II. Đâu là thời điểm bé dễ bị rối loạn vi sinh đường ruột?
Hệ vi khuẩn tồn tại 2 dạng vi khuẩn đó là vi khuẩn có lợi, vi khuẩn có hại. Hai dạng vi khuẩn tác động qua lại tạo nên sự cân bằng động giúp cơ thể không nhiễm khuẩn và giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Tuy nhiên, vào các thời điểm thay đổi thời tiết, giao mùa,… bé sẽ dễ gặp phải các căn bệnh về hô hấp, khiến trẻ phải sử dụng tới kháng sinh.
Như chúng tôi đã giới thiệu ở trên, kháng sinh tuy có công dụng giúp tiêu diệt các vi khuẩn khiến trẻ mắc bệnh, nhưng đồng thời cũng diệt luôn cả lợi khuẩn, điều này làm hệ sinh thái đường ruột của trẻ bị mất cân bằng nghiêm trọng, vấn đề này còn được gọi là loạn khuẩn đường ruột ở trẻ.
Ngoài ra, việc ăn uống không đảm bảo trong thời điểm giao mùa cũng được xem là nguyên nhân khiến bé rối loạn vi khuẩn đường ruột trong thời điểm này.
Đặc biệt là thời điểm giao mùa từ xuân sang hè, nhiệt độ cũng như độ ẩm tăng cao cũng được xem là môi trường thích hợp để các vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường ruột, nhất là khi bé ngậm đồ chơi, mút tay,…
III. Dấu hiệu loạn khuẩn đường ruột ở trẻ
Để đánh giá xem trẻ có bị rối loạn khuẩn ở đường ruột hay không, các mẹ có thể nhận biết thông qua các triệu chứng sau đây:
– Trẻ có dấu hiệu sụt cân, mệt mỏi, không muốn chơi đùa như khi còn khỏe.
– Tiêu chảy trong thời gian dài, thời điểm này phân của bé sẽ ở dạng lỏng và thường xuyên xuất hiện bọt.
– Bé cảm thấy chán ăn kèm theo hiện tượng nôn mửa, đau bụng,…
– Khi bệnh đã chuyển đến giai đoạn nặng, bé có thể xuất hiện hội chứng lỵ do tụ cầu.
IV. Loạn khuẩn gây hại cho bé như thế nào?
Hệ tiêu hóa giữ vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể, không chỉ ở trẻ em mà cả ở người lớn. Cơ quan này “gánh vác” việc chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Bên cạnh đó, hệ hiêu hóa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp thải độc và tăng cường sức đề kháng.
Vì vậy, nếu hệ tiêu hóa bị “sập nguồn”, lúc này cơ thể sẽ trở nên vô cùng khó khăn trong việc hấp thụ dinh dưỡng, cũng như đào thải các chất độc ra ngoài. Hệ quả tất yếu là bé suy dinh dưỡng, nhiều bệnh tật.
Ngoài ra, các triệu chứng bên ngoài như: Chán ăn, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, cảm sốt cũng đủ khiến mẹ xót xa mất ăn mất ngủ.
Hơn nữa nếu điều trị không đúng cách, không hiệu quả sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
V. Cách điều trị và chăm sóc khi bé bị loạn khuẩn đường ruột kéo dài
Tình trạng loạn khuẩn đường ruột ở trẻ nếu không có hướng xử lý đúng đắn sẽ khiến các bé dễ bị suy dinh dưỡng do đường tiêu hóa không ổn định.
Ngoài việc chăm sóc trẻ theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, các mẹ có thể điều chỉnh chế độ ăn uống của bé để hệ vi khuẩn trong ruột của bé mau lập lại thế cân bằng, cụ thể:
1. Ăn uống đủ chất và đúng cách
Thực đơn của trẻ trong những ngày này phải phong phú và đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, các mẹ nên chọn những thực phẩm dễ tiêu như thịt gà, thịt heo nạc, sữa chua, cà-rốt, chuối, hồng xiêm… để chế biến món ăn cho bé.
