Nấc cụt ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và phương pháp chữa trị hiệu quả!

Trẻ sơ sinh còn quá nhỏ nên khi khó chịu trong người, bé chỉ biết khóc khiến bố mẹ vô cùng lo lắng. Trong đó, nấc cụt ở trẻ sơ sinh cũng là vấn đề được nhiều bố mẹ quan tâm tìm hiểu. Việc nắm rõ nguyên nhân, giải pháp và cách phòng ngừa trẻ bị nấc cụt sẽ giúp bố mẹ yên tâm hơn khi chăm sóc bé yêu.

I. Nấc cụt ở trẻ sơ sinh là gì?

Nấc cụt là hiện tượng các cơ hoành bị co thắt 1 cách liên tục và bất ngờ, lặp lại nhiều lần trong 1 thời điểm. Trên thực tế, nấc cụt có thể gặp ở rất nhiều độ tuổi khác nhau, tuy nhiên hiện tượng này thường xuất hiện chủ yếu ở trẻ sơ sinh và bé dưới 1 tuổi.

trẻ bị nấc cụt

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất hay bị nấc cụt

Khi bị nấc cụt, bé có thể sẽ quấy khóc nhiều hơn vì cơn co thắt khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi và giật mình.

II. Nguyên nhân khiến bé bị nấc cụt

Bé bị nấc cụt trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên, dưới đây, chúng tôi sẽ gửi tới bạn đọc 7 nguyên nhân chính nhất khiến bé gặp phải vấn đề này:

1. Do bé bị trào ngược dạ dày

Nếu nấc cụt nhiều lần trong ngày, rất có thể bé đang gặp tình trạng axit trong dạ dày bị trào ngược tới thực quản.

nấc cụt trẻ sơ sinh

Đây được xem là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị nấc cụt, vì trên thực tế, các cơ quan tiêu hóa của dạ dày lúc này vẫn chưa thực sự hoàn thiện, dễ gặp phải các cơn co thắt.

2. Trẻ bị nấc cụt nhiều do bú quá no

Nấc cụt sau khi bú là một phản xạ tự nhiên khi trẻ ăn quá no khiến dạ dày bị căng giãn quá mức.

Khi khoang bụng bị giãn nở đột ngột sẽ khiến các cơ hoành bị co thắt, điều này sẽ làm trẻ bị nấc cụt nhiều trong ngày ngay sau khi bú mẹ

3. Nuốt nhiều khí vào bụng khiến bé hay nấc cụt

Trẻ bị nấc cụt liên tục do nuốt phải nhiều khí khi ăn, thường xảy ra ở các bé bú bình.

trị nấc cụt trẻ sơ sinh

Trẻ bị nấc cụt nhiều do nuốt phải khí khi bú bình

Việc bú bình không đúng cách hoặc không đúng tư thế sẽ khiến bé bị nuối phải 1 lượng khí lớn vào dạ dày, khi lượng khí này vượt quá mức cho phép, tình trạng kích thích co thắt ở cơ hoành sẽ xảy ra, điều này sẽ khiến bé bị nấc cụt sau ăn.

4. Trẻ em nấc cụt do dị ứng

Bé có thể bị dị ứng với protein ở sữa bột, thậm chí là cả sữa mẹ. Hậu quả là dẫn đến viêm thực quản và có thể gây hiện tượng nấc cụt ở trẻ nhỏ và sơ sinh. Nếu trẻ bú mẹ thì còn có thể bị dị ứng với thực phẩm mà mẹ ăn.

Vì vậy, nếu đang trong thời kỳ cho con bú, mẹ cần lưu ý chặt chẽ tới dinh dưỡng của bản thân, vì bé có thể bị dị ứng với các thực phẩm mà mẹ ăn.

5. Nấc cụt ở trẻ sơ sinh do trời lạnh

Một nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh nấc cụt nhiều là do thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh. Không khí lạnh đi vào phổi cũng sẽ khiến bé bị nấc.

bé nấc cụt

6. Bé bị nấc cụt do ô nhiễm không khí

Ngoài các nguyên nhân kể trên, trẻ hay nấc cụt còn có thể do tiếp xúc và sống trong không khí ô nhiễm.

7. Nấc cụt do trẻ bị hen suyễn

Khi bé bị hen, các ống phế quản sẽ bị viêm và gây cản trở luồng không khí đi vào phổi. Điều này khiến trẻ thở khò khè, dẫn tới co thắt cơ hoành và khiến trẻ nấc cụt liên tục.

