Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ hay nhiễm trùng đường ruột ở trẻ là hiện tượng rất phổ biến. Tùy vào từng trẻ cụ thể mà có những triệu chứng với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Đáng nói nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhiễm trùng đường ruột có thể gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bé, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

nhiem-khuan-duong-ruot-o-tre

Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ hay nhiễm trùng đường ruột ở trẻ là hiện tượng rất phổ biến

Triệu chứng và dấu hiệu

Tùy thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn, loại vi khuẩn và tình trạng sức khỏe của trẻ mà có những triệu chứng khác nhau. Để xác định xem trẻ có bị nhiễm trùng đường ruột hay không, bố mẹ có thể căn cứ vào một số dấu hiệu và triệu chứng dưới đây:

  • Ăn không ngon, chán ăn.
  • Quấy khóc.
  • Tiêu chảy.
  • Đau bụng, chuột rút.
  • Phân lỏng có lẫn chất nhầy và máu.
  • Sốt.
  • Buồn nôn, ói mửa.
  • Nếu kéo dài trẻ sẽ bị sụt cân, chậm lớn.

Tại sao bé bị nhiễm khuẩn đường ruột?

Trong những năm đầu đời (đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi), hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non nớt và yếu nên chính là môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn xâm nhập và gây tổn thương. Có rất nhiều loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng đường ruột ở trẻ gồm:

  • E.coli: Được tìm thấy trong rau sống và thịt bò.
  • Ersinia: Được tìm thấy trong thịt lợn.
  • Shigella: Được tìm thấy trong nước, chủ yếu là nước ở hồ bơi.
  • Salmonella: Được tìm thấy trong thịt, trứng và các sản phẩm từ sữa.
  • Sampylobacter: Được tìm thấy trong gia cầm và thịt.
  • Khuẩn tụ cầu: Được tìm thấy trong trứng, thịt và các sản phẩm sữa.
nguyen-nhan-gay-nhiem-khuan-duong-ruot-o-tre

Có rất nhiều loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng đường ruột ở trẻ

* Cơ chế gây bệnh: Các vi khuẩn xâm nhập qua con đường ăn uống, sau đó sẽ vào ruột, sinh sôi và tấn công cơ thể. Song song đó, các vi khuẩn sẽ sản xuất chất độc gây hại cho cơ thể. Vi khuẩn cũng có thể lây nhiễm qua đường tiếp xúc đồ dùng cá nhân, chân tay…

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường ruột ở trẻ

  • Những trẻ có sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu.
  • Thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc.
  • Thực phẩm chưa nấu chín kỹ, để ở bên ngoài quá lâu, không được hâm nóng lại.
  • Xuất hiện ổ dịch gần nơi ở.
  • Sống ở nơi đông đúc và đi du lịch.
  • Sử dụng thuốc làm giảm độ acid dạ dày.

Biến chứng khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Các biến chứng của bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ (thường gặp ở trẻ 3 tuổi, 4-5 tuổi) gồm đau cơ bắp, sốt cao, không có khả năng kiểm soát chuyển động ruột.

Một số vi khuẩn còn có thể gây ảnh hưởng tới thận, thiếu máu và làm chảy máu trong đường ruột. Đặc biệt nghiêm trọng hơn, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây tổn thương tới não và dẫn tới tử vong.

bien-chung-cua-nhiem-khuan-duong-ruot

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời nhiễm khuẩn đường ruột có thể gây tổn thương tới não và dẫn tới tử vong

Cách điều trị

Điều trị nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em thường khó khăn hơn so với nhiễm khuẩn đường ruột ở người lớn. Nguyên tắc chung trong cách chữa nhiễm khuẩn đường ruột cho bé là phải giữ đủ nước cho cơ thể và phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Bé bị nhiễm trùng đường ruột nhẹ

Mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà và theo dõi, chỉ khoảng 1-2 ngày (hoặc có thể lâu hơn) là tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột sẽ khỏi. Cụ thể mẹ nên:

  • Cho trẻ uống nước thường xuyên, đối với trẻ sơ sinh mẹ nên cho bé bú mẹ nhiều hơn.
  • Ăn và uống nhiều trái cây có kali như cam, chuối, nước dừa tươi. Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi mẹ chưa nên cho bé ăn.
  • Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, cố gắng cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé trong ngày.
  • Cho bé ăn các thức ăn đã nấu mềm, dễ nuốt và dễ tiêu hóa.
  • Bổ sung dung dịch oresol nếu cần.
  • Nếu bé còn bú mẹ, bạn có thể tăng thêm thời gian bú cũng như bữa bú cho trẻ.
  • Bổ sung nước cho bé bằng các loại nước trái cây pha loãng, nước cháo muối.
  • Những thực phẩm cần ưu tiên như gạo, giá đỗ, khoai tây, thịt gà hay bò, trứng sữa…

Bên cạnh đó, các mẹ cũng đừng quên bổ sung các loại quả tươi dinh dưỡng vào bữa ăn của con như cam, chuối, đu đủ, xoài… Đồng thời, cần tránh những loại thực phẩm có chứa chất xơ dồi dào như bắp hạt, rau cần, măng, rau bí…và các loại nước uống có ga hay đồ ăn lạnh.

Bé bị nhiễm khuẩn đường ruột nặng

Khi thấy nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ có những biểu hiện sau, bố mẹ nên đưa bé đi khám ngay lập tức:

  • Trẻ bị tiêu chảy 5-6 lần/giờ kèm theo sốt.
  • Phân lỏng, có lẫn chất nhầy và máu hoặc phân toàn nước, đục.
  • Trẻ không tiểu tiện và tiểu tiện rất ít.
  • Trẻ vã mồ hôi, lừ đừ, tay chân lạnh.
  • Trẻ nôn mửa nhiều và không ăn uống được.
cach-dieu-tri-nhiem-khuan-duong-ruot-o-tre

Nên đưa trẻ đến bác sĩ khi có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn đường ruột

Lưu ý: Bố mẹ không tự ý mua thuốc kháng sinh hay thuốc cầm đi ngoài dùng trẻ vì điều này có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Chỉ sử dụng thuốc khi có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ.

Phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em bằng cách nào?

– Vệ sinh có thể cho trẻ sạch sẽ, hướng dẫn trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đồ chơi.

– Tránh để bé tiếp xúc với những người đang bị bệnh.

– Lựa chọn thực phẩm tươi ngon, chế biến sạch và nấu chín kỹ.

– Hạn chế ăn các đồ ăn sống, uống sữa chưa tiệt trùng.

– Vệ sinh nhà bếp sạch sẽ, sử dụng thớt và dao riêng cho đồ sống, đồ chín.

– Bảo quản thực phẩm, thức ăn cẩn thận, không nên để ở bên ngoài quá lâu.

– Các món ăn cần được chế biến kỹ lưỡng, ưu tiên những loại giàu dinh dưỡng dưới dạng lỏng hay mềm để giúp trẻ dễ tiêu hoá và hấp thụ như sữa, cháo, súp, nước trái cây…

– Vào thời điểm này, mẹ cũng cần chú ý đến khẩu vị của bé như thường xuyên thay đổi món ăn theo sở thích, nhu cầu của trẻ.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, cha mẹ có thể phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em bằng chế độ ăn uống, vệ sinh và lối sống khoa học, lành mạnh. Khi thấy có biểu hiện bệnh, cần chăm sóc bé đúng cách để giúp bé phục hồi nhanh chóng.

Trong trường hợp đã điều trị tại nhà nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

 

Rate this post

Danh sách nhà thuốc