– Khi bé vẫn đang trong thời gian bú mẹ, đây là thời điểm các mẹ cần chú ý đế n chế độ dinh dưỡng của bản thân để đảm bảo được nguồn sữa chất lượng cho bé.
– Khi trẻ đã bắt đầu ăn dặm và uống sữa ngoài, lúc này các mẹ cần bổ sung 1 chế độ ăn uống phong phú và đa dạng cho bé, có sự kết hợp giữa protein trong thịt và vitamin trong rau, hoa quả.
– Thực hiện chia nhỏ bữa ăn, đồng thời cho bé ăn các thức ăn mềm, loãng
Chú ý: Các mẹ cần đảm bảo cho bé ăn uống an toàn, hợp vệ sinh (không ăn lại các thức ăn đã cũ, vệ sinh sạch sẽ cho bé trước khi ăn). Đặc biệt, có thể tăng cường cho trẻ dùng sữa chua vì trong thành phần của sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa.
– Khi bị rối loạn đường ruột, các mẹ cần giảm bớt đồ ngọt trong khẩu phần ăn của bé, bởi đây là yếu tố làm thay đổi axit trong dạ dày của bé. Điều này khiến tình trạng nhiễm khuẩn diễn ra trầm trọng hơn.
– Nếu trẻ đang bú mẹ, mẹ cũng phải kiêng đồ ngọt, nếu trẻ bú sữa bình, mẹ nên đổi sang loại sữa không chứa đường lactose.
– Nếu không muốn bé bị nôn, tốt nhất bạn nên cho bé ăn ít một, khi bé không muốn ăn thì hãy dừng hẳn lại. Lúc nào đường ruột của trẻ đã thực sự tốt lên bạn hãy cho bé ăn uống bình thường.
2. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé
– Cần lau rửa, sát trùng đồ chơi của bé, nhất là những đồ chơi bé hay cho vào miệng.
– Tập thói quen rửa tay cho bé ngay từ nhỏ
– Người chăm sóc bé cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi cho bé ăn và sau khi cho bé đi vệ sinh vì đây là nguyên nhân phổ biến gây ra nhiễm khuẩn tiêu hóa ở bé.
– Kiểm tra sữa của bé xem có bị ẩm hay mở quá lâu không.
– Bé đi ngoài nhiều lần nên hậu môn hay bị đỏ, rát, khó chịu, nên rửa cho bé thay vì lau bằng giấy, sau đó bôi kem chống hăm cho bé đỡ đau rát.
3. Bổ sung lợi khuẩn đường ruột
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng và giữ gìn vệ sinh, các mẹ có thể hỗ trợ quá trình ổn định hệ thống vi khuẩn ở đường ruột của con bằng cách dùng các chế phẩm vi sinh như thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Himita để bổ sung những vi khuẩn có lợi cho đường ruột của bé.
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Himita chứa 8 chủng lợi khuẩn có khả năng sống cao trong môi trường đường ruột.
Khi vào cơ thể, sản phẩm bổ sung vi khuẩn có ích, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Hỗ trợ giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hoá do mất cân bằng vi khuẩn đường ruột.
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Himita dùng cho người bị rối loạn tiêu hoá do loạn khuẩn hoặc do dùng nhiều thuốc kháng sinh dài ngày với các biểu hiện: đầy bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, phân sống.
Thời điểm đầu đời được xem là thời điểm loạn khuẩn đường ruột ở trẻ rất dễ xảy ra, vì vậy, cha mẹ cần có phương pháp phòng bệnh phù hợp để giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Chỉ cần cha mẹ có kiến thức, phương pháp đúng đắn, cùng với đó là sự kiên trì thì nỗi ám ảnh về loạn khuẩn ở trẻ chắc chắn sẽ được loại bỏ!
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.