III. Mẹo chữa trị nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Làm thế nào để giải quyết tình trạng trẻ em hay bị nấc cụt được xem là điều mà rất nhiều mẹ quan tâm. Dưới đây, các mẹ có thể tìm hiểu một số mẹo chữa nấc tại nhà vô cùng hiệu quả cho bé:

1. Để bé nghỉ ngơi, ợ hơi sau khi bú

Trường hợp em bé bị nấc cụt sau khi bú, các mẹ hãy để con nghỉ ngơi và vỗ ợ hơi cho bé. Tốt nhất, mẹ nên khum tay và vỗ nhẹ vào lưng bé nhưng dứt khoát, khi thấy bé ợ hơi được thì đồng nghĩa với việc cơn nấc sẽ hết.

Nếu trẻ em bị nấc cụt nhiều trong khi đang bú, mẹ hãy cho bé ngừng bú và vỗ lưng cho tới khi bé ợ hơi. Sau đó tiếp tục cho bé bú như bình thường.

2. Khắc phục nấc cụt bằng cách dùng núm vú giả

Sử dụng núm vú giả để làm giảm nấc cụt cho trẻ sơ sinh cũng là cách được nhiều mẹ áp dụng.

Theo đó, khi thấy trẻ em bị nấc cụt liên tục mẹ hãy lấy núm vú giả và cho bé ngậm. Điều này giúp làm thư giãn cơ hoành và cơn nấc sẽ nhanh chóng  biến mất.

3. Cho bé uống nước thành từng ngụm nhỏ, liên tục

Để trị nấc cụt ở trẻ sơ sinh mẹ có thể sử dụng cách cho bé uống nước từ từ theo từng ngụm nhỏ, áp dụng phương pháp này, chỉ sau 2 đến 3 phút, cơn nấc của bé sẽ giảm dần.

trẻ hay nấc cụt

Đây được xem là phương pháp dân gian đang được rất nhiều người áp dụng từ trước tới nay.

4. Để cơn nấc cụt tự hết

Cơn nấc cụt ở trẻ sơ sinh thường sẽ tự hết, nếu bé không bị quá khó chịu và quấy khóc, mẹ có thể để cơ thể trẻ tự điều chỉnh mà không cần sử dụng các mẹo điều trị nấc cụt.

IV. Trẻ nhỏ bị nấc cụt nhiều có nên đến bệnh viện không?

Đa phần, tình trạng trẻ em bị nấc cụt đều được đánh giá là hiện tượng bình thường của cơ thể, các mẹ không nên quá lo ngại và cũng không cần vội vàng tìm cách điều trị.

Chỉ khi khi nấc quá nhiều lần, liên tục và kéo dài khiến trẻ bị nôn trớ, quấy khóc, lúc này, các mẹ mới cần đưa bé tới viện để điều trị.

V. Cách phòng ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Thay vì tìm cách cách khắc phục nấc cụt cho trẻ nhỏ, mẹ hoàn toàn có thể phòng ngừa tình trạng này bằng một số cách sau:

– Đối với các bé đang bú mẹ, hãy cho bé bú đúng tư thế với phần đầu cao hơn phần thân để sữa chảy vào dạ dày dễ dàng.

– Đối với trẻ bú bình, mẹ có thể phòng ngừa tình trạng nấc cục bằng cách sử dụng núm vú vừa với miệng bé. Tránh dùng núm vú quá to khiến bé nuốt phải nhiều bọt khí khi bú. Ngoài ra, cũng không nên cho bé bú bình khi đang ngủ.

– Với các bé đã ăn dặm, mẹ không nên cho bé ăn quá no trong 1 lần ăn. Thay vào đó, hãy cho bé ăn nhiều bữa để hạn chế nguy cơ trẻ bị nấc cục.

– Giữ nhiệt độ phòng luôn ổn định, tránh để bé bị lạnh.

– Khi tắm cho bé vào mùa đông hoặc khi thời tiết lạnh mẹ nên bật sưởi cho bé.

– Không nên để bé bú hoặc ăn quá no cũng là cách phòng ngừa trẻ sơ sinh nấc cụt thường xuyên hiệu quả.

Với tình trạng nấc cụt, bố mẹ cũng không nên quá lo lắng vì đây là yếu tố sinh lý bình thường ở trẻ và thường không quá nghiêm trọng. Đặc biệt, khi trẻ bị nấc cụt, bố mẹ không nên bế rung lắc  trẻ vì có thể làm bé hoảng sợ và dễ bị trào ngược dạ dày.

Nếu còn thắc mắc về việc nấc cụt ở trẻ sơ sinh, vui lòng liên hệ tổng đài 18001125 (miễn cước gọi) để được dược sĩ của chúng tôi  tư vấn.

5/5 - (1 vote)

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc