Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh, với hệ tiêu hóa còn non nớt và chưa được hoàn thiện, hơn nữa lại có sức đề kháng yếu nên thường mắc phải hội chứng rối loạn tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ phổ biến với những biểu hiện như: nôn trớ, tiêu chảy cấp, táo bón, đau bụng, đầy hơi, quấy khóc,… về lâu dài điều này ảnh hưởng rất lớn tới khả năng hấp thụ dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ để có cách phòng tránh và giải pháp kịp thời khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

4 nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Sức đề kháng yếu là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ

nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Sức đề kháng yếu là nguyên nhân dẫn tới nhiều bệnh ở trẻ trong đó có rối loạn tiêu hóa

Với trẻ sơ sinh, sau khi chào đời, bắt đầu tiếp xúc với môi trường mới trong khi đó sức đề kháng của trẻ lại vô cùng yếu ớt đây là một trong những điều kiện dễ dàng khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé và gây ra nhiều bệnh trong đó có bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh.

Đặc biệt, với những đứa trẻ sinh ra, chưa được tận hưởng dòng sữa bổ dưỡng, dồi dào sức đề kháng từ người mẹ do mẹ bị tắc sữa hoặc thiếu sữa cũng là nguy cơ cao dẫn đến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Chế độ dinh dưỡng bất hợp lý gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ

nguyên nhân rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý

Chế độ ăn uống không hợp lý khi hệ tiêu hóa còn kém là nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Đối với trẻ nhỏ, chế độ ăn uống, dinh dưỡng hàng ngày vô cùng quan trọng, không chỉ giúp trẻ có đầy đủ dinh dưỡng để phát triển mà còn nâng cao sức đề kháng để phòng ngừa lại bệnh tật.

Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ sức đề kháng yếu, hệ tiêu hóa non nớt chưa được hoàn thiện nên khi gặp chế độ ăn uống không hợp lý, thay đổi chế độ ăn uống không khoa học, thành phần thức ăn không phù hợp với lứa tuổi, thức ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh,… sẽ khiến trẻ mắc phải chứng bệnh rối loạn tiêu hóa.

Đối với trẻ sơ sinh, nguồn dinh dưỡng hoàn toàn từ sữa mẹ. Vì vậy, nếu chế độ ăn uống của mẹ không hợp lý, thực phẩm không đảm bảo cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh.

Do vậy, chế độ ăn uống đối với trẻ sơ sinh phải được chú trọng.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ do dùng thuốc kháng sinh

nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là do dùng thuốc kháng sinh

Trẻ em dùng thuốc kháng sinh không hợp lý cũng là nguyên nhân dẫn tới rối loạn tiêu hóa

Trẻ nhỏ nếu sử dụng thuốc kháng sinh để chữa bệnh cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa. Bởi lúc này, hệ miễn dịch cơ thể của trẻ vô cùng yếu, kháng sinh đi vào cơ thể không những tiêu diệt những vi khuẩn có hại mà còn tiêu diệt những vi khuẩn có lợi. Điều này dẫn tới những triệu chứng về rối loạn tiêu hóa ở trẻ như: táo bón, tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi,… ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Trẻ có thể mắc phải bệnh rối loạn tiêu hóa hoặc viêm đại tràng mãn tính dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch kém ở trẻ. Nếu trẻ nhà bạn bị bệnh, tốt nhất bạn nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ nhi khoa và thực hiện theo hướng dẫn bác sĩ, để hạn chế việc gây nên chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ.

Môi trường sống mất vệ sinh là nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Không chỉ có chế độ ăn uống không hợp lý, sức đề kháng yếu hay do dùng thuốc kháng sinh mà môi trường sống mất vệ sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ.

Bé chơi đồ chơi mất vệ sinh, bám vi sinh vật gây bệnh, sau khi đi vệ sinh không rửa tay hoặc không rửa tay sạch trước khi ăn chính là con đường khiến cho vi khuẩn xâm nhập nhanh chóng vào đường ruột, gây viêm nhiễm đường ruột dẫn đến bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho bé mẹ phải chú ý vệ sinh cơ thể bé cũng như đồ dùng, đồ chơi cho bé thật cẩn thận để bé không mắc bệnh rối loạn tiêu hóa cũng như những bệnh khác.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ, tuy nhiên 4 nguyên nhân trên là phổ biến nhất, các bậc cha mẹ có thể tham khảo để  có biện pháp phòng ngừa chứng bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ cũng như giúp trẻ luôn được an toàn và phát triển toàn diện.

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc