Nhiễm trùng tiêu hóa ở trẻ là gì? Bố mẹ nên làm gì?

Nhiễm trùng tiêu hóa là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng tiêu hóa có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy nhiễm trùng tiêu hóa là gì? Dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng đường tiêu hóa thế nào? Nguyên nhân và cách điều trị nhiễm trùng tiêu hóa ở trẻ ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây các mẹ nhé!

Nhiễm trùng tiêu hóa có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ

Triệu chứng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa ở trẻ

Bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa ở trẻ em thường có các triệu chứng và dấu hiệu dưới đây:

  • Tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, nặng hơn có thể có máu, phân toàn nước.
  • Đau bụng dữ dội.
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao.
  • Xanh xao, hốc hác, mắt trũng do mất nước.
  • Lười ăn, bỏ bú.
  • Có thể buồn nôn hoặc nôn nhiều.

Khi nào mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ?

Mẹ cần đưa trẻ đi đến bác sĩ ngay lập tức khi thấy con xuất hiện các dấu hiệu bất thường như:

  • Trẻ bị tiêu chảy từ 5-6 lần/giờ.
  • Phân của trẻ toàn nước, nước phân đục, có kèm theo chất nhầy và máu.
  • Đi tiểu ít kèm theo sốt.
  • Trẻ ra nhiều mồ hôi, lừ đừ, tay chân lạnh.
  • Trẻ bỏ bú, biếng ăn.
  • Nôn mửa nhiều.
trieu-chung-tre-bi-nhiem-trung-tieu-hoa

Đi ngoài liên tục là một trong những triệu chứng trẻ bị nhiễm trùng tiêu hóa

Đâu là nguyên nhân trẻ bị nhiễm trùng đường tiêu hoá?

Nguyên nhân nhiễm khuẩn đường tiêu hóa ở trẻ gồm:

– Do thành ruột của bé còn yếu, mỏng nên rất dễ bị vi rút tấn công, gây tổn thương và gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

– Hệ miễn dịch của trẻ kém và chưa hoàn thiện khiến cho vi khuẩn dễ dàng sinh sôi và phát triển.

– Trẻ nhỏ thường có thói quen ngậm đồ chơi, ngậm đồ vật, đưa tay vào miệng mút khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.

–  Trẻ ăn phải các thực phẩm có nhiều hóa chất, thuốc trừ sâu hoặc bị nhiễm khuẩn.

– Quá trình chế biến thực phẩm không sạch sẽ, thức ăn không được nấu chín hoặc để quá lâu trong tủ lạnh.

– Trẻ thường xuyên tiếp xúc với gia cầm, vật nuôi cũng có nguy cơ bị mắc bệnh lý nhiễm trùng tiêu hóa cao hơn.

nguyen-nhan-tre-bi-nhiem-trung-tieu-hoa

Do thành ruột của bé còn yếu, mỏng nên rất dễ bị vi rút tấn công, gây tổn thương và gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

Cách điều trị nhiễm trùng tiêu hóa ở trẻ

Thông thường, khi nhận thấy bé bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, hầu hết các bố mẹ đều đặt câu hỏi nhiễm trùng tiêu hóa uống thuốc gì nhanh khỏi? Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo, bố mẹ không nên tự ý mua thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng tiêu hóa, thuốc đau bụng hay thuốc tiêu chảy về cho bé uống. Việc đầu tiên bố mẹ nên làm đó là đưa trẻ tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị đúng cách.

Song song với việc điều trị, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, việc chăm sóc tại nhà cũng giúp bé mau khỏi bệnh hơn:

+ Cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể bé bằng cách cho bé uống nhiều nước lọc, nước ép hoa quả kết hợp uống bù nước oresol.

+ Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên ép trẻ ăn quá nhiều.

+ Nên cho trẻ ăn các món ăn nấu mền, chín nhừ như súp, cháo… để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

+ Thay đổi thực đơn ăn uống hàng ngày để kích thích vị giác, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

+ Nếu như trẻ còn bú mẹ, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn. Nếu bé không bú được, mẹ hãy vắt sữa ra và cho bé uống bình hoặc đút cho bé bằng thìa.

cach-dieu-tri-nhiem-trung-tieu-hoa

Cung cấp đầy đủ lượng nước và vitamin cần thiết cho cơ thể bé

Nhiễm trùng tiêu hóa nên ăn gì và không nên ăn gì?

Trẻ bị nhiễm trùng tiêu hóa nên ăn gì và không nên ăn gì là vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm tìm hiểu. Lý do là bởi chế độ ăn uống đóng hỗ trợ rất nhiều trong việc điều trị nhiễm khuẩn tiêu hoá ở trẻ em, giúp hệ tiêu hóa của trẻ mau phục hồi.

Theo đó, các thực phẩm nên ăn khi bị nhiễm trùng tiêu hóa gồm có: gạo, khoai tây, các loại giá đỗ xanh; rau quả có màu xanh đậm, vàng hay đỏ; thịt bò, gà, thịt thăn lợn; sữa, trứng; mỡ lợn, mỡ gà, dầu thực vật; những loại hoa quả tươi như cam, chuối, xoài, bưởi, đu đủ, nước dừa…

Các loại thực phẩm cần tránh cho trẻ ăn như rau cần, ngô hạt, đậu đỗ nguyên hạt, măng, rau bí; các ăn đồ lạnh, kem, nước ngọt có ga…

Làm thế nào phòng bệnh nhiễm trùng đường tiêu hoá cho trẻ?

Để phòng bệnh nhiễm khuẩn tiêu hóa ở trẻ em, các bậc cha mẹ cần:

  • Tập cho bé thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc chạm vào đồ vật.
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi.
  • Mua thực phẩm ở những nơi có uy tín và đảm bảo an toàn.
  • Thường xuyên vệ sinh đồ chơi của bé và các dụng cụ nấu ăn.
  • Không cho trẻ ăn thức đã bảo quản trong tủ lạnh quá lâu, tốt nhất cho bé ăn đồ tươi và nên ăn hết trong ngày.
  • Không nên để trẻ ôm ấp hoặc tiếp xúc nhiều với các vật nuôi trong nhà.
  • Cho trẻ uống men vi sinh nhằm tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch.

Nhiễm trùng tiêu hoá ở trẻ có những triệu chứng và nguyên nhân rất rõ ràng. Việc phát hiện tình trạng bệnh sớm sẽ giúp bố mẹ có biện pháp chăm sóc và trẻ được điều trị kịp thời để phục hồi sức khỏe nhanh nhất. Hy vọng qua bài viết này bố mẹ đã phần nào hiểu rõ hơn về bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa ở trẻ. Chúc các bé luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện!

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.

Rate this post

Danh sách nhà thuốc